CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẨY MẠNH KINH TẾ HÓA TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.3. Kinh nghiệm của các nước phát triển
3.3.2. Áp dụng công cụ thị trường tại một số nước phát triển
Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức), Nhật Bản là các quốc gia thuộc nhóm có các hoạt động môi trường hiệu quả và tích cực nhất. Thêm vào đó, các quốc gia này tham gia hết sức tích cực và nghiêm túc vào các cam kết quốc tế cũng như luôn nằm trong nhóm các nhà tài trợ lớn nhất cho lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.
Cộng hòa Liên bang Đức
Chính sách môi trường của Đức dựa trên 3 nguyên tắc (PPP, phòng ngừa và hợp tác). Nguyên tắc PPP có nền tảng vững chắc và được áp dụng hết sức rộng rãi, đặc biệt trong các lĩnh vực chất gây ô nhiễm không khí truyền thống, quản lý rác thải và nước thải sinh hoạt. Bảng sau liệt kê EIs mà chính phủ Đức đang sử dụng.
Bảng 3.2. Các công cụ kinh tế được áp dụng tại Đức Hệ thống phí Hệ thống
giấy phép Trợ cấp Ghi chú
- Phí rác thải (phụ thuộc vào thể tích, khối lượng và loại rác)
- Hệ thống đặt cọc, hoàn trả đối với vỏ đồ uống
- Phí khai thác nước dùng trong công nghiệp, tại nơi công cộng
- Phí nước sinh hoạt - Phí nước thải sinh hoạt
- Phí nước thải công nghiệp (tuy theo thể tích)
- Phí đền bù khi tiếp xúc với thiên nhiên - Thuế năng lượng sinh hoạt (sưởi) - Thuế nhiên liệu, thuế phương tiện giao thông, thuế đường cao tốc
- Phí cấp phép cho các cơ sở thu mua và xử lý
- Trợ cấp về môi trường và tiết kiệm năng lượng (Chương trình ERP, chương trình DtA) - Đầu tư và khoản vay hỗ trợ chất lượng môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo (chương trình KfW)
- Áp dụng công nghệ, BAT, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xanh (Chương trình đầu tư Bộ Môi trường)
- Hỗ trợ giảm ô nhiễm xuyên biên giới; tăng cường năng lực quản lý (Chương trình Bộ Môi trường)
- Bảo hiểm, quỹ tín thác khuyến khích đầu tư sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ xanh
- Xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải (các bang phối hợp với Bộ Kinh tế và Công nghiệp)
- Hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng năng lượng mặt trời (Chương trình 100.000 mái nhà của KfW)
- Các mức thuế có thể khác nhau - Có khả năng giảm thuế tùy thuộc mục đích của hành động và mức độ tuân thủ các quy chế - Quy định của từng bang có thể khác nhau
Nguồn: Báo cáo OECD hoạt động môi trường của Đức, 2001.
Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất của Đức tham gia vào Hệ thống Kiểm toán và Quản lý sinh thái của EU (EMAS) hoặc được cấp chứng chỉ ISO 14001 (đến cuối thập kỷ 90, con số này là 2300 đơn vị tham gia vào hệ thống quản lý sinh thái, 1800 đơn vị tham gia hệ thống kiểm toán). Đức thuộc nhóm nước có tỷ lệ tham gia cao nhất. Các ngành dịch vụ như ngành bán lẻ, giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, truyền thông, y tế, trường học và cơ quan hành chính địa phương được khuyến khích, hỗ trợ để xác định và cải thiện hoạt động và quản lý môi trường.
Thay vì cắt giảm các trợ cấp xám, Đức tăng cường các khoản trợ cấp xanh dưới hình thức khoản vay ưu đãi, tài trợ và vay bảo đảm để khuyến khích đầu tư và cải tiến các mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng giảm ô nhiễm, thân thiện với môi trường. Ở cấp liên bang, các ví dụ tiêu biểu nhất là Chương trình ERP vì Môi trường và Bảo tồn năng lượng, Chương trình Môi trường của Ngân hàng Bình ổn Đức (DtA) và Chương trình Môi trường của Ngân hàng Phát triển Đức (KfW).
Chính phủ Đức còn đặt ra mối quan tâm lớn tới vấn đề đầu tư thân thiện với môi trường đồng thời không gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng khi Đức có những mục tiêu môi trường hết sức tham vọng (cắt giảm khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, v.v) và áp dụng các EIs mới. Ngân sách cho môi trường của Đức (cắt giảm và kiểm soát ô nhiễm; cung cấp nước, bảo vệ đất và nguồn nước ngầm, phục hồi các khu vực bị ô nhiễm và bảo tồn thiên nhiên) thuộc nhóm đầu tiên trong các nước thành viên của OECD, với tỷ trọng trong GDP là 2,5%.
Theo Báo cáo OECD về Hoạt động môi trường (2001), Đức vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng tới việc kết hợp hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Ủy ban Phát triển bền vững là diễn đàn để chia sẻ, tạo dựng sự đồng thuận và giải quyết các mâu thuẫn. Cần tăng cường các cơ chế thể chế khuyến khích phối hợp chính sách theo chiều ngang với sự tham gia tích cực và có kế hoạch của các bộ ngành liên quan. Hợp tác theo chiều dọc cũng cần được đẩy mạnh giữa các cấp chính quyền, giữa các bang và giữa bang – liên bang.
Nỗ lực xanh hóa ngân sách cần được tăng cường. Việc lồng ghép các vấn đề về môi
trường trong các quyết định các ngành cần hiệu quả hơn. Những khoản trợ cấp không thân thiện với môi trường cần dần được loại bỏ.
Nhật Bản
Khái niệm “phát triển bền vững” trở thành khái niệm trung tâm trong thiết kế chính sách chiến lược của Nhật Bản. Chiến lược Xã hội bền vững trong thế kỷ 21 của Nhật Bản được Chính phủ Nhật Bản thông qua năm 2007. Mô hình xã hội bền vững dựa trên 3 trụ cột: xã hội nền kinh tế các-bon thấp, chu trình vật liệu hợp lý và hòa hợp với thiên nhiên (Hình dưới).
Hình 3.1. Ba trụ cột của xã hội Nhật Bản bền vững
Nguồn: Báo cáo OECD về hoạt động môi trường tại Nhật Bản (2010)
Chiến lược kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các tổ chức, sự tham gia sâu rộng hơn của các chủ thể kinh tế xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế. Cải tiến sinh thái (eco-innovation) là khái niệm cốt lõi của chiến lược, đây là công cụ giải quyết các vấn đề môi trường và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Kế hoạch môi trường căn bản nhiều năm theo quy định của Luật Môi trường cơ bản là nội dung chủ yếu của nhiều chính sách môi trường và đề cập tới sự lồng ghép các vấn đề về môi trường trong chính sách của các ngành kinh tế.
Khác với các nước thành viên OECD khác, hệ thống thuế của Nhật Bản không mang lại nguồn thu chính cho chính phủ Nhật Bản (tỷ lệ thuế trong GDP là 28,3%
(2007), so với mức trung bình 35,8% của OECD). Nguồn thu thuế gián tiếp từ hàng hóa và dịch vụ cũng thấp hơn nhiều so với mức chung (18% so với 32% (2007)).
Tương tự như các nước OECD khác, các thuế môi trường của Nhật Bản chủ yếu dành cho lĩnh vực năng lượng và phương tiện vận tải. Hệ thống thuế môi trường của Nhật Bản đa dạng và được quản lý ở cấp địa phương. Nguồn thu từ thuế môi trường đã tăng lên 6% giai đoạn 2000-2007 và chiếm 1,7% GDP của Nhật Bản trong năm 2007. Thuế năng lượng cũng không có vai trò quá lớn, chiếm tỷ trọng dưới 60% của nguồn thu từ thuế.
Nguồn thu từ thuế môi trường tại Nhật Bản được phân bổ theo một số mục đích. Nguồn thu từ thuế dầu mỏ và than đá để chi cho bảo tồn năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, dự trữ và phát triển dầu. Thu thuế từ nhiên liệu máy bay dùng để hỗ trợ xây dựng và bảo trì sân bay. Thuế phát triển nguồn điện giúp tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và lắp đặt các trạm điện. Chính phủ Nhật đã quyết định bãi bỏ việc trích một phần khoản thu để xây dựng và duy tu đường xá.
Nhật Bản đánh thuế mua và sở hữu phương tiện giao thông ở cấp tỉnh và cấp quốc gia. Các thuế này được thiết kế không dựa trên mức tiết kiệm nhiên liệu hay tác động môi trường của phương tiện. Tuy nhiên, Nhật Bản đã xây dựng các mức thuế khác nhau cho các phương tiện khác nhau để khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nhật Bản có hệ thống phí phân cấp đối với nguồn nước sinh hoạt và hệ thống vệ sinh. Các mức phí này giúp tăng doanh thu và khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước, trang trải được chi phớ vận hành và bảo trỡ, cựng với 1/3 cho tới ẵ chi phi tư bản. Mức phí sử dụng nước sinh hoạt và công nghiệp với mức phí ngày càng tăng sau một thể tích sử dụng nhất định vừa khuyến khích tiết kiệm vừa khuyến khích lắp đặt hệ thống nước với các ống có kích cỡ khác nhau.
Hệ thống phí để quản lý chất thải tại hộ gia đình và doanh nghiệp đã có những bước tiến, song việc bồi hoàn chi phí cho các dịch vụ thu nhặt rác thải ở địa phương
vẫn rất thấp, chỉ tăng từ 6% năm 2000 lên 13% năm 2009. Đối với rác thải công nghiệp, 27 trong số 47 tỉnh và 1 (Kitakyushu) trong số 60 đô thị cấp quốc gia của Nhật Bản có đưa vào mức thuế chôn lấp rác thải công nghiệp. Khoảng 0,5% nguồn thu thuế là từ thuế phát thải SOx. Thuế này được thiết kế trong khuôn khổ Luật Đền bù tổn hại sức khỏe do ô nhiễm (1973) và được dùng để đền bù cho các nạn nhân chịu thảm họa ô nhiễm không khí giai đoạn 1987. Mức thuế cụ thể do những tổ chức/cá nhân phát thải đóng góp theo tỷ lệ phát thải giai đoạn 1982 – 1986 (60%
nguồn thu) và mức phát thải hàng năm hiện nay (40%).
Ngoài các loại thuế và phí, Nhật Bản có những hỗ trợ tài chính cho hộ gia đình và doanh nghiệp. Hộ gia đình có thể nhận được tín dụng thuế khi mua nhà và lắp đặt thiết bị đạt tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng. Tương tự, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ tín dụng thuế hoặc mức khấu hao máy móc ưu đãi đối với chi phí đầu tư cải thiện hoạt động môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Đầu tư cho R&D cũng được hưởng tín dụng thuế.
Chương trình Khuyến khích Phương tiện xanh hỗ trợ việc mua ô-tô vừa nằm trong gói kích cầu kinh tế vừa khuyến khích chuyển đổi phương tiện đạt tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng. Chính phủ Nhật Bản chi 370 tỉ Y (khoảng 3,7 tỉ USD) cho chương trình (kết thúc cuối năm 2010). Chương trình Điểm sinh thái được phát động vào giữa năm 2009 (đến 12/2010) khuyến khích hộ gia đình mua các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. Hộ gia đình sẽ được tích điểm dựa theo hóa đơn mua hàng (có hoặc không đổi với các thiết bị cũ) và có thể dùng để thanh toán các hàng hóa dịch vụ khác. Chi phí cho chương trình này vào khoảng 230 tỉ Y (khoảng 2,3 tỉ USD).
Các loại hình trợ cấp khiến việc áp dụng nguyên tắc PPP không thống nhất, đặt gánh nặng lên ngân sách nhà nước, thậm chí có thể có tác động tiêu cực tới môi trường bởi chúng ảnh hưởng tới quyết định sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, những khoản trợ cấp có tác dụng không như mong muốn cần được đánh giá lại để tăng hiệu suất (hiệu quả cao với chi phí thấp nhất) của các biện pháp, chính sách.
Hiệp hội Môi trường Nhật Bản (JEA) trực thuộc Bộ Môi trường quản lý hệ thống chứng nhận sản phẩm môi trường Nhật Bản, chương trình Nhãn sinh thái.
Các sản phẩm được dán nhãn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường giúp giảm thiểu hiệu quả hơn các tác động đối với môi trường trong suốt vòng đời của mình, từ khâu khai thác nguyên liệu tới khi bị loại bỏ. Những doanh nghiệp có nguyện vọng dán nhãn sinh thái cần trả phí thường niên tùy theo doanh thu. Năm 2007 đã có 4617 sản phẩm thuộc 47 nhóm sản phẩm được dán nhãn sinh thái. JEA mong muốn tăng số sản phẩm lên 6000 sản phẩm thuộc 51 nhóm vào năm 2012.
Thị phần của các sản phẩm được dán nhãn tăng dần. Theo ước tính, việc sử dụng các sản phẩm này giúp làm giảm phát thải CO2, giảm tiêu thụ tài nguyên cũng như rác thải về sau.