Thực trạng cơ chế xin-cho, bao cấp trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.2. Thực trạng về cơ chế bao cấp, xin cho trong QLTN&BVMT

2.2.1. Thực trạng cơ chế xin-cho, bao cấp trong lĩnh vực đất đai

Được quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật đất đai năm 2003, nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;

b) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;

c) Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

d) Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;

đ) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;

e) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;

b) Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh;

c) Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp;

d) Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích;

đ) Cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm;

e) Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 24 Luật Đất đai năm 2003:

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là mười năm.

2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm".

Điều 26 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:

1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.

2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này".

Cùng với các quy định của Luật, các quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng đã quy định cụ thể về nội dung quy hoạch như: quy hoạch sử dụng đất các cấp, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thủ tục, trình tự lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...

Những kết quả đạt được

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tại mỗi địa phương, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa bảo đảm các mục tiêu ổn định xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành căn cứ để tiến hành thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hiệu quả, hợp lý tránh tình trạng “vô chủ” ở đất như những thời kỳ trước; đã cơ bản chấm dứt tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hạn chế rõ rệt việc tùy tiện chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, bảo đảm diệc tích đất có rừng hợp lý.

- Luật Đất đai không giao cho phường, thị trấn, các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị lập quy hoạch sử dụng đất mà do UBND cấp trên trực tiếp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời có những quy định cụ thể để tránh tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất “treo”.

- Công khai quy hoạch là một cách thức bảo đảm sự công bằng và hợp lý chủ động trong việc tiếp cận các thông tin về chính sách pháp luật đất đai.

Đánh giá những tồn tại, bất cập

- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao. Quy hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp, độ chênh lệch giữa dự báo trong quy hoạch, kế hoạch và thực hiện trong thực tế còn lớn.

- Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Tình trạng “quy hoạch treo”

vẫn tồn tại. Do công tác dự báo yếu, thiếu căn cứ khoa học nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian ngắn, thiếu tính ổn định.

- Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, tính khả thi thấp; việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa trở thành ý thức trong các cơ quan và người quản lý.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phê duyệt còn chậm, tính khả thi chưa cao, việc công khai hoá làm chưa tốt, thực hiện còn nhiều hạn chế. Một số dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vừa được phê duyệt đã phải điều chỉnh. Việc tổ

chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được các cấp, các ngành coi trọng; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịp thời; không thực hiện được kiểm tra, đánh giá hiệu quả. Có số liệu về kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm thấy rằng chỉ đạt bình quân 60% so với kế hoạch được duyệt.

- Các yếu tố môi trường vẫn chưa được lồng ghép một cách hiệu quả vào quá trình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

- Luật Đất đai năm 2003 quy định kỳ kế hoạch sử dụng đất nói chung của tất cả các cấp là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ là bộ phận cấu thành của kế hoạch sử dụng đất 5 năm và không có giá trị pháp lý độc lập. Tuy vậy cho đến nay vẫn có địa phương tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trong khi chưa có hoặc chưa được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm. Điều đó khiến cho kế hoạch sử dụng đất không bảo đảm được tính ổn định lâu dài.

- Việc ban hành nghị quyết xét duyệt, điều chỉnh của Chính phủ đòi hỏi phải theo quy trình với thời gian khá dài, trong khi nhiều trường hợp, nhất là những trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đòi hỏi phải thực hiện nhanh, kịp thời.

- Việc quy định thời gian giải quyết 38 ngày làm việc không kể thời gian Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) hoàn chỉnh hồ sơ, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và thời gian Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do vậy, nhiều khi cấp có thẩm quyền vẫn kéo dài thời gian phê duyệt, không đáp ứng được yêu cầu quản lý của địa phương.

(2) Cơ chế giao đất, cho thuê đất

Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 122 của Luật Đất đai và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. Nhìn chung, các quy định hiện hành đã quy định rõ trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao, cho thuê đất nông nghiệp, giao đất ở, trình tự thủ tục giao đất đã giải phóng mặt bằng và đối với trường hợp đất chưa được giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, trình tự thủ tục giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Hiện nay, khi một nhà đầu tư muốn có đất để thực hiện dự án thường phải trải qua các loại công việc sau:

- Giới thiệu địa điểm;

- Lập dự án đầu tư, xét duyệt hoặc cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư;

- Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng;

- Giao đất hoặc thuê đất;

- Lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế xây dựng công trình.

Các công việc trên được quy định tại 03 hệ thống văn bản pháp luật khác nhau như pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng; trong đó, một số nội dung công việc còn có quy định khác nhau giữa các văn bản pháp luật hoặc còn thiếu sự kết hợp các công việc tại mỗi cơ quan nên có tình trạng nhà đầu tư phải qua nhiều cửa, khi giải quyết từng loại công việc lại phải chờ kết quả từ công việc kia, dẫn đến kéo dài thời gian, mất cơ hội đầu tư.

Rõ ràng, quy định của pháp luật hiện hành đã tạo ra một hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh cho việc triển khai công tác giao đất, cho thuê đất. Cơ chế hành chính trong giao đất, thuê đất đang dần được thay thế bởi cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đã làm tăng thu cho ngân sách nhà nước mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Đã thực hiện phân cấp triệt để trong thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tạo điều kiện cho địa phương chủ động trong công tác giao đất, cho thuê đất. Quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đơn giản, minh bạch; cơ chế “một cửa” liên thông đã được thực hiện nhiều nơi, thuận tiện cho người làm thủ tục)

Tuy nhiên, quy định về căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất còn phức tạp, khó thực thi. Quy định cần phải có xác nhận của địa phương khác mà nhà đầu tư đang sử dụng đất khi thẩm định nhu cầu sử dụng đất gây khó khăn cho việc thực hiện và không đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Quyền lựa chọn hình thức thuê đất giữa tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài là chưa bình đẳng (tổ chức kinh tế trong nước chỉ được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, trong khi đó tổ chức, cá nhân nước ngoài lại được lựa

chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê). Việc xác định thế nào là đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh và đất để xây dựng công trình công cộng không có mục đích kinh doanh trên thực tế là rất khó khăn.

(3) Chuyển mục đích sử dụng đất

- Chưa có quy định việc thực hiện đồng thời thủ tục chuyển mục đích sử dụng với thủ tục tách thửa. Các địa phương hiện nay yêu cầu người sử dụng đất phải làm thủ tục tách thửa rồi mới làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất gây phiền hà cho dân.

- Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép: Quy định thời hạn giải quyết không quá mười tám (18) ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý là dài vì đây là trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép mà chỉ đăng ký chuyển mục đích.

- Chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất có tài sản gắn liền với đất là công sản: Chưa có quy định cụ thể thời gian thực hiện, nhất là thời gian Bộ Tài chính có văn bản thỏa thuận cho phép chuyển công năng sử dụng của công sản đó.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)