CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.3. Thực trạng về sử dụng các công cụ kinh tế trong QLTN&BVMT
2.3.2. Công cụ phí và lệ phí về tài nguyên và môi trường
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc phát triển và sử dụng các loại phí môi trường còn khá hạn chế. Cho tới thời điểm hiện tại, nước ta mới có 3 loại phí môi trường là phí nước thải, phí chất thải rắn và phí khai thác khoáng sản. Một số loại phí khác hiện nay đang được nghiên cứu và hy vọng có thể ban hành và áp dụng là phí ô nhiễm không khí, phí xăng dầu…
Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở: (1) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; (2) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; (3) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.
(1) Phí nước thải
Đây là CCKT đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và thể hiện một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam. Nội dung của chính của các quy định về phí nước thải tập trung chủ yếu vào đối tượng là nước thải công nghiệp. Phí nước thải sản xuất được tính dựa trên tổng lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải thực tế của cơ sở sản xuất. Khi thay đổi nguyên liệu, sản phẩm; thay đổi dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ; lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản để được xác định lại mức phí phải nộp cho phù hợp.
Năm 2004 cả nước đã thu được 6,83 tỷ đồng tiền thu phí nước thải công nghiệp, năm 2005 là 27,81 tỷ đồng, năm 2009 là 62,25 tỷ đồng. Đã có 54/64 tỉnh thành trong cả nước thực hiện việc thu phí. Trong đó có 20 tỉnh chưa thực hiện được thu phí nước thải công nghiệp. Sau gần 10 năm thực hiện thu phí nước thải, mặc dù đã đạt được những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu và nộp phí
nước thải ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với số phí ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng...
Nguyên nhân chính dẫn đến việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải chưa triệt để, xuất phát từ mâu thuẫn giữa Nghị định 67 với Nghị định 60/2003/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách ra đời cùng thời điểm. Theo đó, phí do địa phương thu và chuyển vào ngân sách địa phương thì phải để lại cho địa phương...Đặc biệt, có sự mâu thuẫn giữa Nghị định 67 và Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; mâu thuẫn, bất cập giữa Nghị định 67 và Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Hiện chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp của các doanh nghiệp đã dừng hoạt động hoặc giải thể. Việc nộp phí về Quỹ Bảo vệ Môi trường (40%) mới chỉ được thực hiện ở rất ít các tỉnh, thành phố với số phí rất thấp so với phí phải nộp theo quy định.
(2) Phí rác thải
Phí rác thải hiện nay được quy định tại Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó có quy định mức thu phí BVMT đối với chất thải rắn được quy định như sau:
Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.
Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
Đây chỉ là mức quy định chung, còn trong thực tế, việc xác định phí cho phép các địa phương căn cứ quy định về mức thu phí và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với từng loại chất thải rắn, ở từng địa bàn và từng loại đối tượng nộp phí tại địa phương.
Các phí dịch vụ môi trường thu gom và xử lý rác thải cũng chưa có sự thống nhất trên phạm vi cả nước, phí này được hình thành trên cơ sở thoả thuận theo cơ
chế thị trường cụ thể là thỏa thuận giữa các công ty vệ sinh môi trường (bên thu gom xử lý) và các công ty sản xuất dịch vụ (bên phát thải). Phương xây dựng các định mức thu phí chủ yếu dựa trên pháp lệnh chung về Phí và Lệ phí 2008, do vậy mức thu phí có thể khác nhau.
(3) Phí khai thác khoáng sản
Đối tượng chịu phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít, dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và các loại khoáng sản khác. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định bằng số tiền tuyệt đối tính trên một đơn vị sản phẩm khoáng sản tại nơi khai thác.
Bảng 2.9: Mức thu phí đối với các hoạt động khai thác khoáng sản TT Loại khoáng sản Đơn vị
tính
Mức thu tối đa
(đ)
TT Loại khoáng sản
Đơn vị tính
Mức thu tối đa
(đ) Dầu thô: 100.000 đồng/tấn; Khí thiên
nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
6 Than:
1 Đá: a Than đá tấn 6.000
a Đá ốp lát, làm mỹ
nghệ m3 50.000 b Than bùn tấn
2.000 b Quặng đá quý tấn 50.000 c Các loại than
khác
tấn 4.000
c Đá làm vật liệu xây dựng thông thường
m3 1.000 7 Nước khoáng
thiên nhiên m3 2.000 d Các loại đá khác m3 2.000 8 Sa khoáng titan tấn 50.000
2 Fenspat m3 20.000 9 Quặng apatít tấn 3.000
3 Sỏi, cuội, sạn m3
4.000 10 Quặng khoáng sản kim loại
tấn Nguồn: Nghị định số 82/2009/NĐ-CP
Biểu tính phí trên cho thấy các hoạt động khai thác khoáng sản phải nộp phí ít hơn so với các hoạt động phải đóng thuế tài nguyên và chỉ quy định mức trần mà không quy định mức sàn là nguyên nhân gây ra những tiêu cực trong việc quy định mức tính phí tại mỗi địa phương. Ngoài ra, nhìn chung, mức phí là quá thấp và mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm chính là quặng, dầu và sa khoáng, còn đối với các hoạt động khác thì chưa được quan tâm trong khi mức độ ảnh hưởng môi trường của các hoạt động này không khác nhau mấy.
(4) Lệ phí trước bạ (đối với nhà đất)
Thực hiện theo quy định của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ và Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính; Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 và Thông tư số 79/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2008/NĐ-CP. Từ ngày 10/6/ 2010 thực hiện theo Thông tư số 68/2010 /TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn về lệ phí trước bạ”