Thực trạng về thương mại hóa thông tin, dữ liệu về TN&MT

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 96 - 100)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.4. Thực trạng về phát triển các loại thị trường về TN&MT và thương mại hóa thông tin, dữ liệu về TN&MT

2.4.3. Thực trạng về thương mại hóa thông tin, dữ liệu về TN&MT

(1) Đối với thông tin, dữ liệu về khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí

Hiện nay phí khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu KTTV, môi trương nước và không khí.

Việc thu phí áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí được thu thập từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn cố định và các điểm đo đạc khảo sát quản lý tại Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Không thu phí đối với việc khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí phục vụ cho các mục đích: Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước phục vụ các nhu cầu chung của toàn xã hội; Phục vụ nhu cầu quốc phòng và an ninh quốc gia; Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Theo quy định này phí khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và được phân bổ như sau:

- Đơn vị cung cấp tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí là đơn vị thu phí được trích để lại 70% (bảy mươi phần trăm) để chi dùng cho các nội dung: Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định, trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí; Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí.

- Đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp 30% (ba mươi phần trăm) số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

(2) Đối với thông tin về đất đai

Hiện nay, chưa có văn bản chung cho cả nước về thu phí trong việc cung cấp thông tin về đất đai, tuy nhiên một số tỉnh/thành phố đã ban hành quy định về vấn đề này như:

- Tại Tiền Giang, UBND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 239/2010/NQ- HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2010 Quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai tại các cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:

 Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là khoản thu đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu đất đai của cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu đất đai nhằm bù đắp chi phí quản lý, phục vụ khai thác việc sử dụng tài liệu đất đai của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu.

 Đối tượng thu và mức thu:

Đối tượng thu phí: bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (kể cả cá nhân và tổ chức nước ngoài) được phép khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.

Mức thu phí: không quá 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu).

Đối tượng miễn thu phí: Hộ gia đình được cấp sổ chứng nhận hộ nghèo; Hộ gia đình mà trong hộ khẩu có người là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh, người được hưởng tuất liệt sĩ.

Đối tượng không thu phí: Các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan nhà nước (kể cả cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng) khai thác, sử dụng tài liệu đất đai phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.

 Quản lý và sử dụng tiền thu phí:

Đơn vị thu phí được để lại 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thực hiện công việc thu phí theo quy định. Số tiền còn lại (50%) đơn vị thu phí phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Hiện nay thương mại hóa thông tin, dữ liệu về TN&MT còn đơn lẽ, theo kiểu mạnh ai nấy làm mà chưa có những định hướng và chính sách từ phía các cơ quan quản lý Chính phủ để nâng cao hiệu quả và tăng nguồn thu từ loại hình này. Do không được thương mại hóa thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch trong việc tiếp cận thông tin và cũng chính là kẻ hở cho tình trạng tham nhũng trong một số lĩnh vực về tài nguyên và môi trường hiện nay.

Ví dụ như vấn đề tiếp cận thông tin về diện tích/ ranh giới theo chiều sâu khu vực khai thác, trữ lượng khoáng sản, yêu cầu về giấy tờ, thủ tục xin giấy phép, cơ quan/

cá nhân trực tiếp thụ lý hồ sơ … còn nhiều sơ hở là nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng. Theo khảo đánh giá mới đây của Thanh tra Chính phủ, chi phí không chính thức trung bình mà các cơ sở phải chi cho thông tin là 178 triệu đồng (tối đa là 5 tỷ đồng, tối thiếu là không phải chi trả). Có đến 91% cơ sở phải trả chi phí để có được thông tin mà họ cần. Do thời gian xử lý hồ sơ dài, thời gian trung bình để có quyết định phê duyệt trữ lượng là 73 ngày, cao nhất lên tới 720 ngày. Do đó, nhiều cơ sở đã phải trả chi phí không chính thức cho việc xử lý hồ sơ này. Cụ thể, chi phí trung bình để có quyết định phê duyệt trữ lượng là 110 triệu đồng, cao nhất lên đến 1,2 tỷ.

Vì vậy, trước mắt cần tiền hành rà soát, xác định các thông tin, dữ liệu cụ thể về tài nguyên và môi trường có thể thương mại hóa, những thông tin, dữ liệu nào là bí mật quốc gia và những thông tin, dữ liệu nào được cung cấp miễn phí…từ đó xây dựng một lộ trình, bước đi cụ thể nhằm thực hiện thương mại hóa thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường một cách hiệu quả nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trên các mặt: định giá, lượng hoá và hạch toán TN&MT; cơ chế bao cấp, xin – cho trong QLTN&BVMT; ứng dụng các công cụ kinh tế trong QLTN&BVMT; phát triển các loại thị trường về TN&MT, thương mại hoá thông tin, dữ liệu TN&MT.

Mục đích của việc phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam nhằm chỉ ra những ưu điểm cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh kinh tế hoá trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)