CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.2. Thực trạng về cơ chế bao cấp, xin cho trong QLTN&BVMT
2.2.4. Thực trạng cơ chế xin-cho, bao cấp trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
Theo phạm vi nghiên cứu của nhiệm vụ, danh mục các cơ chế phân bổ nguồn lực, tạm gọi là cơ chế “ xin-cho” và cơ chế cung ứng hạ tầng thông tin kỹ thuật, tạm gọi là cơ chế “bao cấp” trong từng tiểu lĩnh vực của lĩnh vực KTTV, cảnh báo dự báo thiên tai và biến đổi khí hậu có thể khái quát như sau:
Bảng 2.6: Các cơ chế phân bổ nguồn lực trong lĩnh vực của lĩnh vực KTTV Loại cơ chế
STT Tên cơ chế Xin -
Cho
Bao
cấp Ghi chú I. Thẩm quyền giải quyết thuộc cấp trung ương
Lĩnh vực Khí tượng Thủy văn
1 Cấp Giấy phép hoạt động của công trình KTTV
chuyên dùng x
2 Cấp lại Giấy phép hoạt động của công trình
KTTV chuyên dùng x
3 Điều chỉnh nội dung Giấy phép hoạt động của
công trình KTTV chuyên dùng x
4 Gia hạn Giấy phép hoạt động của công trình
KTTV chuyên dùng x
Có thể gọi chung là cơ chế cấp phép hoạt động của công trình KTTV chuyên dùng
5 Xác nhận chất lượng phương tiện đo khí tượng
thuỷ văn x
6 Đánh giá chất lượng Tư liệu khí tượng thuỷ văn x 7 Cung cấp Thông tin, tư liệu khí tượng thuỷ văn x Lĩnh vực cảnh báo, dự báo thiên tai
1 Cấp Giấy phép hoạt động báo áp thấp nhiệt đới,
bão, lũ x
2 Cấp lại Giấy phép hoạt động báo áp thấp nhiệt
đới, bão, lũ x
3 Gia hạn Giấy phép hoạt động báo áp thấp nhiệt
đới, bão, lũ x
4 Bổ sung Giấy phép hoạt động báo áp thấp nhiệt
đới, bão, lũ x
Có thể gọi chung là cơ chế cấp phép hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ Lĩnh vực biến đổi khí hậu
1 Đăng ký nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-
dôn thuộc phụ lục 1 x
2
Đăng ký nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn thuộc phụ lục 2 và phụ lục 1 dạng tái chế; tạm nhập; tái xuất các chất thuộc phụ lục 1 và phụ lục 2
x
Có thể gọi chung là cơ chế cho phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ôzôn 3 Cấp Thư xác nhận và thư phê duyệt dự án cơ chế
phát triển sạch x
II. Thẩm quyền giải quyết thuộc cấp tỉnh Lĩnh vực Khí tượng Thủy văn
1 Cấp Giấy phép hoạt động của công trình KTTV
chuyên dùng x
2 Cấp lại Giấy phép hoạt động của công trình
KTTV chuyên dùng x
3 Điều chỉnh nội dung Giấy phép hoạt động của
công trình KTTV chuyên dùng x
4 Gia hạn Giấy phép hoạt động của công trình
KTTV chuyên dùng x
Có thể gộp thành cơ chế cấp phép hoạt động của công trình KTTV chuyên dùng
Trong số các cơ chế trên, thông qua thực tế triển khai công tác từ khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002) đến nay, căn cứ các yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành TNMT, có thể lựa chọn 2 cơ chế Cấp Giấy phép hoạt động của công trình KTTV chuyên dùng và cơ chế Cấp Thư xác nhận và thư phê duyệt dự án cơ chế phát triển sạch làm dẫn chứng được phân tích. Đây là 2 cơ chế điển hình, có tác động nhiều tới hoạt động của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, được coi là trọng tâm công tác của lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.
Những nghiên cứu, phân tích, đề xuất từ 2 cơ chế này hoàn toàn có thể được soi rọi, dẫn chiếu tương tự tới các cơ chế còn lại.
(1) Thực trạng cơ chế cấp giấy phép hoạt động của công trình KTTV chuyên dùng Tính đến nay, mới chỉ cấp được giấy phép hoạt động của công trình KTTV chuyên dùng cho 1 doanh nghiệp (Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro). Tuy nhiên, vấn đề chính không phải là có quá ít doanh nghiệp có hoạt động khí tượng thủy văn chuyên dùng mà còn đang có rất nhiều hoạt động của các đơn vị thuộc các lĩnh vực khác nhau, như nông nghiệp, hàng không, giao thông, thủy điện v.v…đã và đang hoạt động mà chưa có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực khí tượng thủy văn.
(2) Thực trạng cơ chế cấp Thư xác nhận và thư phê duyệt dự án cơ chế phát triển sạch (CDM)
Là một trong các Bên không thuộc Phụ lục I của Công ước khí hậu, Việt Nam chưa có nghĩa vụ phải giảm phát thải định lượng các khí nhà kính theo quy định của Nghị định thư Kyoto nhưng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác vẫn thực hiện một số nghĩa vụ chung như: xây dựng các Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu; tiến hành kiểm kê quốc gia các khí nhà kính; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và xác định các vùng, lĩnh vực dễ bị tổn hại; xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính… Trong đó Chính phủ Việt Nam đã và đang tăng cường các giải pháp chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt
động đầu tư dự án theo Cơ chế phát triển sạch trên lãnh thổ Việt Nam. Đến nay, đã có 41 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) của Việt Nam được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cho đăng ký là dự án CDM, đứng thứ 9 thế giới về tổng dự án được phê duyệt, đứng thứ 8 thế giới về lượng CERs được cấp. Các dự án này đã góp phần vào việc tăng cường các nguồn đầu tư mới từ nước ngoài và tiếp nhận các công nghệ thân thiện với khí hậu, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, việc phát triển các dự án CDM tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với khả năng và mong muốn của xã hội. Nguyên nhân của hạn chế trên bắt nguồn từ thiếu thông tin và kiến thức trong việc áp dụng cơ chế CDM;
sự thiếu hiểu biết của người dân; thiếu các cán bộ chuyên môn làm CDM; chưa có được sự hợp tác quốc tế, sự phối hợp giữa các bộ ban ngành trong việc thực thi CDM; tình trạng đói nghèo của người dân vùng nông thôn đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn là một thách thức lớn trong việc thực hiện CDM; thiếu cơ chế quản lý và kiểm soát trong việc thực hiện dự án CDM. Và đặc biệt là các quy định, hành lang pháp lý về CDM vẫn chưa thực sự thông thoáng tối đa có thể. Do đó, để xây dựng được một cơ chế cấp Thư xác nhận và Thư phê duyệt cho các dự án CDM minh bạch, hiệu quả, thuận tiện, góp phần thu hút nguồn vốn CDM quốc tế vào Việt Nam, việc nghiên cứu tổng thể quy trình cấp Thư xác nhận và Thư phê duyệt hiện hành của Việt Nam từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định của pháp luật trong vấn đề này là yêu cầu cần thiết.