CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về định giá, lượng hóa và hạch toán TN&MT
2.1.1. Thực trạng định giá Tài nguyên và Môi trường
(1) Các quy định liên quan
Căn cứ theo các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường thì hiện nay hệ thống các văn bản liên quan đến định giá TN&MT ở Việt Nam bao gồm: (i) Lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nước, khoáng sản, rừng và đa dạng sinh học);
(ii) lĩnh vực môi trường; (iii) lĩnh vực biển và hải đảo; (iv) lĩnh vực cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Việt Nam đã có rất nhiều lĩnh vực đã có những văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác định giá các lĩnh vực của TN&MT ở Việt Nam như: lĩnh vực đất đai, lĩnh vực rừng, lĩnh vực môi trường (ô nhiễm nước, thiệt hại do ô nhiễm), lĩnh vực cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số lĩnh vực đã có quy định trong luật hoặc nghị định nhưng chưa có những hướng dẫn cụ thể như: việc xác định giá tính thuế đối với những tài nguyên thiên nhiên chưa xác định được giá bán (mục 3, điều 3, nghị định số 50 của chính phủ), lĩnh vực định giá khoáng sản.
Đặc biệt, có nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên chưa có phương pháp xác định giá bán hoặc xác định nhưng chưa đầy đủ như các dạng tài nguyên được quy định tại khoản a và d, Điều 6, luật thuế tài nguyên năm 2010, còn rất nhiều dạng nước dùng cho các mục đích khác chưa được định giá, các dạng tài nguyên và môi trường của biển và hải đảo chưa có phương pháp xác định giá cụ thể của từng dạng.
Trong lĩnh vực môi trường cũng đã có những văn bản quy định liên quan đến vấn đề phí ô nhiễm môi trường như: phí nước thải, phí chất thải rắn, phí môi trường đối với khai thác khoáng sản. Tuy nhiên còn nhiều lĩnh vực chưa có văn bản và quy định như: không khí, tiếng ồn.
(2) Định giá khoáng sản
Hộp 2.1: Định giá khoáng sản như hàng hóa
Hộp 2.1: Định giá khoáng sản như hàng hóa
- Từ khi Luật Khoáng sản 1996 có hiệu lực, khoáng sản - một loại tài sản quốc gia vẫn chưa có các chính sách định giá. Thực trạng này khiến nguồn tài nguyên không thể tái tạo dần cạn kiệt và giá trị thuế thu vào ngân sách chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với trữ lượng cấp phép.
- Kết quả khảo sát, đánh giá của Bộ TN&MT mới đây cho thấy, tại tỉnh Cao Bằng đã phát hiện tổng trữ lượng khai thác quặng bauxit nhôm khoảng 180 triệu tấn/năm, quặng thiếc hơn 4000 tấn/năm. Đặc biệt, mỏ thiếc Tĩnh Túc (1 trong 16 điểm mỏ) khai thác cho khoảng 400 tấn/năm. Tương tự, các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An cũng có trữ lượng thiếc rất lớn, có thể cung cấp nguyên liệu trong thời gian hàng trăm năm. Tuy nhiên, cơ chế định giá tổng trữ lượng các điểm mỏ này chưa được xác định, vì vậy UBND tỉnh khi cấp phép không qua đấu giá (cơ chế xin - cho), nhiều đối tượng được cấp phép chỉ khai thác những khu vực cho chất lượng quặng tốt, không tận dụng tối đa, gây lãng phí tài nguyên.
- Nếu có cơ chế định giá khoáng sản thì khi cấp phép khai thác thông qua đấu giá, giá trị mỏ được cân đối chặt chẽ, buộc các tổ chức cá nhân phải tìm cách khai thác triệt để thứ "hàng hóa họ đã bỏ tiền mua".
- Các chuyên gia của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, việc định giá khoáng sản là hoàn toàn mới, Nhà nước đang trong giai đoạn triển khai.
Định giá khoáng sản chưa khai thác sẽ bảo đảm nguồn thu hợp lý cho ngân sách;
tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp; giảm chi phí quản lý Nhà nước trong đo đạc, kiểm kê trữ lượng đối với khoáng sản sót lại.
Nguồn: cập nhật từ trang website của bộ Tài nguyên và Môi trường, http://www.monre.gov.vn
(3) Định giá đất
Căn cứ theo Luật đất đai năm 2003 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thì hàng năm vào ngày 01/01 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ công bố công khai giá đất. Đến nay, toàn bộ 64/64 tỉnh thành của cả nước đều thực hiện công bố giá theo đúng thời hạn để làm cơ sở cho việc tính thuế đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao bồi thường giải phóng mặt bằng….13
13 Trang tổng hợp trên trang website của Bộ Tài nguyên và Môi trường, và website của chính phủ cho thấy tất cả các tỉnh đều công bố đầy đủ bảng giá đất hàng năm
Bảng 2.1: Ví dụ về bảng giá đất được ban hành năm 2010 của một số tỉnh thành
TT Tỉnh Số công văn Nội dung
1 Hà Nội
Quyết định số
124/2009/QD-UBND, ngày 29/12/2009
Ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
2 TP. Hồ Chí Minh
Quyết định số
102/2009/QD-UBND, ngày 24/12/2009
Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
3 Hoà Bình
Quyết định số
24/2011/QD-UBND, ngày 21/12/2009
Ban hành quy định giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Vấn đề định giá đất được triển khai khá nhanh và đồng bộ trong những năm vừa qua đã góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường bất động sản, tăng cường công tác giải phóng mặt bằng phát triển công nghiệp và đô thị và đặc biệt là làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Hộp 03, sẽ cho chúng ta thấy được một số kết quả đạt được thông qua việc định giá đất.
Hộp 2.2: Định giá đất làm tăng thu ngân sách
Hộp 2.2: Định giá đất làm tăng thu ngân sách
1 - Theo công bố của Bộ tài chính năm 2010, nguồn thu ngân sách Nhà nước về nhà, đất đạt khoảng 26,977 Tỷ đồng, chiếm 9.15% tổng ngu ngân sách nội địa (từ các khoản như : thuế nhà đất ; thu tiền thuê đất ; thu tiền sử dụng đất ; ...).
(Nguồn: Dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010,
http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/solieungansach/2010/dutoan7.html) 2 - Hà Nội, đấu giá 11,7 ha đất, thu 2.500 tỷ đồng
Tính đến ngày 12/11/2010, có 18 đơn vị trên địa bàn Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích 11,7ha, thu được hơn 2.500 tỷ đồng cho ngân sách. Các khu đất đã đấu giá tập trung tập trung tại 8 dự án và các khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ, nhà chuyên dùng. Trong đó, có một số đơn vị rất tích cực triển khai đấu giá gồm : Long Biên (425 tỷ đồng), Thanh Trì (320 tỷ đồng), Hà Đông (520 tỷ đồng), Đông Anh (382 tỷ đồng).
Nguồn: http://www.gdla.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1204&lang=vn)
Việc định giá đất để tính thuế là vấn đề luôn gây tranh cãi về lợi ích giữa các bên có liên quan. Tuy nhiên, việc xác định giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là điều không dễ khi chưa có tiêu chí cụ thể để xác định giá đất thị trường trong điều kiện bình thường.14
Bảng 2.2: Kết quả điều tra, đánh giá mức độ những vấn đề đang bức xúc tại địa phương về đất đai
Mức độ bức xúc giảm dần
Giá bồi thường
(%)
Không đúng thời hạn cấp giấy chứng
nhận (%)
UBND cấp xã không thực hiện đúng trách
nhiệm (%)
Không thực hiện đúng trình tự, thủ tục hành
chính (%)
Mức độ 1 59,53 17,62 0,21 12,08
Mức độ 2 16,31 19,11 100,00 31,57
Mức độ 3 9,11 31,00 0,00 25,42
Mức độ 4 14,19 31,21 0,21 29,24
Mức độ 5 0,21 0,42 0,00 1,06
Không bức xúc 0,64 0,64 0,00 0,64
Nguồn : Báo cáo kết quả điều tra xã hội học năm 2009, viện nghiên cứu Lập Pháp
Trong khi đó, theo các chuyên gia về thẩm định giá, sự kém minh bạch của thị trường làm cản trở việc thẩm định giá bất động sản phát huy đúng vai trò. Chính vì vậy, các phương pháp định giá đất ở Việt Nam không phát huy được hiệu quả, giá cả do Nhà nước ban hành và giá thị trường có sự chênh lệch quá lớn, xu hướng biến động giá nhà nước chậm hơn rất nhiều so với giá thị trường.
(4) Định giá tài nguyên theo Luật thuế tài nguyên năm 2010
Mặc dù luật thuế Tài nguyên mới được ban hành và có hiệu nhưng hiện nay đã có Nghị định số 50/2010 của Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện bảng giá tính thuế đối với các loại tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở để xác định thuế. Do vậy, nhiều tỉnh/thành phố đã tiến hành khảo sát và ban hành bảng giá tài nguyên để làm cơ sở tính thuế tài nguyên.
14 http://www.dothi.net/news/tin-tuc/thi-truong/2010/09/3b9af630/
Bảng 2.3: Ví dụ về việc ban hành các bảng giá tính thuế tài nguyên của một số địa phương
TT Địa phương Số công văn Nội dung
1 Phú Thọ
Quyết định số: 2155/QĐ- UBND ngày 15 tháng 7 năm 2010
Về việc ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên
2 Yên Bái Quyết định số 29/2010/QD- UBND, ngày 02/11/2010
Ban hành bảng giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh Yên Bái
3 Hoà Bình Quyết định số 15/2010/QD- UBND, ngày 27/09/2010
Ban hành bảng giá tỉnh thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Việc định giá tài nguyên đã góp phần mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế tài nguyên. Góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.
Hộp sau, sẽ cho chúng ta thấy ví dụ về thu ngân sách nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Hộp 2.2: Ví dụ về thu ngân sách Nhà nước từ thuế tài nguyên tỉnh Đồng Nai
Hộp 2.3: Ví dụ về thu ngân sách Nhà nước từ thuế tài nguyên tỉnh Đồng Nai Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia khai thác với 43 mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác. Trong đó, danh mục các loại khoáng sản chủ yếu được khai thác thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên gồm: đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói, sét kaolin, đá Granite, Laterit, Puzơland, vật liệu san lấp. Số tiền thuế thu từ tài nguyên khoáng sản liên tục tăng hàng năm (năm 2006 đạt trên 36 tỷ đồng; năm 2007 trên 44 tỷ đồng và năm 2008 là 52 tỷ đồng). Trong số này, riêng khoản thuế tài nguyên chỉ gần 1/3, còn lại là thuế đất và phí môi trường. Báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản 6 tháng và hàng năm của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho thấy, tổng số thuế tài nguyên mà các doanh nghiệp đã nộp từ năm 2004 đến năm 2008 là 57.787 triệu đồng, trong đó thuế thu từ vật liệu đá xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (21,5 tỷ năm 2008).
Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, http://www.dongnai.gov.vn/cong- dan/tin_quyhoach/20090909.596)
(5) Định giá rừng
Cùng với lĩnh vực đất đai, định giá rừng là một nội dung đã được quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng như Nghị định số 48/2007/ND-CP hướng dẫn chi tiết các nguyên tắc và phương pháp định giá rừng. Các địa phương có rừng cũng đã tiến hành công tác định giá rừng để thực hiện công tác giao đất, giao rừng, quản lý rừng.
Hộp 2.4: Ví dụ về định giá rừng được triển khai tại tỉnh Kon Tum
Hộp 2.4: Ví dụ về định giá rừng được triển khai tại tỉnh Kon Tum
Quyết định số 77/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Đề án định giá rừng (tạm thời) để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Loại rừng Trữ lượng (m3/ha) Giá quyền sử dụng 1 ha rừng (1.000đ)
301 20.291
351 23.994
1. Rừng rất giàu
400 27.427
201 11.677
251 15.007
2. Rừng giàu
300 20.253
101 0
151 5.850
3. Rừng trung bình
200 11.652
4. Rừng nghèo 10 – 100 0
(Nguồn: Kontum.gov.vn)
Việc tiến hành định giá rừng ở các địa phương đã góp phần tích cực trong việc quản lý và phát triển rừng ở Việt Nam. Cụ thể:
(i) Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
(ii) Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
(iii) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
(iv) Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
(v) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.
(vi) Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(6) Định giá Môi trường - Phí bảo vệ môi trường:
Đứng ở góc độ kinh tế thì phí môi trường cũng là một loại giá mà các đơn vị sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng phải trả để bù đắp lại những tổn thất gây ra cho môi trường. Vấn đề phí môi trường đã được quy định chi tiết tại điều 113, luật bảo vệ môi trường năm 2005 và hiện nay đã có các Nghị định quy định chi tiết cho vấn đề nước thải (Nghị định số 04/2007/ND-CP, ngày 08 tháng 01 năm 2007 và thông tư Số:106/2007/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 06 tháng 9 năm 2007), Nghị định số: 174/2007/NĐ-CP, ngày 29 tháng 11 năm 2007 quy định về phí dịch vụ môi trường đối với chất thải rắn, khoáng sản.
Bảng 2.4: Ví dụ về việc triển khai ban hành mức thu phí môi trường ở một số địa phương
Stt Tỉnh/TP Số công văn Nội dung
A. Nước Thải
1 Sóc Trăng
Quyết định số : 16/2010/QD-UBND, ngày 23/08/2010
Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
2 Lào Cai
Quyết định số:
25/2010/QĐ-UBND, ngày 25/08/2010
Về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành B. Chất thải rắn
3 Đồng Nai
Quyết định số : 13/2010/QD-UBND, ngày 10/03/2010
Về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
4 Thái Nguyên
Quyết định số:
11/2010/QĐ-UBND, ngày 10/06/2010
Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
C. Khai thác khoáng sản
5 Hoà Bình Quyết định số:
28/2010/QĐ-UBND
Về việc quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Việc thu phí bảo vệ môi trường đã có vai trò tích cực trong việc làm tăng ngân sách nhà nước, từ đó sử dụng ngân sách này vào việc phục hồi và bảo tồn môi trường.
Hộp 2.5 : Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam
Hộp 2.5 : Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam 1. Tình hình thu phí nước thải Công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2005
Diễn giải Số lượng
doanh nghiệp
Tổng số phí BVMT thu được
Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp đã kê khai 1.689/6.000 3.262.726.145 28,15 Doanh nghiệp được thẩm định
và thông báo nộp phí
1.537 3.433.310.178
Doanh nghiệp đã nộp phí 827 2.426.927.494
Nguồn : Chi cục môi trường TP. Hồ Chí Minh)
2. Thu phí nước thải vẫn " án binh bất động"
- Cách đây 5 năm, thành phố đã thực hiện việc thu phí nước thải sinh hoạt với mức phí ban đầu 200 đồng/m3 áp dụng đối với tất cả các hợp đồng dùng nước sạch.
Trong năm đầu tiên, thành phố đã thu được 3 tỷ đồng từ nguồn phí nước thải sinh hoạt và liên tục tăng trong các năm sau, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần đáng kể vào nguồn kinh phí tu bổ, cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố.
- Song, ngược lại với việc làm trên là việc thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn vẫn ì ạch, chưa triển khai được. TP Hồ Chí Minh hiện có hơn 10.000 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, trong đó có hàng trăm cơ sở sản xuất hàng ngày thải ra lượng nước lớn ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là các cơ sở có nguồn nước thải gây ô nhiễm nặng, như: bia, giấy, chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc...
Nguồn: Theo Tổng cục môi trường http://www.nea.gov.vn)
Doanh nghiệp đã kê khai, 72 Doanh nghiệp
được thẩm định và thông báo
nộp phí, 18
Doanh nghiệp đã nộp phí, 10
Vấn đề thu phí môi trường và phí dịch vụ chi trả môi trường ở Việt Nam hiện cũng gặp khá nhiều bất cập trong việc xác định đối tượng nộp phí, mức thu phí, vấn đề cán bộ làm công tác chuyên môn về thuế và phí môi trường …
Hộp 2.6: Bất cập trong thu phí môi trường ở Việt Nam
Hộp 2.6: Bất cập trong thu phí môi trường ở Việt Nam
1. Ở Việt Nam, phí nước thải được bắt đầu triển khai từ năm 2003 sau khi ban hành Nghị định 67/CP. Sau gần 7 năm thực hiện, việc thu phí BVMT đối với nước thải đã bộc lộ nhiều bất cập. Tỷ lệ thu phí chưa cao, đặc biệt là chưa đạt được mục tiêu giảm xả thải chất ô nhiễm vào nguồn nước.
Nguồn: Theo Tổng Cục Môi trường, http://www.nea.gov.vn
2. Theo Tiến Sĩ Đỗ Nam Thắng, Viện quản lý Môi trường, Tổng cục Môi trường cho biết, Tỷ lệ thu phí nước thải của Việt Nam còn rất thấp, như hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng chỉ thu được chừng 20% - 30% so với dự kiến. Nhiều nơi có hệ thống xử lý nước thải lại không được vận hành, vì vậy số lượng lớn nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về môi trường của nước ta chỉ là 13 cán bộ/một triệu dân, chưa nói đội ngũ quản lý môi trường chưa được đào tạo một cách đầy đủ. Hiện chỉ có 25% số cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn.
Nguồn: Theo Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam,
http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/26930/ty_le_thu_phi_nuoc_thai_rat_thap - Vấn đề xác định phí chi trả dịch vụ môi trường rừng
Hộp 2.7: Định giá dịch vụ chi trả môi trường rừng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và góp phần xóa đói giảm nghèo ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La
Hộp 2.7: Định giá dịch vụ chi trả môi trường rừng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và góp phần xóa đói giảm nghèo ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chi trả các dịch vụ môi trường. Từ đầu năm 2008, Bộ NN- PTNT đã xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong ngành lâm nghiệp và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng, Sơn La. Kết quả sau 2 năm đã thu được 65 tỉ đồng từ các doanh nghiệp khai thác nguồn lợi từ rừng, số tiền này trả cho hơn 8.000 hộ dân nghèo để bảo vệ trên 250.000 ha rừng. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thêm một nguồn thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống của người dân và góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng làm rẫy.
Việc thực hiện thành công mô hình tại 2 tỉnh đã khẳng định chính sách này là hướng đi đúng cần nhân rộng.
Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/1/15/15/55449/Default.aspx