Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nhận định: "Nền khoa học - công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực" [31, tr. 51].
CNSTH chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp trong
thời kỳ CNH, HĐH và tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Những bất cập này được thể hiện ở cả bốn thành phần của công nghệ:
2.1.2.1. Phần kỹ thuật
Sự yếu kém về phần kỹ thuật được phản ánh thông qua số lượng và chất lượng của máy móc, thiết bị và công nghệ trong toàn bộ hệ thống STH.
Về số lượng: Thiếu máy móc, thiết bị và công nghệ trong toàn bộ hệ thống STH.
Trong khâu sơ chế: Ở ĐBSCL chỉ có khoảng 70% số hộ nông dân có phương tiện phơi sấy lúa bằng sân gạch. Số hộ còn lại phơi trực tiếp trên đồng. Theo điều tra ở các tỉnh ĐBSCL, số lượng máy sấy còn quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Bảng 2.2: Số lượng máy sấy ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1997 (Quy chuẩn máy 4 tấn/mẻ)
Tỉnh Số lượng máy
đã có Ước lượng % lúa
sấy bằng máy Số lượng máy theo yêu cầu
Sóc Trăng 550 30 1.400
Kiên Giang 360 15-20 1.800
Cần Thơ 240 8-10 2.400
An Giang 100 3-4 2.400
Các tỉnh khác 2500 1-3 7.000
Tổng số 1500 10 15.000
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), "Hội nghị sơ kết và trình diễn máy sấy lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long", Tài liệu hội thảo, Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, chỉ có khoảng 10% số thóc được sấy bằng máy. Để sấy hơn 90% số thóc thu hoạch cần tới 10 lần số máy hiện có [10, tr. 80]. Với sản
lượng lúa hè thu ở ĐBSCL chiếm gần 1/3 sản lượng cả năm và phải thu hoạch trong mùa mưa, việc thiếu phương tiện phơi sấy làm cho lúa bị lên men, mọc mầm, gây thất thoát lớn. Hơn nữa, chất lượng gạo còn bị giảm sút ở khâu xay xát sau này.
Trong khâu bảo quản: Vấn đề bảo quản nông sản cho xuất khẩu, dự trữ quốc gia và trong gia đình nông dân cho đến nay vẫn luôn là một vấn đề nóng bỏng. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, chỉ có 69% số kho thuộc hệ thống kho bảo quản lương thực ở miền Nam còn sử dụng được [49, tr. 167]. Số kho chứa lương thực ngoài quốc doanh chỉ có một nửa là bán kiên cố và số còn lại là kho tạm. Các hộ nông dân chủ yếu bảo quản thóc bằng các phương tiện thô sơ, trong đó chỉ có 35% số lượng lương thực được cất giữ trong chum, vại. Số còn lại được cất trong cót nứa, bao PE và bao đay nên chỉ sau 6 tháng bảo quản, độ ẩm của thóc đã tăng 2,35%. Tổn thất do chuột, sâu, mọt có thể lên tới 7 - 8% và cao hơn nữa [9, tr. 67]. Ngoài ra, hệ thống kho tàng và phương tiện bảo quản rau quả tươi ở nhiệt độ thấp chưa được chú trọng phát triển, công nghệ bao bì cho nông sản ít được quan tâm.
Trong khâu vận chuyển: Có rất ít phương tiện vận chuyển đạt tiêu chuẩn để chuyên chở nông sản như xe lạnh, xe chuyên dụng... Cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém và lạc hậu. Còn 425 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, chiếm 5,5% tổng số xã trong cả nước.
Ngoài ra, các trang thiết bị kiểm tra chất lượng nông sản vừa thiếu vừa lạc hậu, không đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu ngày càng khắt khe về chất lượng. Đặc biệt là những chỉ tiêu về vệ sinh và an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 9002, HACCP… Hàm lượng Nitrat cho phép trong su hào là 900 mg/kg. Trong khi đó hàm lượng này phân tích ở nhiều mẫu su hào của Việt Nam là 1.031 - 1.391 mg/kg [26, tr. 211].
Đây là một vấn đề hết sức cấp thiết vì nó không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng ở cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Về chất lượng: máy móc, thiết bị và trình độ công nghệ của hệ thống STH chủ yếu trong tình trạng lạc hậu.
Theo kết quả điều tra của WEF, năm 2000 chỉ số công nghệ của Việt Nam là - 0,51. Trong khi đó của Malaysia là 1,08 và của Singapore là 1,95 [28, tr. 118].
Trong trình độ chung thấp đó, CNSTH thuộc vào loại kém phát triển nhất.
Vừa qua, Viện Kinh tế Nông nghiệp đã tiến hành khảo sát 60 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bảo quản, chế biến, tiêu thụ rau quả ở một số tỉnh. Kết quả thu được như sau: 58 doanh nghiệp có công nghệ chế biến lạc hậu từ 3 đến 4 thế hệ so với các nước trên thế giới; 73% nhà xưởng mang tính chất tạm bợ, chắp vá; có 1% - 5,2% sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và chỉ có 8% - 15% số doanh nghiệp đăng ký chất lượng sản phẩm [53, tr. 12].
Năm 2000, một nhóm tác giả ở trường đại học Cần Thơ đã tiến hành khảo sát 210 nhà máy xay xát tư nhân ở 8 tỉnh ĐBSCL (phụ lục 12) cho biết:
Tuổi trung bình của các nhà máy xay xát là 8,7 năm. Trong đó có những nhà máy có tuổi lên tới 29 năm [42, tr. 51]. Các máy sấy chủ yếu là loại có năng suất thấp, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là trấu (chiếm 86,8% tổng máy sấy) nên chất lượng của thóc sấy khô chưa cao.
Các máy móc phục vụ hệ thống STH do các cơ sở cơ khí trong nước chế tạo chất lượng còn thấp như trong máy gặt các chi tiết truyền động như trục, bánh răng, lưỡi cắt nhanh mòn, kiểu dáng thô, nặng nề và cồng kềnh.
Các máy sấy hay xảy ra sự cố ở các bộ phận truyền động, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước.
2.1.2.2. Phần con người
Sự yếu kém về phần con người được phản ánh thông qua số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực trong hệ thống STH. Lực lượng này vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng.
Với một nước chiếm 80% là nông nghiệp thì số lượng cán bộ khoa học được đào tạo trong nông nghiệp như hiện nay là quá ít ỏi (phụ lục 13).
Tổng số tiến sĩ được đào tạo trong 5 năm 1996 - 2001 chưa đến 300 người, thạc sĩ là 589 người [15, tr. 468].
Chất lượng của nguồn nhân lực thấp, thể hiện ở tuổi, trình độ, cơ cấu đào tạo và việc sử dụng cán bộ khoa học. Tuổi của cán bộ KH-CN cao, chậm trẻ hóa đội ngũ, chậm cập nhật kiến thức trong lĩnh vực STH cho những người có liên quan. Tuổi bình quân của cán bộ KH-CN năm 1995 có học vị tiến sĩ là 50,5; phó giáo sư là 56,4 và giáo sư là 59,5 [29, tr. 26-28].
Cơ cấu và phân bổ đội ngũ cán bộ chưa hợp lý. Theo thống kê có 94,4% cán bộ làm việc ở các cơ quan trung ương, 5,4% làm việc ở các cơ quan tỉnh, chỉ có 0,2% làm việc ở huyện [36, tr. 18].
Bên cạnh lực lượng cán bộ khoa học, lực lượng nông dân đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của CNSTH. Song trình độ của nông dân còn rất thấp. Trong tổng số 27,8 triệu lao động nông nghiệp chỉ có 30 - 35% tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3, khoảng 14% là lao động có kỹ thuật và hơn 5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên [23, tr. 579]. Trong nhóm ngành nghề chế biến nông sản, số hộ không có chuyên môn chiếm 55,24%, số hộ tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1,14% (phụ lục 14).
Trình độ của các chủ trang trại cũng rất đáng lo ngại. Nếu xét về học vấn, trong số 3.044 chủ trang trại được điều tra chỉ có gần 34% đạt trình độ cấp 3, gần 50% đạt trình độ cấp 2 và 16% có trình độ cấp 1. Nếu xét về trình độ chuyên môn, trên 75% chủ trang trại không có bằng cấp, chỉ có gần 25%
có bằng trung cấp [2, tr. 337]. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng CNSTH vào thực tế.
2.1.2.3. Phần thông tin
Phần thông tin hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thông tin về CNSTH và thông tin về thị trường.
Hệ thống thông tin, nhất là thông tin về nông nghiệp chưa được tổ chức chặt chẽ và thống nhất, trang thiết bị và công nghệ để thu thập, xử lý và truyền dẫn thông tin còn nghèo nàn, lạc hậu. Thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới về giá cả, về cung cầu và các phân tích, dự báo để định hướng cho các doanh nghiệp trong nước còn rất yếu. Thông tin về khuyến nông và chuyển giao tiến bộ KH-CN chưa phát triển dẫn đến tính tự phát của người nông dân trong việc ra quyết định sản xuất, kinh doanh. Tình hình cung cấp thông tin để hoạch định các phương án sản xuất, kinh doanh ít được quan tâm và kém phát triển. Thông tin tác động cả khâu đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Đối với đầu vào, khâu chọn giống hết sức quan trọng. Song chọn giống nào lại cần có các thông tin chính xác về yêu cầu chất lượng sản phẩm trên từng thị trường. Giống tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường có thể đem lại thành công 50% trong xuất khẩu nông sản. Đối với đầu ra, thị hiếu của khách hàng về chất lượng, chủng loại, cơ cấu nông sản luôn thay đổi dẫn đến giá cả nông sản thường xuyên biến động.
Nắm vững thông tin về nhu cầu và động thái của thị trường đối với từng loại nông sản, từng thị trường là nhân tố quyết định cho việc đưa ra các CNSTH có hiệu quả.
2.1.2.4. Phần quản lý
Hiện nay, việc quản lý hệ thống STH một mặt chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các chủ thể trong hệ thống STH. Mặt khác, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Do đó, tác động của các ngành công và thương nghiệp đến hệ thống STH còn kém hiệu quả.
Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, Nhà nước và nhà doanh nghiệp. Vì vậy, nhà nông không tiếp cận được với kỹ
thuật bảo quản chế biến, nhà khoa học không chuyển giao được sản phẩm công nghệ do mình tạo ra, Nhà nước đầu tư kém hiệu quả và nhà doanh nghiệp không có được nguồn nguyên liệu theo yêu cầu.
Thực trạng trên về CNSTH dẫn đến tổn thất STH còn khá cao và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam thấp ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Thể hiện:
Thứ nhất: Hiện tượng "mất mùa trong nhà" còn cao
Tỷ lệ tổn thất của nông sản mặc dù đã giảm xuống song vẫn còn ở mức cao. Tổn thất đối với lúa gạo vẫn ở mức trên 10 - 12%. Trong khi đó ở các nước tiên tiến như Nhật Bản tỷ lệ này chỉ khoảng 3,9 -5,6%. Nếu lấy mức tổn thất trung bình của lúa là 10% và sản lượng lúa năm 2002 là 34 triệu tấn thì số thiệt hại là 3,4 triệu tấn lúa (khoảng 2,04 triệu tấn gạo) và tương đương với 489 triệu USD.
Đối với loại cây có củ, trung bình hàng năm chúng ta mất đi khoảng 1,5 triệu tấn tương đương với 100 triệu USD. Riêng đối với ngô, số hao hụt hàng năm có thể lên tới 200.000 tấn tương đương với 26 - 28 triệu USD. Đó là chưa tính đến những hao hụt, mất mát của các loại rau, quả, đậu đỗ và các loại nông sản khác [9, tr. 60]. Với số tiền này chúng ta có thể đầu tư vào sản xuất để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất và tăng tổng sản lượng nông sản.
Thứ hai: Khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam thấp
Khả năng cạnh tranh của nông sản được biểu hiện thông qua nhiều chỉ tiêu như: chất lượng, chi phí, giá cả, kim ngạch và thị trường xuất khẩu.
Trong nông nghiệp, số sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng, vào khoảng 10 - 15% so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Mặc dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới nhưng gạo có phẩm chất cao ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng gạo xuất khẩu.
Đối với rau quả, lượng trái cây xuất khẩu chỉ đạt 25% tổng sản lượng.
Tiêu thụ rau quả vẫn chủ yếu là ở dạng tươi và cho thị trường trong nước là chính. Sản lượng rau quả chế biến công nghiệp chỉ chiếm 10% tổng sản lượng rau quả sản xuất. Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản cũng chưa được chú trọng. Đến tháng 12/2003 mới có 15 thương hiệu nông sản xuất khẩu đăng ký bảo hộ nên khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế còn yếu, sức tiêu thụ trên thị trường quốc tế chưa cao [21, tr. 3].
Kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam tăng nhanh nhưng phần lớn là xuất khẩu thô hoặc qua sơ chế. Hiện nay nông sản xuất khẩu dưới dạng thô chiếm tới 75 - 80%, mức chế biến sâu mới đạt 20-25%, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước ASEAN là 50% [34, tr. 389]. Giá trị sản phẩm thô, nguyên liệu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị của hàng xuất khẩu tinh chế trên thị trường thế giới. Điều này không những làm giảm hiệu quả kinh tế của xuất khẩu mà còn làm giảm các lợi ích xã hội khác như thu nhập và việc làm cho nông dân. Do độ chế biến tinh thấp dẫn đến giá cả nông sản không cao. Mặt khác, các nông sản thô ít qua chế biến có biên độ dao động giá lớn hơn các nông sản có độ chế biến sâu. Cùng một phẩm cấp gạo như nhau nhưng giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo của Thái Lan và một số nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này được chỉ rõ trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Giá gạo xuất khẩu FOB ngày 12-7-2001 của 4 nước xuất khẩu Đơn vị: USD /tấn
Cấp loại gạo
Giá xuất khẩu của
Việt Nam Ấn Độ Pakixtan
Giá xuất khẩu
Chênh lệch giá so
với quốc tế
Giá xuất khẩu
Chênh lệch giá so
với quốc tế
Giá xuất khẩu
Chênh lệch giá so với quốc tế
5% 168 - 171 152 - 153 - 18 170 -1 168 - 170 +1
10% 159 - 160 144 - 146 - 14 155 - 5 158 - 160 0
15% 154 - 156 136 - 138 - 18 138 - 17 153 - 155 - 1
Nguồn: International Trade Centre: UNCTAD (2001), "Market News Service, Rice", Issue, No. 10.
Thị trường xuất khẩu nông sản tuy nhiều nhưng thiếu các bạn hàng lớn và chủ yếu là các thị trường dễ tính. Thị trường châu Phi - một thị trường được coi là dễ tính - năm 1991 chỉ chiếm 22,32% trong tổng số gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỷ trọng này đã tăng lên 46% năm 1997. Ngược lại, thị trường châu Mỹ - một thị trường được coi là khó tính - đã giảm tỷ trọng từ 36,22% năm 1991 xuống chỉ còn 8% năm 1997 (phụ lục 15).
Ngoài ra, tỷ lệ thương mại hóa nông sản trong cả nước vẫn còn ở mức thấp. Có nơi chỉ đạt 52% so với tổng sản lượng nông nghiệp (phụ lục 16).
Như vậy, khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam thấp không chỉ ở thị trường nước ngoài mà còn ở ngay thị trường trong nước.
Thứ ba: Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Nông nghiệp nước ta có xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ, manh mún.
Thêm vào đó, thiên tai thường xuyên xảy ra đã gây khó khăn cho việc phát triển CNSTH. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế đang dần thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Song sự thay đổi cơ cấu giữa các ngành diễn ra rất chậm chạp.
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Đơn vị tính: (%)
Sơ đồ 2.1: Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội theo ngành kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2003), niên giám thống kê 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp còn thấp nên nông dân chủ yếu là thuần nông. Hệ thống sản xuất - chế biến - kiểm dịch chất lượng - tiêu thụ nông sản cũng không phát triển đồng bộ. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế vùng chưa hợp lý, chưa phát huy được lợi thế của từng vùng và chưa liên kết được với các vùng khác.
Thứ tư: Thông tin, thị trường tiêu thụ chưa được khai thông
Khó khăn lớn nhất trong nông nghiệp là đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh "được mùa rớt giá", gây ra tác động xấu đến thu nhập và đời sống của người nông dân. Nhiều trường hợp nông dân phải chặt phá cây trồng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Theo số liệu thống kê, ở tỉnh Bến Tre từ năm 1991 đến nay đã có 6.557 ha cây trồng bị phá để trồng mía.
Song do không có thị trường tiêu thụ nên giá mía xuống quá thấp, nông dân phải chặt bỏ 1.195 ha mía để chuyển sang trồng các loại cây khác, gây thiệt hại hàng trăm tỷ VND cho nông dân tỉnh Bến Tre [2, tr. 431]. Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với cây mía mà còn xảy ra đối với các nông sản