Chi ngân sách nhà nước và hỗ trợ tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIẢI PHÁP tài CHÍNH THÚC đẩy PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG điều KIỆN CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 71 - 85)

Chi ngân sách đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và CNSTH. Chi NSNN hợp lý và đúng hướng sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và CNSTH, đồng thời có thể tạo tác động lan tỏa có lợi, khuyến khích đầu tư của tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, trong thời gian qua Chính phủ đã ưu tiên chi NSNN cho phát triển nông nghiệp và CNSTH. Thể hiện:

Một là: Đầu tư của NSNN cho nông nghiệp và CNSTH tăng lên Trong điều kiện nguồn vốn từ NSNN còn hạn chế, song Nhà nước vẫn tăng cường đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Vốn đầu tư của NSNN không ngừng tăng lên. Thời kỳ 1996 - 2001, tổng chi NSNN cho nông nghiệp, nông thôn là 35.955 tỷ VND, trung bình mỗi năm là 7.191 tỷ VND. Năm 2001 tăng lên 11.366 tỷ VND [24, tr. 366].

Mặc dù vốn đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp hàng năm chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi NSNN nhưng trong những năm qua, vốn đầu tư của NSNN đã chứng tỏ vai trò "dẫn đường và là nền tảng" trong đầu tư vào CNSTH. Vốn đầu tư từ NSNN đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn - một tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp

và CNSTH. Trong hai năm từ 1999 - 2000, NSNN đã đầu tư 1989 nghìn tỷ VND để xây dựng đường giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế và chợ vùng cao.

Đầu tư của NSNN cùng với đầu tư của các thành phần kinh tế khác đã tăng cường năng lực cho hệ thống STH. Riêng trong hai năm 1997-1998 số lượng máy gặt được chế tạo là 1089 chiếc. Số lượng máy tuốt lúa cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1995 tổng số máy tuốt lúa của cả nước đạt 105.665 chiếc, năm 2000 lên tới 321.586 chiếc [24, tr. 621]. Theo báo cáo của 35 sở NN&PTNT, hiện nay trong khâu sơ chế số lượng máy sấy lúa là 3.275 chiếc. Trong đó xuất khẩu 1 máy SP- 600 cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [10, tr. 6].

Trong những năm gần đây, đầu tư cho KH-CN trong nông nghiệp của Nhà nước tăng lên đáng kể. Kinh phí từ sự nghiệp khoa học tăng từ 123,4 tỷ VND năm 2000 lên 169,7 tỷ VND năm 2001 và 197,4 tỷ VND năm 2003, không kể kinh phí từ các chương trình trọng điểm cấp nhà nước do Bộ KH- CN giao trực tiếp và kinh phí đầu tư cho các dự án giống cây trồng, vật nuôi, kinh phí nâng cấp cho các viện, phòng thí nghiệm cùng hàng chục tỷ VND hàng năm từ các dự án hợp tác quốc tế [14, tr. 4]. Mức đầu tư của NSNN cho KH-CN tăng dần từ 607 tỷ đồng năm 1996 lên 1890 tỷ đồng năm 2000 (phụ lục 17).

Việc đầu tư vào CNSTH như công nghệ sấy khô, bảo quản, xay xát, chế biến đã góp phần quan trọng làm tăng chất lượng nông sản. Chỉ tính riêng khâu xay xát lúa gạo, nếu thóc đầu vào được đưa qua máy sấy để đạt độ ẩm 15-15,5% so với độ ẩm ban đầu là 18 - 20% thì hiệu suất thu hồi gạo sẽ tăng lên 5%, hạt nguyên tăng từ 10 - 15% so với phơi nắng.

Bảng 2.4: So sánh về chất lượng gạo giữa sấy khô bằng máy và phơi khô tự nhiên

Tỷ lệ Phơi tự nhiên Sấy bằng máy Giá sản phẩm

thu hồi (%) (%) (VND/kg)

Gạo10% tấm 54,3 62,9 2.800

Gạo tấm 8,8 2,3 1.600

Cám 9,0 9,0 900

Nguồn: Số liệu điều tra ở nhà máy xay xát Long An năm 1998.

Áp dụng công nghệ sấy bằng máy, tỷ lệ thu hồi gạo 10% tấm là 62,9%, gạo tấm chỉ chiếm 2,3%. Trong khi đó phơi khô tự nhiên tỷ lệ thu hồi gạo 10%

tấm thấp hơn, chỉ chiếm 54,3%, song tỷ lệ gạo tấm cao hơn, khoảng 8,8%.

Cùng với tăng chi đầu tư cho máy móc thiết bị, Nhà nước cũng rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Chi của NSNN cho giáo dục và đào tạo tăng theo thời gian cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 1991 chi NSNN cho giáo dục và đào tạo là 1256 tỷ VND, chiếm 10,3%; năm 1996 tăng lên 7806 tỷ VND, chiếm 11,1 % và năm 2003 con số này đã tăng lên 26.814 tỷ VND, chiếm 16 % tổng chi NSNN. Do đó, chất lượng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động trong hệ thống STH nói riêng đã được cải thiện một bước.

Chính sách đầu tư chú trọng cho con người của Nhà nước đã góp phần nâng cao trình độ lao động có tay nghề trong nông nghiệp. Năm 1996 số lượng người đã qua đào tạo nghề là 7.587 người, đến năm 2001 con số này đã tăng lên 10.560 người. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc ứng dụng và triển khai CNSTH vào lĩnh vực nông nghiệp.

Chi NSNN cho nông nghiệp trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt của nông nghiệp và CNSTH, từng bước thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước.

Hai là: Đa dạng hóa nguồn tài chính cho nghiên cứu công nghệ

Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư bằng cách phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực. Kết quả là vốn đầu tư toàn xã hội cho khu vực nông nghiệp tăng lên. Tính chung giai đoạn từ 1991 - 1995, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho khu vực nông lâm nghiệp là 9,1%/ tổng vốn đầu tư; giai đoạn 1996 - 2000 tỷ lệ này tăng lên 11,9%.

Một nét nổi bật là Nhà nước bước đầu thực hiện việc xóa bỏ dần bao cấp. Nhà nước thực hiện cơ chế cấp một phần kinh phí cho các viện nghiên cứu và cho phép các viện được ký hợp đồng trực tiếp với các cơ sở thực tế để chuyển giao kết quả nghiên cứu thay cho cơ chế NSNN cấp toàn bộ kinh phí như trước đây. Sự thay đổi này đã tăng cường tính chủ động của các viện trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tài trợ nước ngoài. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu với cơ sở thực tế, làm cho các đề tài nghiên cứu bước đầu gắn với các yêu cầu do thực tế đặt ra.

Đối với Viện CNSTH, kinh phí được cấp từ NSNN là 50%, phần còn lại 50% là từ các nguồn ký kết hợp đồng với các hộ nông dân hoặc các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản. Chính sách này đã góp phần tăng cường tính chủ động cho viện và đẩy nhanh quá trình chuyển giao CNSTH vào nông nghiệp.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song tác động của chi NSNN vào hệ thống STH còn yếu, thể hiện:

2.2.1.1. Đầu tư cho nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch còn thấp so với yêu cầu

Mặc dù chi NSNN cho nông nghiệp tăng lên về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm dần: năm 1991 là 13,7%;; năm 1997 giảm xuống còn 11,3% và năm 2001 chỉ đạt 9,9%.

Chi NSNN cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi NSNN, trong khi nông nghiệp đóng góp tới 25% vào GDP của đất nước. Xem xét với một số nước có cơ cấu nông nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân là 25% tương

tự như nước ta, tỷ trọng đầu tư của Nhà nước vào nông, lâm nghiệp đều từ 20%

trở lên như: Hàn Quốc là 24%, Malaixia đạt 20% và Philippin là 26% [20, tr. 65].

So sánh giữa phần đóng góp của nông nghiệp cho nền kinh tế và chi NSNN cho nông nghiệp thì mức đầu tư của NSNN cho nông nghiệp và CNSTH còn rất nhỏ bé. Hiện nay, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp mới chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% yêu cầu của ngành, chưa tương xứng với vị trí và tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế.

Nếu xem xét dưới giác độ chi cho KH-CN đến năm 2003, NSNN đầu tư cho KH-CN mới đạt 3300 tỷ VND chiếm 2%/ tổng chi NSNN và 0,6%/ GDP.

Trong khi đó, tỷ trọng chi cho nghiên cứu KH-CN/ GDP của một số nước rất cao: Singapore 2%/ GDP, Nhật 3%/ GDP, Hàn Quốc 2,7%/ GDP [28, tr. 67].

Do thiếu vốn đầu tư nên nhiều thiết bị, công nghệ chậm được đổi mới và áp dụng vào thực tế.

Trong số vốn NSNN cấp cho nông nghiệp, số vốn dành cho hoạt động nghiên cứu trong nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Tổng chi của NSNN cho nghiên cứu nông nghiệp chỉ chiếm 1,7% chi tiêu của Nhà nước cho nông nghiệp và 0,08% GDP nông nghiệp. Trong khi đó các nước châu Á khác dành khoảng 3% chi tiêu nông nghiệp cho nghiên cứu; Trung Quốc khoảng 6%;

Malaysia và Thái Lan khoảng 10% [1, tr. 67]. Trong phần chi của NSNN cho nghiên cứu nông nghiệp, chi cho CNSTH nhỏ bé cả về mức tuyệt đối và tỷ trọng, không tương xứng với vai trò của CNSTH. Có những năm chi cho nghiên cứu CNSTH hầu như bị lãng quên. Điều này được thể hiện rõ ở bảng 2.5.

Chi cho nghiên cứu CNSTH có mức thấp nhất trong các tiểu ngành chỉ chiếm 2%-3% tổng chi NSNN cho nghiên cứu nông nghiệp. Riêng chi nghiên cứu cho bảo quản chế biến nông sản rất nhỏ bé. Năm 2002 chi NSNN chỉ đạt 2.500 triệu VND chiếm tỷ trọng 1,5% và năm 2003 là 4.350 triệu VND

chiếm tỷ trọng 2,2 % trên tổng chi NSNN cho KH-CN trong nông nghiệp (phụ lục 18).

Bảng 2.5: Chi ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu nông nghiệp (ĐV: triệu VND)

Các tiểu ngành 1997 1998 1999

số N/ cứu Lương số N/ cứu Lương số N/ cứu Lương Cây lương thực 20.434 2.691 14.288 23.016 6.368 15.340 22.701 6.551 15.289 Lâm nghiệp 7.883 2.433 4.869 10.232 3.494 5.208 9.215 3.241 5.187 Rau quả 4.168 930 2.958 4.564 1.270 3.244 3.162 1.912 1.151 Cây CN và XK 9.048 1.416 7.418 6.677 1.370 4.882 4.363 1.535 2.648 Chăn nuôi và thú

y 6.421 2.454 3.964 8.498 4.253 4.245 8.015 3.615 4.400

Bảo vệ thực vật

và quản lý đất 5.112 1.718 3.084 6.120 2.267 3.318 6.438 2.235 3.317

Công nghệ STH 2.572 825 1.047 0 0 0 1.501 1.484 0

Tài nguyên

nước 10.248 5.273 3.065 11.660 5.882 3.223 10.201 4.396 3.360 các lĩnh vực khác 7.656 2.285 4.194 13.613 4.202 7.141 12.340 4.204 6.532 Tổng số 73.542 20.025 44.887 84.380 29.106 46.601 77.936 29.173 41.884

Nguồn: Báo cáo của nhóm công tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000), Việt Nam quản lý tốt hơn nguồn lực nhà nước, đánh giá chi tiêu công 2000, Hà Nội, tr. 67.

Với mức chi NSNN cho nghiên cứu CNSTH như hiện nay sẽ khó duy trì được các chương trình nghiên cứu để tạo ra CNSTH mới và nghiên cứu triển khai ứng dụng CNSTH vào thực tế.

Chi cho chế biến, bảo quản chỉ chiếm tỷ trọng từ 5,5% đến 8% tổng chi thường xuyên cho KH-CN trong nông nghiệp (phụ lục 19).

Ngoài ra, chi cho giáo dục - đào tạo từ NSNN còn thấp. Về tỷ trọng, giai đoạn từ 1991-1995, tỷ lệ chi của NSNN cho giáo dục và đào tạo chỉ đạt 9,6%. Giai đoạn từ 1996-2000 tuy tỷ lệ chi đã tăng lên nhưng chỉ chiếm khoảng 13%. Năm 2003 chi NSNN đạt 16%/ tổng chi NSNN song còn thấp hơn mức chi tối thiểu cho giáo dục và đào tạo của nhiều nước đang phát triển.

Về số tuyệt đối, chi cho đào tạo cán bộ KH-CN thấp và chưa gắn với yêu cầu của sản xuất theo định hướng thị trường. Mức chi từ NSNN bình quân hàng năm cho mỗi cán bộ KH-CN khoảng 1.000 USD. Trong khi ở Thái Lan là 18.000 USD, Singapore là 53.000 USD, Hàn Quốc là 56.000 USD, Đài Loan 68.000 USD và Nhật Bản là 134.000 USD. Nếu so sánh thì chỉ tiêu này của Việt Nam chỉ gần bằng 5,6% của Thái lan và 0,74% của Nhật Bản [6, tr. 10]. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực cho KH-CN nói chung và chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống STH nói riêng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của việc phát triển một nền CNSTH hiện đại.

Riêng Viện CNSTH - cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm về CNSTH - chưa được sự đầu tư đầy đủ của Nhà nước. Tổng chi của NSNN cho Viện CNSTH trong cả nước có xu hướng tăng lên qua các năm song tốc độ tăng còn rất chậm. Năm 2000 là 3,2 tỷ VND; năm 2001 tăng lên 4,1 tỷ; năm 2002 gần 4 tỷ và năm 2003 trên 7 tỷ (phụ lục 20).

Trong tổng số chi của NSNN cho Viện CNSTH, chi lương cho cán bộ của viện chiếm tỷ trọng trên 60%. Chi trang thiết bị cho Viện CNSTH nhỏ giọt và chỉ được chú trọng trong một vài năm trở lại đây. Kinh phí cho đề tài nghiên cứu rất thấp, chỉ có hai năm trở lại đây đạt tỷ trọng 1/3 tổng chi NSNN. Chi cho sản xuất thử nghiệm, triển khai đề tài và chuyển giao công nghệ không thường xuyên, có những năm không được phân bổ. Nhà nước ít đầu tư vào trang thiết bị cho Viện CNSTH và khả năng hợp tác quốc tế của viện CNSTH còn hạn chế. Với mức chi cho đào tạo thấp, Viện CNSTH hàng năm chỉ có thể tổ chức được vài chục lớp tập huấn về CNSTH cho các địa

phương. Các lớp này được mở chủ yếu cho các tỉnh đồng bằng, các tỉnh miền núi chỉ thực hiện được từ 1 đến 2 lớp/ năm. Vì vậy hiểu biết về CNSTH của người dân còn thấp.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho các hoạt động khuyến nông và hoạt động nghiên cứu khoa học có liên quan chỉ dưới 1% chi NSNN cho nông nghiệp.

Một cán bộ trung tâm khuyến nông của các tỉnh cho biết trung tâm mới chỉ tập trung vào việc tập huấn về sản xuất để tạo ra nhiều nông sản chứ chưa chú trọng đến tập huấn cho công tác bảo quản STH.

2.2.1.2. Cơ chế phân bổ kinh phí, nghiệm thu và sau nghiệm thu đề tài chưa tạo ra sự gắn kết giữa cung với cầu trong thị trường công nghệ

Đại hội Đảng lần thứ IX đã kiểm điểm một cách nghiêm túc và đã thừa nhận:

Hoạt động khoa học - công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội, chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu. Trình độ công nghệ của ta còn thấp nhiều so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [32, tr. 255].

Trước năm 2003 việc sử dụng NSNN cho KH-CN kém hiệu quả và không tạo ra áp lực nâng cao năng lực nghiên cứu của các viện. Chi NSNN cho công nghệ thường là chi cho cung. Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí cho các viện, các cơ sở nghiên cứu theo yêu cầu của từng thời kỳ. Trong cơ chế này, hoạt động KH-CN nói chung và CNSTH nói riêng thường được coi là nhiệm vụ của Nhà nước và do Nhà nước đầu tư. Kết quả là thường xảy ra tình trạng cung tách rời cầu về công nghệ như chỉ ra trong sơ đồ 2.2.

Cung về công nghệ (Viện nghiên cứu,

trường)

Thị trường công nghệ

Cầu về công nghệ (doanh nghiệp, người nông dân, cơ sở kinh doanh) (2) Đề t i nghiên cà ứu,

chuyển giao (1) Nh nà ước

cấp kinh phí

Sơ đồ 2.2: Phương thức phân bổ kinh phí không gắn kết cung với cầu về công nghệ

Mặt khác, rất ít các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu hoặc đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu. Vì vậy, sản phẩm của CNSTH chậm được thương mại hóa. Theo kết quả thống kê được đưa ra tại hội nghị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các trường đại học và cao đẳng năm 2003 tại Hà Nội, chỉ có 30% các công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế.

Từ tháng 4/ 2003, để khắc phục tình trạng trên, Bộ KH-CN đã ban hành một loạt các văn bản mới: Quyết định số 07 và 08/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 ban hành quy định về việc xác định các đề tài KH-CN và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước và phương thức làm việc của Hội đồng KH-CN tư vấn xác định các đề tài, các dự án cấp Nhà nước; Quyết định số 16 và 17/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2003 ban hành quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài và phương thức làm việc của Hội đồng KH-CN tư vấn; Quyết định số13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25/5/2004 ban hành quy định đánh giá, nghiệm thu đề tài. Theo các quy định mới này, công tác xác định và tuyển chọn đề tài nghiên cứu đã bước đầu khắc phục được tình trạng các đề tài khoa học ít gắn với yêu cầu của thực tế. Việc đánh giá đề tài đảm bảo khách quan và chính xác hơn.

Mặc dù đã đạt được một bước tiến rất dài trong việc xét duyệt, đánh giá và nghiệm thu đề tài, song các quy định mới còn có những điểm bất hợp lý. Ví dụ: trong Quyết định số 13 về đánh giá nghiệm thu đề tài, mục 3 Điều 17 quy định: Các đề tài không đạt yêu cầu vẫn được quyết toán toàn bộ chi phí bỏ ra đã được hội đồng đánh giá xác nhận. Quy định này chưa ràng buộc đầy đủ trách nhiệm của các chủ đề tài và còn có yếu tố bao cấp của NSNN. Số

tiền trả cho những đề tài không đạt bị lãng phí vì không tạo ra sản phẩm công nghệ. Đây là một cách đầu tư không hiệu quả vì sản phẩm dở dang của KH- CN không đem lại tác dụng cho xã hội.

Cơ chế thanh, quyết toán đề tài chưa được thay đổi đồng bộ để phù hợp với những quy định mới. Hiện nay việc quản lý tài chính của các đề tài và việc hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ KH-CN vẫn thực hiện theo các quy định trong thông tư liên tịch số 45/ 2001/TTLT/BTC- BKHCNMT giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường [5]. Các mức quy định này được xây dựng từ năm 2001 đến nay đã bị lạc hậu và có những quy định bất hợp lý: Nếu ước tính một đề tài hoạt động trong 3 năm thì tổng kinh phí cho đề tài khoảng 100 triệu VND, trong khi đó chi phí quản lý đề tài là 30 triệu VND, chiếm gần 1/3 tổng kinh phí của đề tài và cao hơn gấp 1,5 lần so với tổng kinh phí dành cho nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ và giải pháp KH-CN (phụ lục 21).

Ngoài ra, cơ chế sau nghiệm thu đối với các đề tài hoặc dự án thường bị xem nhẹ. Chưa có cơ chế tài trợ hoặc khuyến khích các đề tài được đánh giá cao và có khả năng ứng dụng vào thực tế. Cơ chế tài chính chưa ràng buộc trách nhiệm của nhà khoa học và viện nghiên cứu trong việc đưa các đề tài vào ứng dụng trong thực tế. Chưa có mạng lưới phổ biến rộng rãi các thông tin về kết quả nghiên cứu của các đề tài đến những người cần sử dụng. Sự bất cập về phân bổ và sử dụng kinh phí cho nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố hạn chế đáng kể khả năng đóng góp của đội ngũ KH-CN cho đất nước. Đồng thời, làm thất thoát nguồn chất xám mà Nhà nước đã tốn công đào tạo trong nhiều năm qua. Đây là một minh chứng cho việc sử dụng nguồn lực lãng phí, nhất là trong điều kiện NSNN còn rất hạn chế như hiện nay.

2.2.1.3. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIẢI PHÁP tài CHÍNH THÚC đẩy PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG điều KIỆN CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 71 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w