2.2.4.1. Nguyên nhân thành công
Những thành tựu trên là kết quả của đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Chính phủ được đưa ra từ Đại hội VI và tiếp tục phát triển, hoàn thiện ở các Đại hội VII, VIII, IX của Đảng. Trong đó nhiều chủ trương, chính sách về phát triển KH-CN nói chung và KH-CN trong nông nghiệp nói riêng.
Với đường lối đổi mới đó, Nhà nước đã cụ thể hóa thành các luật và các chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ nhất định, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp.
Môi trường pháp lý luôn được bổ sung và hoàn thiện như: Nghị định số 119/VĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH-CN; Nghị định số 05/2001/NQ- CP về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thưởng xuất khẩu cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu; Nghị định 43/1999/NĐ/CP về tín dụng Nhà nước. Luật đầu tư nước ngoài đã hai lần bổ sung sửa đổi khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt nam.
Hệ thống pháp lý đầu tư hiện hành đã thu hẹp dần những bất hợp lý về sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng phát triển.
Các chính sách thuế, tín dụng, chi NSNN được đưa vào cuộc sống đã phát huy tác dụng. Vốn đầu tư từ NSNN, vốn tín dụng và chính sách hỗ trợ về thuế đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển CNSTH liên tục và ổn định trong 15 năm qua. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước không những mở đường cho việc giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNSTH vào thực tế mà còn tạo ra môi trường chính trị - xã hội ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp và CNSTH.
Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tạo ra những thành tựu to lớn trong nông nghiệp và CNSTH.
2.2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Một là: Thiếu một chiến lược công nghệ sau thu hoạch phù hợp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển của CNSTH ở Việt Nam, trong đó nguyên nhân bao trùm nhất là thiếu một chiến lược CNSTH phù hợp.
Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò quan trọng của CNSTH đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước đã bắt đầu quan tâm hơn đến lĩnh vực STH, đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Mặc dù có sự hỗ trợ của Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương cho CNSTH, song các chính sách hỗ trợ vẫn mang tính rời rạc, thiếu hệ thống và không đồng bộ nên CNSTH ở Việt Nam vẫn ở trong tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực.
Các bộ phận trong hệ thống STH có mối liên kết rất chặt chẽ với nhau.
Đây là mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều với nhiều ngành, nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực cùng tham gia. Sự hỗ trợ của các chính sách tài chính không
đồng bộ, thiếu gắn bó không thể thúc đẩy CNSTH phát triển theo các mục tiêu đề ra. Cho đến nay, chưa có một chiến lược CNSTH thích hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Hai là: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp
Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu nên đã dẫn đến tình trạng luẩn quẩn do sản xuất nhỏ và thiếu công nghệ.
Sơ đồ 2.3: Vòng luẩn quẩn sản xuất nhỏ, thiếu công nghệ sau thu hoạch Tình trạng sản xuất nhỏ làm cho CNSTH kém phát triển, tổn thất STH cao, chất lượng nông sản thấp. Kết quả là nông sản chủ yếu dược tiêu dùng và xuất khẩu thô, không đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường. Để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn đó phải phát triển CNSTH để biến một nền sản xuất nhỏ thành một nền sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao.
Ba là: Môi trường luật pháp chưa hoàn chỉnh Sản xuất nhỏ,
manh mún
Thiếu vốn đầu tư
CNSTH kém phát triển
Tổn thất cao, chất lượng sản phẩm thấp Tiêu dùng
v xuà ất khẩu thô Giá cả thấp, thu nhập
thấp
Khả năng cạnh tranh thấp
Mất thị trường
Hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa hoàn chỉnh và ổn định dẫn đến sự thay đổi thường xuyên trong chính sách. Các văn bản pháp luật không rõ ràng thường dẫn đến việc không thống nhất trong thực thi. Bên cạnh đó, ý thức tôn trọng luật của người dân còn thấp nên thường hay vi phạm luật.
Trong môi trường kinh doanh vẫn còn tồn tại hai bộ luật khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước và ba sân chơi của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự tồn tại song song của hai hệ thống luật điều chỉnh tạo nên một môi trường pháp lý phức tạp, chồng chéo và môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Bốn là: Cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1996 đã nhận định: "Chúng ta chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển khoa học - công nghệ. Việc quản lý khoa học - công nghệ trong cơ chế thị trường còn nhiều lúng túng, bất cập" [31].
Chính sách đầu tư thường thiên về đáp ứng các mục tiêu chính trị - xã hội hơn là mục tiêu kinh tế. Trong mục tiêu kinh tế lại chú trọng mục tiêu tăng trưởng cao hơn là mục tiêu hiệu quả. Điều này được thể hiện trong việc phân bổ và sử dụng vốn. Việc lựa chọn dự án đầu tư thiên về các dự án cho phát triển sản xuất, ít chú ý đến những dự án đầu tư cho hệ thống STH. Kết quả là nền kinh tế phải gánh chịu tất cả những rủi ro, lãng phí nguồn lực làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chi NSNN còn mang tính dàn trải, chưa tập trung để đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều dự án không gắn với quy hoạch hoặc quy hoạch không đồng bộ giữa các khâu, các ngành, các lĩnh vực nên hiệu quả của dự án đầu tư không cao. Các chính sách tài chính chưa tác động đồng bộ vào cả bốn thành phần của công nghệ. Xu hướng chủ yếu tập trung cho thiết bị, chưa quan tâm đúng mức đến phần con người, phần
thông tin và tổ chức. Do đó, vốn đầu tư cho công nghệ kém hiệu quả, không khai thác hết được phần thiết bị, chậm làm chủ công nghệ mới.
Chính sách thuế chưa ổn định, thường xuyên thay đổi trong thời gian quá ngắn, lộ trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thuế và thực hiện các cam kết quốc tế về thuế chưa được công bố rộng rãi làm cho các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc định hướng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Chính sách thuế đối với các chủ trang trại chưa khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất hàng hóa.
Chính sách về KH-CN còn thiếu đồng bộ, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghiên cứu CNSTH với thực tiễn sản xuất và thị trường. Rất ít các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu hoặc đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu. Vì vậy, sản phẩm của KH-CN chậm được thương mại hóa, hạn chế động lực thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNSTH vào nông nghiệp. Chưa giải quyết tốt được mối quan hệ lợi ích giữa cơ quan nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ với người sản xuất và người tiêu dùng.
Năm là: Chi phí kinh doanh cao, hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản còn thấp
Hiện nay, chi phí kinh doanh của hàng hóa Việt Nam được đánh giá là còn quá cao so với nhiều nước trong khu vực dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp [3, tr. 5]. Bảng 2.12 chỉ ra chi phí kinh doanh của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (1 là cao nhất và 4 là thấp nhất).
Bảng 2.12: Chi phí kinh doanh của Việt Nam so với một số nước trong khu vực
Chi phí kinh doanh Việt Nam
Trung Quốc
Thái
Lan Malaysia Philippines
Chi phí/ Chất lượng điện 1 2 3 3 3
Chi phí/ Chất lượng nước 2 3 3 3 3
Chi phí viễn thông 1 3 3 3 4
Chi phí vận tải đường biển 1 3 2 3 2
Chi phí nhân công (lao động giản đơn) 4 2 2 1 3
Chi phí nhân công (lao động trung bình) 2 3 2 1 2
Chi phí thuê nhà/ Chất lượng (văn
phòng) 2 1 3 3 4
Chi phí thuê/ Chất lượng (thuê đất
trong KCN và KCX) 2 2 4 3 2
Chi phí khác (hành chính, các chi phí
không chính thức) 1 1 3 3 2
Thuế thu nhập cá nhân 1 2 2 3 3
Thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế 1 2 2 3 3
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Báo cáo nghiên cứu về chiến lược xúc tiến FDI tại nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội, tr. 5.
Chi phí điện, viễn thông, vận tải biển, chi phí hành chính, thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam được xếp vào loại cao nhất so với 4 nước trong khu vực. Những chi phí này đã ảnh hưởng đáng kể đến giá thành nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, làm giảm sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, phát triển công nghệ STH là một đòi hỏi vô cùng cấp bách hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam tiến hành CNH, HĐH từ một nền nông nghiệp lạc hậu. Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước đã thực thi nhiều giải pháp nhằm nhanh chóng đưa công nghệ STH lên một bước phát triển mới.
Trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chương 2 đã phân tích và đánh giá một cách khách quan sự tác động của các giải pháp tài chính đến việc thúc đẩy phát triển CNSTH. Các giải pháp tài chính đã góp phần to lớn vào việc thay đổi bộ mặt của nông nghiệp và CNSTH. Kết quả đó được thể hiện trên nhiều mặt: giảm tổn thất STH; tăng
kim ngạch xuất khẩu; tăng giá trị và chất lượng nông sản; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam và từng bước hội nhập vững chắc với kinh tế thế giới.
Trên cơ sở đó, chỉ rõ những thành tựu đạt được và những tồn tại cần tháo gỡ để các giải pháp tài chính phát huy hiệu quả tối đa, nhanh chóng đưa CNSTH của Việt Nam hòa nhập vào trình độ chung của CNSTH trong khu vực và thế giới. Việc nghiên cứu thực trạng CNSTH và sự tác động của các giải pháp tài chính trong việc thúc đẩy phát triển CNSTH là căn cứ quan trọng để đề ra các giải pháp tài chính ở chương 3.
Chương 3
HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH Ở VIỆT NAM
3.1. CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH Ở VIỆT NAM