Tín dụng và chính sách lãi suất

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIẢI PHÁP tài CHÍNH THÚC đẩy PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG điều KIỆN CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 92 - 107)

Hiện nay, yêu cầu về vốn cho phát triển các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: "Phải huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng. Kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ bên ngoài" [32, tr. 228]. Đường lối chung đó đã được cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Quan

trọng nhất là Quyết định 67/1999/ TTg ngày 30/3/1999 về việc cho vay đối với kinh tế tập thể và hộ nông dân. Quyết định này đã tạo điều kiện cho kinh tế tập thể và hộ nông dân dễ dàng tiếp cận được vốn vay của Nhà nước để phát triển sản xuất, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp.

Một là: Vốn vay trong nước cho nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tăng lên

Trong nông nghiệp đã hình thành một hệ thống tín dụng nông thôn bao gồm thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức, trong đó tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo (phụ lục 23).

Hệ thống này có bước phát triển mới cả về số và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về vốn để phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong hệ thống các ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Với chức năng của mình, NHNo&PTNT đã xác định rõ: "Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng" [38, tr. 17]. Vì vậy, trong thời gian qua, NHNo&PTNT đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, tạo điều kiện cải thiện đời sống nông dân và xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn.

Tổng dư nợ của ngân hàng tính đến 30/9/2003 đạt 106.070 tỷ (cho vay VND:

96.073 tỷ, cho vay ngoại tệ quy đổi 9.997 tỷ). Trong đó số dư nợ cho vay của NHNo&PTNT là 99.887 tỷ, ủy thác đầu tư cho Ngân hàng Chính sách xã hội là 6.783 tỷ.

Hiện nay, NHNo&PTNT còn tập trung đẩy mạnh cho vay theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như:

- Chương trình cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp: Trong tổng số dư nợ của hộ nông dân đến 31/12/2002 là 81.357 tỷ VND thì dư nợ của NHNo&PTNT là 54.760 tỷ VND, chiếm 80% tổng dư nợ. Đặc biệt trong

những năm gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng liên tục và mạnh mẽ. Doanh số cho vay trong tháng 6/2001 so với cả năm 1991 tăng 63 lần. Dư nợ cuối tháng 6/2001 so với cuối tháng 12/1991 tăng lên 131 lần chiếm tới 60% tổng dư nợ của NHNo&PTNT (phụ lục 24). Mức vay của hộ nông dân cũng được tăng dần qua các năm từ 2,1 triệu VND/ hộ năm 1993 lên 5,2 triệu VND/ hộ năm 2001. Nếu tính cả 2 triệu nông dân nghèo được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và 1 triệu hộ nông dân có dư nợ tại các tổ chức tín dụng khác thì có trên 8 triệu hộ nông dân được tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, chiếm 70% số hộ nông dân Việt Nam [45, tr. 3].

- Chương trình thu mua lương thực: Theo kế hoạch cho vay thu mua xuất khẩu của Chính phủ, tháng 5/1998, NHNo&PTNT đã cho 42 doanh nghiệp vay 4.116 tỷ VND mua 3.349 tấn lúa. Trong đó, có 893.000 tấn lúa tạm trữ và đã xuất khẩu được 1,7 triệu tấn gạo. Ngoài ra, NHNo&PTNT còn cho vay thử nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 112 tỷ VND, chương trình cho vay trung và dài hạn theo dự án của Chính phủ 114,6 tỷ VND [45, tr. 19].

- Chương trình cơ sở hạ tầng nông thôn: Đến nay NHNo&PTNT đã cho vay 800 tỷ VND để làm đường giao thông nông thôn, phát triển lưới điện và cho hơn 20.000 hộ nông dân vay để xây dựng sân phơi. Các chương trình này đã góp phần tăng thêm hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp.

Ngân hàng Chính sách xã hội: Hoạt động của ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc huy động vốn cho phát triển nông nghiệp và CNSTH. Tính đến 31/12/2003 ngân hàng đã cho trên 1,02 triệu hộ nghèo vay, với tổng dư nợ là 8.248,6 tỷ VND. Kết quả của những cố gắng trên đã góp phần đưa số hộ thoát nghèo cả nước lên con số 315.000 hộ.

Quỹ tín dụng nhân dân: Hoạt động của quỹ cũng góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho nông dân. Đến cuối năm 2002, tổng dư nợ của các quỹ tín dụng nhân dân đạt 3.089.132 triệu VND, tăng 503.015 triệu VND so với

năm 2001. Dư nợ của các quỹ tín dụng tăng một mặt cho thấy khả năng chủ động trong kinh doanh của quỹ, mặt khác đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nông dân, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Quỹ Hỗ trợ phát triển: Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển được dùng để hỗ trợ các chương trình kinh tế và các dự án trọng điểm, trong đó có nhiều chương trình cho lĩnh vực STH như:

Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn:

Quỹ Hỗ trợ phát triển đã đầu tư số vốn là 5.267 tỷ VND để xây dựng 27.000 km kênh mương và bê tông hóa trên 155.000 km đường giao thông nông thôn.

- Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng: Vốn của quỹ là 13.000 tỷ VND được đầu tư cho 104 dự án cầu đường giao thông, các dự án cửa khẩu với số vốn 205 tỷ VND để xây dựng cửa khẩu Lào Cai và Mộc Bài.

- Chiến lược xuất khẩu: Quỹ đã dành 6.500 tỷ VND vốn trung và dài hạn cho 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu và trên 9.300 tỷ VND vốn ngắn hạn hỗ trợ cho 2.000 doanh nghiệp để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Trong đó, cho vay xuất khẩu gạo chiếm tới 33% tổng cho vay xuất khẩu của Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Chiến lược phát triển nông, lâm, thủy hải sản: Quỹ đầu tư cho 688 dự án chế biến nông, lâm, thủy hải sản với tổng số vốn là 6.700 tỷ VND.

Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu: Trong những năm qua, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu đã hỗ trợ cho nhiều loại nông sản xuất khẩu, trong đó chủ yếu là gạo và cà phê là hai loại nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn. Năm 1999 hỗ trợ của quỹ là 122 tỷ VND, năm 2001 tăng lên 300 tỷ VND [19].

Bảng 2.8: Hỗ trợ vốn của quỹ Hỗ trợ xuất khẩu cho nông sản

(Đơn vị tính: tỷ VND)

Mặt hàng 1999 2000 2001

Gạo 122 55 300

Cà phê 16 40 130

Nông sản khác 14 23 40

Tổng 152 118 470

Nguồn: Bộ Tài chính (2002), Chính sách tài chính đối với thúc đẩy xuất khẩu nông sản năm 2002 và thời gian tới, Hà Nội.

Bên cạnh đó, quỹ còn hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp tạm trữ lương thực và cà phê, góp phần tiêu thụ hết cà phê và lúa hàng hóa cho nông dân. Để khuyến khích xuất khẩu nông sản, Nhà nước đã thực hiện bù lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vật tư cho nông nghiệp và thu mua nông sản xuất khẩu. Năm 1998, mức bù là 44 tỷ VND. Năm 1999 khoảng 70 tỷ VND. Năm 2001, quỹ còn hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng khoảng 188 tỷ VND trong đó trong đó 150 tỷ VND để tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong 12 tháng [47, tr. 5]. Ngoài ra, quỹ còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường như hỗ trợ dứa xuất khẩu đi Mỹ.

Hai là: Vốn vay trung và dài hạn đã tăng lên

Cơ cấu đầu tư tín dụng đã thay đổi theo hướng đầu tư phát triển theo chiều rộng đi đôi với phát triển theo chiều sâu. Các ngân hàng đã tăng dần cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực nông nghiệp. Năm 1991 vốn vay chủ yếu là ngắn hạn, chiếm tới 85%, vốn dài hạn chỉ chiếm 15% tổng số vốn vay. Đến năm 2003 vốn vay dài hạn đã lên tới trên 42% (Phụ lục 25). Nhờ đó, đã góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống STH.

Ba là: Thủ tục cho vay thông thoáng hơn

Theo thông tư số 03/2003/TT ngày 24/2/2003 hướng dẫn về cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo Nghị quyết số 02/2003/ NQ-CP ngày 17/1/2003 của Chính phủ quy định [46].

- Hộ nông dân sản xuất nông sản mang tính hàng hóa, có dự án đầu tư, ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được vay đến 30 triệu VND.

- Các hợp tác xã (HTX) làm dịch vụ cung ứng vật tư, giống để sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có dự án đầu tư, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có thể vay đến 100 triệu VND.

- Các HTX sản xuất hàng hóa xuất khẩu, làm nghề truyền thống có dự án đầu tư, có hợp đồng xuất khẩu, đơn đặt hàng khả thi có thể vay đến 500 triệu VND.

Quy định này đã khắc phục một bước tình trạng thiếu vốn ở khu vực nông thôn và mở ra một hướng mới để khuyến khích khai thác nội lực phát triển nông nghiệp và CNSTH. Nhờ đó, nông dân được tiếp cận với vốn vay có lãi suất thấp, phát triển sản xuất, dịch vụ chế biến... để thoát khỏi đói nghèo.

Bốn là: Lãi suất cho vay đối với nông nghiệp có sự điều chỉnh giảm dần

Theo số liệu của NHNo&PTNT, trong giai đoạn 1996 - 2000, lãi suất cho vay bình quân đối với khu vực nông nghiệp là 13,3%/năm; năm 1996 là 18%/năm; năm 2001 là 12,6%/năm và từ 1/6/2002 đến nay áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận. Bên cạnh đó, việc áp dụng linh hoạt và mềm dẻo hai loại lãi suất thương mại và lãi suất ưu đãi đã góp phần khuyến khích sản xuất và kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp phát triển.

Năm là: Vốn đầu tư nước ngoài cho công nghệ sau thu hoạch có xu hướng tăng lên.

Cùng với những nỗ lực bên trong, Việt Nam đã cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp và CNSTH. Vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn của ODA, WB, FAO, SIDA (Thụy Điển), Danida (Đan Mạch), UNDP, PAM...

Một lượng vốn ODA đáng kể đã được đầu tư vào nông nghiệp. Tính từ năm 1990 đến 1999, tổng vốn ODA cam kết cho nông nghiệp và phát triển nông thôn là 1.670 triệu USD với 224 chương trình, dự án. Trong đó nông nghiệp 791 triệu, chiếm 48%; lâm nghiệp 323 triệu, chiếm 19%; thủy lợi 556

triệu, chiếm 33%. Nếu tính trong cả thời kỳ từ 1993-2001, con số này lên tới 19.631 tỷ USD, chiếm 12,74% tổng vốn ODA cho Việt Nam [55].

Cùng với vốn ODA, WB đã giúp Việt Nam 49 triệu USD theo chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn để cho vay trực tiếp đến hộ nông dân ở 21 tỉnh trong cả nước. Ngoài ra, WB còn tăng đầu tư từ 27% tổng dự án đầu tư giai đoạn 1994-1998 lên 38% giai đoạn 1999-2002 cho khu vực nông nghiệp, nông thôn [59]. FAO cũng hỗ trợ Việt Nam thành lập một trung tâm nghiên cứu lúa lai để tạo ra các giống lúa có chất lượng cao, góp phần tăng sản lượng lúa thêm 30% [61].

Nếu tính các dự án/ chương trình đang hoạt động thì hiện nay có 5 dự án/ chương trình của nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp: Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn vay vốn của ADB và AFD với tổng số vốn 150 triệu USD;

dự án đa dạng hóa nông nghiệp vay vốn của WB và AFD với tổng số vốn là 84 triệu USD; dự án phát triển chè và cây ăn quả vay vốn của ADB với tổng số vốn là 57 triệu USD; chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp do Đan Mạch viện trợ không hoàn lại với tổng số vốn là 62 triệu USD; chương trình phát triển ngành nông nghiệp vay vốn của ADB với tổng số vốn là 90 triệu USD.

Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp bao gồm 5 hợp phần: Hợp phần quản lý dịch hại tổng hợp, hợp phần giống cây trồng, hợp phần xử lý sau thu hoạch, hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ và hợp phần tín dụng.

Chính phủ Đan Mạch là đối tác quan trọng đầu tư vào lĩnh vực STH ở Việt Nam. Năm 1997 Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ 2,4 triệu USD không hoàn lại theo dự án Danida: "Phát triển sau thu hoạch và chế biến gạo" tập trung cho ba tỉnh: Thái Bình ở phía Bắc; Sóc Trăng và Cần Thơ ở phía Nam. Mục tiêu của dự án là chú trọng chương trình nâng cao năng lực sấy khô để giảm tổn thất STH và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Riêng Sóc Trăng đã có 257 máy sấy được mua từ nguồn vốn của chương trình này với điều kiện vay ưu đãi: lãi

suất là 0,8%/tháng năm 1998 bằng lãi suất cho vay đối với người nghèo và thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại.

Tháng 4 năm 2000, Chính phủ Đan Mạch đầu tư cho lĩnh vực STH trong hợp phần STH của chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp tổng số vốn là 5,2 triệu USD tương đương với 36,6 triệu Curon Đan Mạch. [7].

Bảng 2.9: Hợp phần sau thu hoạch của dự án Danida

(Đơn vị: 1000 USD)

Chỉ tiêu Trợ giúp

Kỹ thuật Tập huấn Đầu tư thiết bị

Hoạt động thường

xuyên

Tổng cộng

Chiến lược STH quốc gia 260.0 40.0 31 331

Tăng cường năng lực ở

Bộ NN&PTNT 200.0 270.0 30 500

Nghiên cứu STH 130.0 350 7 16 496

Cải thiện cung cấp dịch

vụ STH ở ĐB SCL 755.4 425 230.2 1401.6

Cải thiện quản lý STH hộ

dân ở ĐB SCL 480.0 55 200 303

Chiến lược STH miền bắc

266.0 690 34 990

Quản lý hợp phần 478.0 40 74 210 802

Tổng số phụ 2137.4 1870 104 721.2 4832.6

Dự phòng 400

Tổng cộng 5.232,6

Nguồn:Bộ Ngoại giao Đan mạch và Chính phủ Việt Nam (2000), Tài liệu mô tả hợp phần xử lý STH, Tài liệu hỗ trợ chương trình ngành nông nghiệp, Hà Nội.

Tính đến năm 2003, hợp phần xử lý sau thu hoạch đã thực hiện lắp đặt được 640 máy sấy; thiết kế và thử nghiệm 2 loại mô hình máy sấy mới, trong

đó mô hình máy sấy F2 (công suất 2 tấn/ mẻ) đã được trao giải nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cần Thơ [8, tr. 3].

Cùng với các nguồn vốn trên, nguồn FDI vào nông nghiệp tuy còn ít nhưng có xu hướng tăng lên và có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Từ năm 1988 - 2003, số dự án FDI vào nông, lâm nghiệp là 502 với tổng số vốn đầu tư là 2.690,7 triệu USD. Trong đó, số dự án đang hoạt động là 227 với tổng vốn đầu tư là 1.856,6 triệu USD và 133 dự án đang xây dựng cơ bản với số vốn là 355,4 triệu USD [4, tr. 3].

Sự tăng lên của vốn tín dụng trong và ngoài nước đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng đầu vào nguyên liệu cho công nghệ bảo quản và chế biến. Đồng thời, các nguồn vốn này còn góp phần xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đáng kể đời sống nông dân ở nhiều vùng trong cả nước. Song nhìn chung, chính sách tín dụng trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Thể hiện:

2.2.3.1. Chưa huy động được mọi nguồn vốn cho phát triển công nghệ sau thu hoạch

Trong thời gian qua, khối lượng cung về vốn tín dụng tuy có tăng nhưng chưa đủ mạnh, cơ cấu đầu tư chậm thay đổi, chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Vốn trung và dài hạn còn ít, phương thức huy động và cho vay chưa phong phú, thời gian vay thiếu linh hoạt nên chưa thực hiện tốt được chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa theo chiều sâu gắn với công nghiệp chế biến nông sản.

Hiện nay còn có sự lệch pha giữa khả năng đáp ứng với yêu cầu về vốn để phát triển CNSTH, thể hiện thông qua dư nợ, thủ tục vay, thời hạn vay, lãi suất vay và mức vốn vay.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/12/2003 tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn là 82.000 tỷ VND và chỉ chiếm 22,6% tổng dư nợ của toàn bộ nền kinh tế.

Với một nước chiếm gần 80% dân số là nông nghiệp thì con số cho vay này là quá khiêm tốn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu cho phát triển nông nghiệp và CNSTH.

Nếu tính riêng vốn vay cho hệ thống STH thì vốn đầu tư cho chế biến nông lâm thủy sản chỉ chiếm 16,77% tổng số vốn cho ngành nghề nông thôn.

Vốn sản xuất bình quân của một cơ sở chuyên chế biến nông lâm thủy sản thuộc loại thấp nhất trong các nhóm ngành. Vốn sản xuất nhỏ bé đã hạn chế khả năng đầu tư. Kết quả là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nông sản.

Nếu xem xét về phía nguồn vay, phần vốn vay được từ ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Chỉ có 32,45% số cơ sở; 15,6% số hộ chuyên và 12,3%

số hộ kiêm được vay. Nguồn vốn vay từ các chương trình hỗ trợ Nhà nước và các tổ chức rất thấp, chỉ có 4,77% số cơ sở; 18,3% số hộ chuyên và 1,88% số hộ kiêm được tiếp cận với nguồn vốn này [13, tr. 510]. Tình trạng thiếu vốn trong các hộ nông dân và các hộ kinh doanh chế biến nông sản còn phổ biến.

Theo kết quả điều tra về ngành nghề nông thôn của Bộ NN&PTNT, tất cả các nhóm đều có yêu cầu hỗ trợ vốn, chiếm tới trên 90% số hộ và cơ sở được điều tra (phụ lục 26). Vì thiếu vốn nên khả năng đổi mới công nghệ của nông dân và các cơ sở chế biến ở nông thôn còn hạn chế.

Các khoản cho nông dân vay còn mang tính chất bình quân và chưa đủ mức cần thiết. Ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, mức vốn vay bình quân của một hộ tăng lên 5 triệu VND, nhưng so với yêu cầu vay vốn của nông dân thì mới chỉ đáp ứng được 30% và thời hạn cho vay chủ yếu là 1-3 năm. Những dự án có vốn vay trên 10 triệu VND chỉ chiếm 13% trên tổng dự án. Tình trạng "tài trợ không đến ngưỡng" đã làm cho nguồn vốn bị dàn trải, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIẢI PHÁP tài CHÍNH THÚC đẩy PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG điều KIỆN CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 92 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w