Hiện nay bất cập lớn nhất trong nghiên cứu và ứng dụng CNSTH là sự thiếu gắn bó giữa cung và cầu về CNSTH. Thực tế này đòi hỏi phải thay đổi cơ chế phân bổ vốn của NSNN cho nghiên cứu CNSTH để khuyến khích thị trường công nghệ phát triển. Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ: "Đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý khoa học - công nghệ, đổi mới cơ bản và toàn diện công tác quản lý khoa học - công nghệ từ Trung ương đến tỉnh, thành phố. Đồng thời phát triển thị trường khoa học - công nghệ. Khuyến khích chuyển giao công nghệ, hợp đồng khoa học - công nghệ" [32, tr. 332-335]. Để thực hiện nhiệm vụ trên, chi NSNN phải đáp ứng các yêu cầu sau:
3.3.2.1. Chi ngân sách Nhà nước phải gắn với mục tiêu tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ
Để thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển, Nhà nước cần khuyến khích cả cung và cầu về công nghệ:
Về phía cung công nghệ: "Cần tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, giải phóng sức sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khoa học - công nghệ" [32, tr. 138]. Khâu quan trọng hàng đầu có tính
đột phá trong việc đưa cung đáp ứng cầu về công nghệ là phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin cho bằng cách "doanh nghiệp hóa" các viện nghiên cứu. Theo cách làm này, một số viện nghiên cứu phải chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ CNSTH cho thị trường. Bên cạnh đó, để tạo ra sự gắn kết giữa các viện nghiên cứu với doanh nghiệp cần phải đưa một số viện nghiên cứu về tổng công ty nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết số 782/TTg ngày 24/10/96 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là đối với những viện không phải là nghiên cứu cơ bản.
Về phía cầu công nghệ: Để hình thành và phát triển cầu đối với sản phẩm KH-CN thì điều quan trọng là phát triển mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp và làm cho các doanh nghiệp hiểu rằng đổi mới công nghệ là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển. Một mặt cần gắn lợi ích kinh tế với việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, mặt khác cũng buộc các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường phải thay đổi công nghệ nếu muốn tồn tại. Bên cạnh đó, cần chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế để tạo áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế.
3.3.2.2. Thay đổi cơ cấu phân bổ kinh phí và phương thức quyết toán các đề tài khoa học
* Về phân bổ kinh phí: Đối với thị trường công nghệ, cầu đóng vai trò quyết định và định hướng cho cung. Nếu không, công nghệ mới tạo ra sẽ không thể áp dụng được trong thực tế. Vì vậy, cần tập trung khuyến khích cho cầu về công nghệ. Phương thức này được thực hiện theo mô hình lấy người tiếp nhận công nghệ làm trung tâm đã được đề cập ở chương 1.
Phương thức phân bổ này vừa hướng vào việc tạo ra cầu vừa kích thích cung về công nghệ, xóa bỏ tình trạng cung và cầu công nghệ không phù hợp nhau trong nhiều năm qua.
Để giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa người nghiên cứu (cung công nghệ), người ứng dụng (cầu công nghệ) và Nhà nước, cần phải phân chia lợi ích hợp lý giữa ba chủ thể.
- Đối với những đề tài nghiên cứu cơ bản do Nhà nước đặt hàng
Nhà nước sẽ cấp 100% kinh phí để thực hiện đề tài và Nhà nước sẽ là chủ sở hữu các công nghệ tạo ra. Song để nâng cao trách nhiệm của các chủ đề tài trong việc sử dụng vốn của NSNN, việc nghiệm thu và quyết toán đề tài sẽ được chia ra các mức khác nhau:
• Các đề tài nghiệm thu được đánh giá đạt loại A và được đưa vào ứng dụng trong thực tế sẽ được thưởng bằng một tỷ lệ % tính trên tổng kinh phí của đề tài.
• Các đề tài nghiệm thu bị đánh giá "không đạt" nhưng được xét kéo dài thêm thời gian để hoàn thành thì toàn bộ kinh phí phát sinh sau khi hội đồng đánh giá nghiệm thu sẽ do chủ nhiệm đề tài và cơ quan của chủ đề tài chịu trách nhiệm.
• Các đề tài nghiệm thu bị đánh giá "không đạt", không được kéo dài hoặc đã được kéo dài nhưng vẫn bị đánh giá là không đạt thì sẽ phải trả lại 20%
số chi phí được hội đồng xác nhận cho khối lượng công việc thực tế đã làm.
- Đối với những đề tài nghiên cứu ứng dụng theo yêu cầu của người sử dụng
Kinh phí cho các đề tài ứng dụng công nghệ sẽ được hình thành từ ba nguồn: NSNN cấp một phần, một phần hỗ trợ thông qua chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng cho các cơ sở, viện nghiên cứu làm nhiệm vụ cung ứng công nghệ. Phần kinh phí còn lại, các đơn vị cung ứng công nghệ phải tự bù đắp thông qua hợp đồng kinh tế với các đơn vị và cá nhân có nhu cầu. Cách làm này sẽ nâng cao tính chủ động của các viện trong việc tìm thị trường cho sản phẩm công nghệ, đồng thời các công nghệ tạo ra sẽ được thị trường công
nghệ chấp nhận. Mức cấp kinh phí của NSNN sẽ tùy thuộc vào nhiệm vụ của KH-CN cụ thể. Thông thường số kinh phí của Nhà nước chiếm 50%-70%
tổng kinh phí của đề tài và được phân bổ theo phương thức sau:
Sơ đồ 3.1: Phương thức phân bổ kinh phí gắn kết giữa cung với cầu về công nghệ
Để thúc đẩy việc chuyển giao và cung ứng các dịch vụ về công nghệ, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp, cơ sở có hợp đồng đặt hàng thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng. Như vậy, doanh nghiệp vừa là người đặt hàng, vừa là người bỏ vốn, vừa là người nghiệm thu kết quả nghiên cứu. Phương thức kết hợp trong phân bổ nguồn vốn này sẽ tạo được mối liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu với cơ sở áp dụng kết quả nghiên cứu. Đồng thời, khuyến khích người sản xuất tự tìm đến công nghệ, coi công nghệ là yếu tố sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể tạo ra nhu cầu về công nghệ và các nhà khoa học mới có đất để phát huy khả năng của mình.
Thị trường công nghệ
(2) 1 phần từ NSNN
(2') 1 phần hỗ trợ bằng chính sách
của Nh nà ước
Cung về công nghệ (Viện nghiên
cứu, trường)
Cầu về công nghệ (doanh nghiệp
nông dân, cơ sở (1) Đặt h ng à
qua hợp đồng nghiên cứu (3) 1 phần kinh
phí của DN + giám sát
(4) Chính sách hỗ trợ của Nhànước (5) Chuyển
giao công nghệ
Người ứng dụng sẽ được độc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu trong một số năm tùy theo mức đóng góp. Vốn của Nhà nước sẽ được thu hồi dần khi việc ứng dụng đề tài đem lại kết quả kinh tế.
- Đối với các đề tài do cơ sở yêu cầu đặt hàng (thường là đối với doanh nghiệp tư nhân)
Cơ sở sẽ bỏ ra 90% vốn, NSNN bỏ ra 10% vốn (vốn mồi). Nhà nước sẽ tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua chính sách thuế và tín dụng:
đơn vị được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, được miễn giảm thuế TNDN và kết quả của đề tài sẽ thuộc quyền sở hữu của cơ sở.
* Về hỗ trợ sau nghiệm thu đề tài
Nhà nước cần hỗ trợ việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu dưới hình thức cho vay, hỗ trợ một phần kinh phí cho các các cơ sở tạo ra công nghệ mới. Để khuyến khích chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, đề nghị bộ KH-CN và Bộ Tài chính cho phép sử dụng 10%
kinh phí của đề tài cho việc triển khai, sản xuất thử nghiệm. Đồng thời cho phép khấu hao với mức 7-10 % để tạo nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp các thiết bị đã có và đầu tư mới.
Với mục tiêu nhanh chóng có được các công nghệ mới, hiện đại, Nhà nước cần đầu tư mua các công nghệ tiên tiến của nước ngoài hoặc thực hiện cơ chế mua các phát minh sáng chế của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu trong nước để nâng nhanh năng lực của CNSTH.
Ngoài ra, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn nảy sinh khi thực hiện các đề tài, hội đồng khoa học cần định kỳ 6 tháng hoặc một năm mở các diễn đàn trao đổi về các chính sách tác động đến CNSTH với sự tham gia của ba bên: doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách. Các vướng mắc có liên quan đến CNSTH được đưa ra trao đổi. Đồng thời, các bên sẽ đề xuất các gợi ý về chính sách cho thời gian tới. Căn cứ vào biên
bản của diễn đàn trao đổi, hội đồng khoa học sẽ xem xét hệ thống STH hiện hành về những mặt được và những bất cập để đưa ra kế hoạch cho từng thời kỳ cụ thể [28, tr. 122].
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng kinh phí của đề tài, phần kinh phí phân bổ cho đề tài nghiên cứu không dùng để trả lương cho các thành viên của đề tài mà chỉ được dùng vào việc nghiên cứu như mua sắm thiết bị, vật liệu thí nghiệm, tổ chức hội thảo trong nước và quốc tế, hỗ trợ nghiên cứu…