Quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu hỗn hợp

3.2.3. Quá trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong 10 tuần từ 09/05/2022 đến 24/07/2022 ở học kỳ Hè 2022 trên hai lớp SE17B01 (lớp đối chứng) và SE17B02 (lớp thực nghiệm) tại trường Đại học FPT Đà Nẵng (Hình 3.4). Đây là đối tượng SV không chuyên ngành toán, học toán để phục vụ cuộc sống và nghề nghiệp tương lai, hơn nữa việc chọn mẫu này là thuận tiện cho quá trình thực nghiệm.

Phiếu kiểm Tra đầu

vào

Chủ đề ĐH và TP được thiết kế

(Lớp Thực nghiệm) Phiếu kiểm

Tra đầu Khóa học thông thường ra

(Lớp đối chứng)

Tuần 1 Tuần 1 – 7 Tuần 10

Hình 3.4. Thiết kế quá trình thực nghiệm

3.2.3.1. Tác động lên lớp thực nghiệm

Kế hoạch thực nghiệm trên lớp thực nghiệm được cho bởi Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kế hoạch thực nghiệm đối với lớp thực nghiệm từ 09/05 - 24/07/2022 Tuần

thứ Nội dung

1

• SV làm phiếu kiểm tra đầu vào.

• SV làm phiếu khảo sát online sau kiểm tra.

• SV tìm hiểu về bài toán tìm đường cong phù hợp với tập dữ liệu cho trước và các phần mềm để giải quyết bài toán đó (Bài toán 3.1).

2

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.1 (các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện/tìm hiểu ngoài giờ lên lớp)

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.2 (Dự đoán giá vé xem phim), 3.3 (Tốc độ biến thiên của tỉ lệ lạm phát), 3.4 (Tốc độ biến thiên của nợ công Việt Nam).

• SV tìm hiểu theo nhóm Bài toán 3.5 (Xu hướng bán hàng và thị trường tiềm năng).

3

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.5 (các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện ngoài giờ lên lớp)

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.6 (Tốc độ biến thiên của khoảng cách).

• SV trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm để củng cố.

• SV tìm hiểu nhóm Bài toán 3.7 (Khai thác bền vững).

4

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.7 (các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện ngoài giờ lên lớp)

• Lớp học tổng kết kiến thức về chủ đề ĐH.

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.8 (Quãng đường đi được), 3.9 (Tổng lợi nhuận)

• SV tìm hiểu theo nhóm Bài toán 3.10 (Giá trị tương lai tích lũy của một chuỗi thu nhập).

5

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.10 (các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện ngoài giờ lên lớp)

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.11 (Điện năng tiêu thụ).

• SV trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm để củng cố.

• Giao nhiệm vụ Dự án. Góp ý kế hoạch thực hiện dự án (trao đổi online với từng nhóm từ sau 3 ngày kể từ khi giao nhiệm vụ cho đến cuối tuần).

• SV tìm hiểu theo nhóm Bài toán 3.12 (Doanh số bán hàng trực tuyến trung bình).

6

• Thực nghiệm dạy học Bài toán 3.12 (các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện ngoài giờ lên lớp)

• Lớp học tổng kết kiến thức về chủ đề TP.

7 • SV báo cáo Dự án.

10 • SV làm phiếu kiểm tra đầu ra.

Chúng tôi đã tiến hành ba tiền thực nghiệm để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các phương án REACT; đánh giá tính khả thi, hiệu quả ban đầu của phương án đã đề xuất đó; đồng thời có những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp (Nguyễn Thị Mai Thủy, 2020, 2021a, 2023).

Cách thức thực hiện mỗi bài toán được minh hoạ trong Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kế hoạch tổ chức thực nghiệm dạy học đối với mỗi BTTBC

Giao nhiệm vụ

cho SV

• GV giải thích nhiệm vụ của bài toán để SV hiểu các yêu cầu trong trình bày bài làm.

• Yêu cầu SV giải quyết bài toán theo nhóm.

• GV phân công nhóm báo cáo (mỗi nhóm đều báo cáo/hai nhóm báo cáo) và nhóm nhận xét phản biện (mỗi nhóm đều nhận xét phản biện cho một báo cáo của nhóm bạn theo sơ đồ vòng tròn/hai nhóm được phân công phản biện cho hai nhóm báo cáo).

• Sản phẩm nộp gồm file word phiếu học tập (PL7), rubric đánh giá cá nhân trong nhóm, rubric đánh giá trình bày của nhóm, video/record màn hình quá trình làm việc nhóm.

• GV cung cấp rubric đánh giá.

• GV hướng dẫn sử dụng các rubric đó và rubric đánh giá phản biện của nhóm (nhằm cung cấp cho SV các tiêu chí trong đánh giá phản biện).

Theo dõi, hướng dẫn

của GV

• Theo dõi và ghi chép các thông tin quan trọng liên quan đến hiểu KN và NL GQVĐTBC thể hiện trong quá trình thảo luận của các nhóm.

• Thỉnh thoảng tương tác với SV các nhóm bằng cách đặt câu hỏi như

"các em có thể nói thêm về lý do tại sao làm như vậy không?" để nhắc nhở SV cần làm rõ các căn cứ được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề.

• Giải đáp thắc mắc khi SV gặp khó khăn trong việc hiểu bài toán hoặc các nhiệm vụ.

• Đưa ra một số hướng dẫn liên quan đến tìm kiếm nguồn dữ liệu trên internet hoặc trong giáo trình khi SV cần hỗ trợ.

Báo cáo, thảo luận

• Các nhóm được phân công báo cáo sản phẩm (file word phiếu học tập).

• Nhóm được phân công nhận xét phản biện phần báo cáo của nhóm bạn.

Nhận xét, kết luận

của GV

GV đưa ra nhận xét, kết luận.

Thời gian

Thời gian làm việc nhóm: 30 phút; Thời gian báo cáo: 10 phút/báo cáo; Thời gian nhận xét phản biện của các nhóm và kết luận của GV:

30 phút.

Chúng tôi minh họa dạy học hoạt động Liên kết (R) trong phương án REACT với chủ đề TP ở Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Phương án REACT dạy học khái niệm tích phân

REACT Dụng ý sư phạm Hoạt động dạy học Sử dụng ICT Liên kết Bài toán tìm quãng

đường đi được là bài toán quen thuộc ở phổ thông khi học ứng dụng của TP cũng như trong môn Vật lý. Vận tốc là đại lượng có hướng nên nó có thể có dấu tùy ý. Chúng tôi chọn vấn đề quãng đường đi được với vận tốc là hàm có dấu tùy ý trên miền lấy TP để có thể giúp SV nhận ra bản chất của TP; sự khác nhau giữa TP và diện tích hình phẳng;

cũng như giữa quãng đường và độ dời (độ dịch chuyển)

Bài toán 3.8 (Quãng đường đi được) 1. Phát biểu bài toán theo cách hiểu của mình.

2. Xây dựng mô hình toán học cho bài toán (Tìm kiếm dữ liệu cần thiết; xác định các giả thuyết nếu cần; xác định các biến số liên quan đến các giả thuyết đã đề cập; thiết lập các mối quan hệ (chẳng hạn, thông qua hàm số, phương trình, công thức)).

3. Giải bài toán đã xây dựng ở bước 2.

4. Giải thích kết quả tìm được (Liên kết kết quả toán học với bài toán ban đầu).

5. Xem xét tính hợp lý của kết quả, xem lại các bước trước đó nếu kết quả không phù hợp. Trình bày cách giải quyết bài toán (nếu cần) và các cách giải quyết khác của bài toán (nếu có).

6. Theo bạn, cách giải quyết nào là tối ưu cho bài toán. Vì sao?

7. Hãy phát biểu bài toán tương tự và cách giải quyết bài toán đó. Nêu bài toán tổng quát, giải pháp tổng quát.

Với các bước trong quá trình giải quyết bài toán tương tự hay bài toán tổng quát như vậy, cần có những lưu ý gì?

- Làm việc theo nhóm và báo cáo trước lớp. Mỗi nhóm đều báo cáo và phải phản biện cho một báo cáo khác.

GV phân công phản biện các báo cáo theo sơ đồ vòng tròn. GV cung cấp trước cho SV các tiêu chí đánh giá trong rubric đánh giá trình bày báo cáo và rubric đánh giá cá nhân trong làm việc nhóm. Ngoài ra GV còn sử dụng rubric đánh giá phản biện của nhóm.

- GV tổng kết kiến thức và các nhóm nộp file đánh giá theo các rubric.

Hỗ trợ quá trình phản ánh của SV ở nhiệm vụ 5 bằng cách sử dụng Maple/

Graph/GeoGe bra/Desmos vẽ đồ thị hàm v(t).

Các rubric (PL6): là công cụ hỗ trợ SV tự đánh giá và cùng đánh giá lẫn nhau;

giúp SV học tự điều chỉnh, phát huy tư duy phản biện và sáng tạo. Đồng thời, rubric là công cụ để hỗ trợ GV đánh giá kết quả làm việc nhóm và kết quả của các cá nhân trong nhóm. Khi giao các nhiệm vụ học tập, các rubric liên quan đến nhiệm vụ đó đều được đồng thời cung cấp cho SV nhằm giúp SV định hướng, xác định được đầy

đủ các yêu cầu của nhiệm vụ, xác định các mục tiêu cần đạt được và góp phần thúc đẩy quá trình học tập tích cực của SV. Chúng tôi sử dụng bốn loại rubric đánh giá trong dạy học chủ đề ĐH và TP (PL6), gồm rubric đánh giá cá nhân trong nhóm, rubric đánh giá trình bày của nhóm, rubric đánh giá phản biện của nhóm và rubric đánh giá trình bày dự án. Các rubric này cũng đã được tiền nghiệm và lấy phản hồi từ SV để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi khi sử dụng chúng.

Chúng tôi minh họa một rubric đánh giá đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu (Bảng 3.13).

Rubric đánh giá trình bày dự án (tham khảo Geiger và cộng sự, 2021) Bảng 3.13. Rubric đánh giá trình bày dự án

Tiêu chí đánh giá Trọng số

Hoàn thành

85%-100% Hoàn thành

70% - 84% Hoàn thành

50% - 69% Hoàn thành

< 50%

8,5 - 10

điểm 7,0 – 8,4

điểm 5,5 – 6,9

điểm < 5,4 điểm Đúng thời gian quy định 0,1 Đúng thời

gian quy định Quá 3 phút Quá 5 phút Quá từ 5 phút trở lên Đúng và đầy đủ các yêu cầu

1. Đưa ra được mô hình toán học của vấn đề đặt ra.

2. Giải pháp để giải quyết mô hình toán học đó.

3. Phản ánh/bàn luận về tính hợp lý của các kết quả

0,3 Đúng và đầy

đủ 3 yêu cầu Đúng và đầy

đủ 2 yêu cầu Đúng và đầy

đủ 1 yêu cầu Không đúng yêu cầu nào

Cách trình bày rõ ràng,

thuyết phục 0,2

Trình bày rõ ràng, thuyết phục, âm giọng rõ ràng,

có ngữ điệu;

slide đẹp, rõ ràng, logic

Trình bày rõ ràng, khá thuyết phục, âm giọng rõ ràng; slide rõ

ràng, logic

Trình bày khá rõ ràng, âm

giọng vừa phải; slide rõ

ràng, khá logic

Trình bày không rõ ràng,

không logic, âm giọng thấp; slide không logic, không rõ ràng Nhiều thông tin mới,

hữu ích

1. Phản ánh/bàn luận về tính hợp lý của giải pháp và mô hình đã đưa ra.

2. Trình bày cách giải quyết khác và đưa ra nhận định về tính tối ưu của các giải pháp.

3. Phát biểu vấn đề tương tự mà các bạn quan tâm và nêu hướng giải quyết.

0,3 Đúng và đầy đủ 3 thông tin

mới, hữu ích

Đúng và đầy đủ 2 thông tin mới, hữu

ích

Đúng và đầy đủ 1 thông tin

mới, hữu ích

Không đúng thông tin mới,

hữu ích nào

Trả lời câu hỏi tốt, thỏa

đáng 0,1 Đúng, đầy

đủ, thỏa đáng

Đúng, đầy đủ, khá thỏa

đáng

Đúng, khá đầy đủ, khá

thỏa đáng

Không đúng hoặc không

thỏa đáng

3.2.3.2. Tác động lên lớp đối chứng

Kế hoạch thực nghiệm trên lớp đối chứng được thực hiện theo Bảng 3.14 sau.

Bảng 3.14. Kế hoạch thực nghiệm đối với lớp đối chứng từ 09/05 – 24/07/2022

Tuần thứ Nội dung

1 SV làm phiếu kiểm tra đầu vào.

Học theo đề cương chi tiết học phần MAE101.

2 - 9 Học theo đề cương chi tiết học phần MAE101.

10 SV làm phiếu kiểm tra đầu ra.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)