Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN LÂM
1.2. Kinh nghiệm một số nước về công tác khuyến nông, khuyến lâm trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới
Khuyến nông trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ phục hưng (Thế kỷ XIV) khi khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Khởi đầu là Rabelais (1493-1553) - một thầy thuốc và cũng là nhà giáo người Pháp đã chủ trương gắn liền nhà trường với thực tiễn. Từ khi hình thành đến nay, Khuyến nông đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới và ngày càng được khẳng định vai trò đó là không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của bất kỳ quốc gia nào.
Hiện nay, nông nghiệp tất cả các nước đều có hệ thống khuyến nông chính thức. Hầu hết trong Bộ Nông nghiệp các nước đều có Cục Khuyến nông hoặc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
a. Khuyến nông nước Mỹ
Năm 1845 tại Oihio, N.S. Townshned chủ nhiệm khoa nông học đề xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện. Những câu lạc bộ này sinh hoạt định kỳ hàng tháng, nghe giảng về những chủ đề khoa học kỹ thuật nông nghiệp, nghe báo cáo đi tham quan thực tế tại những trang trại. Đây là tiền thân của giáo dục sơ đẳng về khuyến nông tại mỹ.
Đến năm 1914 tổ chức khuyến nông chính thức được hình thành ở Mỹ, có 1861 hội nông dân với 3.050.150 hội viên [6].
Thuật ngữ Extension Education đã được sử dụng để chứng tỏ rằng đối tượng giáo dục của trường đại học không nên chỉ hạn chế ở những sinh viên do nhà trường quản lý, mà nên mở rộng tới những người đang sống ở khắp nơi trên đất nước.
b. Khuyến nông Indonesia
Inđônêxia là một trong các nước lớn trên thế giới với diện tích trên 1,9
25
triệu km2 và dân số trên 200 triệu người. Inđônêxia có nguồn tài nguyên phong phú nhất trong khu vực. Sau những năm thực hiện chương trình cải cách kinh tế, nền kinh tế Inđônêxia đã phát triển và đạt được thành công to lớn, được các nhà kinh tế đánh giá Inđônêxia là một quốc gia đang phát triển.
Hệ thống khuyến nông – khuyến lâm được xây dựng từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Các trung tâm khuyến nông – Khuyến lâm được hình thành ở các cấp cộng đồng bao gồm từ 4 đến 8 cán bộ hiện trường về lâm nghiệp, 7 – 12 cán bộ nông nghiệp mỗi trung tâm phụ trách 2- 3 xã. [8]
Inđônêxia đã thực hiện thành công "cuộc cách mạng xanh" trong nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm điều kiện phát triển đầu tiên trong nền kinh tế thị trường. Cuộc "cách mạng xanh" ở Inđônêxia được cụ thể hoá trong 2 chương trình lớn là: chương trình BISMAS và INMAS.
+ Chương trình BISMAS, Nhà nước đóng vai trò chính trong việc cấp vốn đầu tư (với lãi suất ưu đãi), phân, giống, kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, thông qua mạng lưới trung gian là các tổ chức tín dụng và mua bán. Tiến hành tăng diện tích đất trồng trọt, sử dụng giống mới trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất đai từng vùng.
+ Chương trình INMAS cấp vốn với lãi suất thông thường cho những hộ nông dân có từ 5 ha đất trở lên, chủ yếu là các đồn điền, trang trại. Người nông dân được vay tín dụng của Nhà nước để mua vật tư nông nghiệp và có nghĩa vụ bán sản phẩm cho Nhà nước ngoài phần thuế thu nhập của họ.
Thành quả đạt được về phát triển nền kinh tế là do Inđônêxia giữ vững ổn định về chính trị, có chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và cởi mở với nước ngoài, đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập những ngành và sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu .[7].
c. Khuyến nông Ấn Độ
26
Tại Ấn Độ có chương trình thiết lập 100 Trung tâm khuyến nông- khuyến lâm và có 1 văn phòng khuyến nông – khuyến lâm TW, 10 Trung tâm khuyến nông – Khuyến lâm vùng nhằm cải thiện sự liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ .[8]
d. Khuyến nông Trung Quốc
Khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu, nhưng đến năm 1933 ở Trường đại học nông nghiệp Kim Lăng có khoa Khuyến nông. Đến năm 1970 tại Trung Quốc mới chính thức có tổ chức khuyến nông Tại Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khoá VIII năm 1991:
“Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thôn” có mục tiêu thứ 4 nêu
“phải nắm vững chiến lược khoa học công nghệ và khuyến nông”. Cần đưa ngay các sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở. Chú trọng đào tạo các nhân viên khuyến nông. Kế hoạch 5 lần thứ 7 về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc tập huấn 1,2 triệu lượt người về công tác khuyến nông và bồi dưỡng được 150 triệu nông dân về kiến thức khuyến nông và tiến bộ kỹ thuật mới.
Đến nay Trung Quốc đã đạt được những thành công nhất định trong các công tác khuyến nông và tiến bộ kỹ thuật mới. Trung Quốc rất tự hào là đang dẫn đầu thế giới về 3 lĩnh vực: lúa lai, chẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản. [9]
e. Khuyến nông ở Thái Lan
Khuyến nông ở Thái Lan được hình thành chậm, mãi đến năm 1967 mới có. Tuy nhiên được Chính phủ quan tâm, đầu tư cán bộ và kinh phí hoạt động, tính đến năm 1992 Thái Lan đã có khoảng 15.196 cán bộ khuyến nông (trong đó 11.933 người là cán bộ biên chế và 3.263 người cán bộ hợp đồng).
Thái lan có 3 tổ chức hoạt động có liên quan đến khuyến nông- khuyến lâm là cục lâm nghiệp Hoàng Gia, hội nông dân và hội phát triển cộng đồng. Cục lâm nghiệp Hoàng Gia hoạt động khuyến nông – Khuyến lâm trên các lĩnh vực như: Bảo vệ rừng, sử dụng đất và trồng cây. Hoạt động này được chỉ đạo
27
bởi các phòng lâm nghiệp quốc gia bao gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh .[8]