Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả thực hiện các chương trình KNKL
3.3.2. Kết quả ứng dụng các mô hình thí điểm
Trong những năm qua, Trạm khuyến nông Lương Sơn đã cùng với bà con nông dân tổ chức triển khai, thực hiện thành công 205 mô hình cho 8.157 lượt hộ tham gia thực hiện. Trong đó :
* Về trồng trọt
Mô hình về trồng trọt: 82 mô hình; Mô hình về chăn nuôi: 80 mô hình;
Mô hình về lâm nghiệp: 30 mô hình; Mô hình về thuỷ sản: 13 mô hình. Tất cả các mô hình trình diễn sau khi tổ triển khai, thực hiện đều được tổ chức hội nghị, hội thảo đầu bờ, để qua đó bà con nông dân và các cơ quan chức năng đánh giá hiệu quả các mô hình đó đạt được có thể áp dụng trên quy mô lớn hơn. Có rất nhiều mô hình điển hình tiên tiến và được ứng dụng có hiệu quả.
Bảng 3.6: Kết quả ứng dụng mô hình trồng trọt điển hình TT Mô hình
trình diễn
Điểm trình diễn ( Xã)
Quy mô (ha)
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ) Đại trà Mô hình Đại trà Mô hình 1 Lúa lai BC 15 11 40,5 57,60 69,60 2332,8 2818,8 2
Ngô lai
NK66, CP333 3 10 45 72 450 720
( Nguồn: Trạm Khuyến nông- Khuyến lâm huyện Lương Sơn)
68
Qua bảng 3.6 có thể thấy:
- Mô hình trình diễn giống lúa lai BC15:
Được thực hiện tại 11 xã, thị trấn, mô hình gieo cấy lúa lai bước đầu đã thành công, đem lại kết quả tốt giúp nông dân có cái nhìn mới trong việc chuyển đổi cơ cấu giống mới trong sản xuất, đưa năng suất BQ đạt 69,6 tạ/ha.
- Mô hình ngô lai NK66, CP333:
Thực hiện tại 3 xã, năng suất đạt 70-75 tạ/ha. Năng suất ngô đại trà: 45 tạ/ha. Như vậy năng suất ngô lai tăng so với năng suất ngô đại trà là: 27,5 tạ/ha. Mô hình đó đem lại hiệu quả kinh tế, được nông dân áp dụng rộng rãi vào sản xuất giúp phần tăng thu nhập cho gia đình.
* Về chăn nuôi
- Mô hình chăn nuôi bò sữa
Thực hiện từ năm 2002 đến nay đã lan rộng trở thành một nghề mới, nghề sản xuất hàng hoá, thu nhập cao cho nhiều nông hộ và tạo ra dòng sản phẩm hàng hoá sữa, sản lượng sữa bình quân đạt 240 tấn/ năm, giá trị thu nhập trên 3,5 tỷ đồng mỗi năm. Tổng số bê được lai tạo ra trên 2.900 con.
Bình quân mỗi năm có trên 290 con bê lai tạo ra, giá trị thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm.
- Mô hình chăn nuôi gà thả vườn: Phát triển ở một số xã như xã Liên Sơn, Trung Sơn, Tân Thành và Cao Răm.
- Mô hình chăn nuôi lợn nái hướng nạc: Mô hình nhân rộng do phối hợp với điều kiện địa phương, mức đầu tư không cao, hiện nay đã hình thành các trang trại chăn nuôi lợn nái siêu nạc cung cấp con giống cho thị trường, được người dân dễ dàng tiếp cận và có thể triển khai được hầu hết các địa phương trong huyện.
- Mô hình cải tạo đàn dê: Thực hiện từ năm 2004, từ giống dê cỏ địa phương đến nay đã cải tạo được 80% dê lai theo hướng thịt và sữa. Biện pháp chuyển đổi dê đực là trong những tiến bộ kỹ thuật được duy trì lan rộng đến nay.
69
- Mô hình trồng cỏ chất lượng cao: Cỏ voi VA06, cỏ Mullato, cỏ hỗn hợp úc … là các loại thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng cao cho chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi đại gia súc rất có hiệu quả. Một số hộ đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng trồng lúa sang trồng cỏ, phục vụ chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Về lâm nghiệp
- Mô hình trồng thâm canh keo tai tượng: Phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng lan rộng ra phạm vi toàn huyện. Mô hình góp phần chuyển đổi phương thức trồng rừng quảng canh sang thâm canh sản xuất có hiệu quả.
- Mô hình trồng thâm canh mây nếp dưới tán rừng
Là loại cây trồng có giá trị kinh tế cho việc duy trì và phát triển các làng nghề thử công mỹ nghệ. Cây phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra đây còn là cây giúp phủ xanh đất trống trên địa bàn huyện Lương Sơn.
- Mô hình canh tác trên đất dốc, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, quy trình thâm canh và cải tạo vườn tạp... cũng được nhân rộng và phát triển.
* Chương trình khí sinh học (Bioga)
Được thực hiện tại 20 xã, thị trấn. Hiện nay đã xây dựng được 503 hầm Bioga (từ năm 2003-2012) với tổng số là 710,76 m3 mỗi năm xử lý được từ 10.000 đến 15.000 tấn chất thải trong chăn nuôi góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường có hiệu quả trong chăn nuôi.
Thông qua mô hình trình diễn, người nông dân đã được chuyển giao các tiến bộ KHKT mới, ứng dụng thành công trong thực tiễn và mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Nông dân có kiến thức và kỹ năng về đầu tư thâm canh, tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
70
Mô hình trình diễn đã trở thành nơi cho bà con nông dân thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, tạo được sự chú ý quan tâm cho nhiều nông dân. Mô hình đã trở thành chỗ dựa thực tiễn để nông dân có thể mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư thâm canh trong sản xuất kinh doanh.
3.3.3. Kết quả chung của hoạt động KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn Hoạt động KNKL đã đóng góp thiết thực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp của huyện, hàng năm đều có sự tăng trưởng đều. Các kết quả tổng trên các lĩnh vực trồng chọt, chăn nuôi nông lâm nghiệp đạt các kết quả khả quan :
- Năng suất lúa bình quân của huyện từ 27,1 tạ/ha năm 1993 lên 48,8 tạ/ha năm 2003 đạt 180,07%. Ước thực hiện năm 2012 năng suất lúa bình quân của huyện là 54,5 tạ/ha đạt 201,10% so với năm 1993.
- Năng suất ngô bình quân của huyện từ 15,8 tạ/ha năm 1993 lên 40,6 tạ/ha năm 2003 đạt 196%. Ước thực hiện năm 2012 năng suất lúa bình quân của huyện là 546,5 tạ/ha đạt 281,01% so với năm 1993.
- Sản lượng cây có hạt tăng từ 13.803 tấn năm 1993 lên 28.941 tấn năm 2003 tăng 209,6%. Tổng sản lượng cây có hạt ước thực hiện năm 2012 (lúa, ngô): 37.747 tấn đạt 273,46% so với năm 1993.
- Đàn trâu, bò từ 11.534 con năm 1993 lên 17.174 con năm 2003 đạt 148,66%. Đến nay tổng đà trâu, bò là 12.116 con đạt 105,04% so với năm 1993.
- Đàn lợn từ 15.360 con năm 1993 lên 44.704 con năm 2003 so với năm 2003 đạt 291,04%. Đến nay tổng đàn lợn là 65.152 con đạt 424,17% so với năm 1993.
- Đàn gia cầm từ 21.466 con năm 1993 lên 600.113 con năm 2003 bằng 2.795,64% so với năm 2003. Năm 2012 tổng đàn là 513.000 con đạt 2.389%
so với năm 1993.
- Diện tích trồng rừng hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu.[10]
71