Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN LÂM
1.2. Kinh nghiệm một số nước về công tác khuyến nông, khuyến lâm trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2. Khuyến nông ở Việt Nam
Hệ thống Khuyến nông trong lịch sử đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam cho đến ngày 02/3/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP-NĐ về Khuyến nông vàViệt Nam mới chính thức được thành lập. Để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những yêu cầu phong phú và đa dạng của người dân và cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta bước vào hội nhập với thế giới, ngày 26/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về công tác Khuyến nông, Khuyến ngư nhằm thay thế Nghị định 13/CP [10]. Và đến ngày 08/01/2010 Chính phủ đã ban hành Nghi ̣ đi ̣nh số 02/2010/NĐ-CP về công tác khuyến nông nhằm thay thế Nghị định 56/2005/NĐ-CP .
Theo Nghi ̣ định số 02/2010/NĐ-CP hệ thống tổ chức khuyến nông đã được hình thành từ trung ương đến tỉnh, huyện và cơ sở. Tính đến cuối năm 2011, 63 tỉnh thành trong cả nước đã có Trung tâm Khuyến nông tỉnh, có trên 400 trạm khuyến nông huyện. Toàn quốc có 25.228 cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên, trong đó cấp trung ương có 43 người, cấp tỉnh 1.414 người, cấp huyện 3.176 người và cấp xã 20.595 người. Bình quân khoảng 530 hộ nông dân có một khuyến nông viên. Tỷ lệ này đã được cải thiện so với những năm trước tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt tại những nơi địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian qua hoạt động khuyến nông đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng nhiệt tình của người nông dân. Đội ngũ cán bộ khuyến nông ngày càng trưởng thành, là lực lượng nòng cốt trong công tác phổ biến đường lối chủ trương chính sách phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ mới, đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ cho nông dân.
28
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khuyến nông Việt Nam
Khuyến nông đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhiều chương trình khuyến nông đã bám sát mục tiêu của ngành, địa phương, nhu cầu sản xuất và nguyện vọng của bà con nông dân để triển khai. Công tác khuyến nông khuyến lâm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới, trở thành địa chỉ đáng tin cậy của bà con nông dân.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Bộ NN & PTNT
Trung tâm KNKL Tỉnh, Thành phố Sở NN & PTNT
Tỉnh, Thành phố
Trạm Khuyến nông Huyện
UBND Huyện, Quận
UBND Xã, Phường
Khuyến nông cơ sở
Hộ nông dân Hội, đoàn thể, câu lạc bộ Khuyến nông
29
- Một số tồn tại và hạn chế
Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp trải dài trên phạm vi cả nước, do vậy công tác dịch vụ nông nghiệp cũng diễn ra trên phạm vi rộng lớn, tại tất cả các vùng miền với địa hình phức tạp; Sản xuất nông nghiệp hiện tại rất phân tán, manh mún tại trên 13 triệu hộ nông dân; Trình độ văn hoá, trình độ sản xuất, trình độ nhận thức về khuyến nông của cả người nông dân và cả người cung cấp dịch vụ còn hạn chế... nên nội dung dịch vụ cũng đa dạng, nhỏ lẻ và rất phức tạp, khả năng tiếp nhận và ứng dụng KH-KT vào sản xuất thấp, công tác khuyến nông gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dịch vụ, chi phí lớn và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Hệ thống khuyến nông cơ sở còn yếu kém: Hiện nay còn khoảng gần 20% số huyện chưa có trạm Khuyến nông và khoảng gần 30% số xã chưa có cán bộ khuyến nông cơ sở. Cách tổ chức hoạt động và quản lý chưa thống nhất và đồng bộ, năng lực cán bộ khuyến nông còn bất cập, nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở, vì không những họ cần có sự hiểu biết về mặt kỹ thuật mà còn cần hiểu biết sâu rộng cả về mặt kinh tế-xã hội. Hoạt động khuyến nông tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, nhiều nơi chưa có cơ hội tiếp cận với khuyến nông.
Nội dung hoạt động khuyến nông còn hạn hẹp, mới tập trung vào lĩnh vực chuyển giao TBKT đơn lẻ trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp hoạt động khuyến nông và các hình thức hoạt động chưa được đa dạng.
Công tác xã hội hoá hoạt động khuyến nông còn nhiều lúng túng và bất cập. Cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác khuyến nông, các nhà khoa học tham gia hoạt động khuyến nông chưa đủ sức hấp dẫn để những nhà khoa học gắn bó với hoạt động khuyến nông.
- Những bài học kinh nghiệm
Hiệu quả chương trình khuyến nông chỉ đạt kết quả cao, được duy trì và mở rộng khi có người tham gia. Việc hoạt động khuyến nông không chỉ riêng xây dựng mô hình trình diễn mà phải là hoạt động tổng hợp của công
30
tác khuyến nông: xây dựng mô hình, huấn luyện, đào tạo, tham quan, hội thảo, thông tin, tuyên truyền, quảng bá... Tiến bộ khoa học công nghệ mới phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, công nghệ chuyển giao đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với từng vùng sinh thái, từng cơ sở sản xuất, từng loại hình kinh tế hộ và hình thức tổ chức phù hợp.
Các chương trình dự án khuyến nông cần được xây dựng một cách bền vững, xuất phát từ nhu cầu của người dân. Cần phải cải tiến từ các mô hình theo năm thành các dự án thực hiện trong nhiều năm.
Phải xây dựng hoàn thiện tổ chức khuyến nông trong cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến khuyến nông cấp huyện và khuyến nông cơ sở. Tranh thủ được sự chỉ đạo lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, đây là nguyên nhân của mọi thành công trong các hoạt động KN.
Trải qua 20 năm hoạt động Khuyến nông - Khuyến lâm từ năm 1993- 2012 đã đạt được kết quả cao trong từng hoạt động, Khuyến nông Lương Sơn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là:
1. Tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội từ Trung ương đến địa phương, làm cho công tác Khuyến nông ngày càng có tính xã hội hóa cao.
2. Xây dựng được đội ngũ cán bộ khuyến nông có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, có năng lực tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động Khuyến nông. Đặc biệt cần đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông cơ sở.
3. Chú trọng nâng cao kỹ năng tay nghề cho nông dân để họ chủ động trong việc thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
4. Tiếp cận, nắm bắt kịp thời nhu cầu và nguyện vọng của nông dân để từ đú xõy dựng cỏc chương trỡnh, các ph-ơng pháp phự hợp theo từng nhúm đối tượng.
5. Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác Khuyến nông - Khuyến lâm.
31
Chương 2