Phương hướng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 57 - 60)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu

2.1.5. Phương hướng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn trong thời gian tới

Mục tiêu phát triển chung

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao

48

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu chủ yếu

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-2015) khoảng 17-18%/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2-3%/năm - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm khoảng 1%

- Diện tích trồng rừng mới hàng năm 600ha, giữ vững ổn định độ che phủ rừng khoảng 45%.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 - Chỉ tiêu 1: Cơ cấu kinh tế:

+ Công nghiệp – xây dựng: 53,3%

+ Dịch vụ: 34,6%

+ Nông, lâm, thủy sản: 12,1%

- Chỉ tiêu 2: Thu ngân sách nhà nước đạt 160 tỷ đồng

- Chỉ tiêu 3: GDP bình quân đầu người khoảng 35 triệu đồng/năm - Chỉ tiêu 4: Sản lượng lương thực có hạt đạt 30.000 tấn/năm - Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%

- Chỉ tiêu 6: 40% số trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 65%, đạt 7 bác sỹ/1 vạn dân.

- Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90%

- Có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

Phương hướng phát triển các ngành sản xuất:

- Phương hướng phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh việc đưa các loại hạt giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; quy

49

hoạch các vùng sản xuất tập trung. Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Xây dựng 75% số xã có mô hình thu nhập 50 triệu đồng/ ha, mỗi mô hình từ 2 - 10 ha. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gò đồi, kinh tế trang trại, phát triển sản xuất rau hữu cơ.

Tập trung chuyển đổi vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông lâm nghiệp ngày càng cao, năm 2015 chăn nuôi chiếm tỷ trọng: 40 – 42% trong nông nghiệp.

Đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản đảm bảo phát triển rừng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; Đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy sản. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi trồng 350ha, sản lượng nuôi trồng 1.000 tấn.

Tăng cường các biện pháp hạn chế nạn chặt phá rừng trái phép, đảm bảo mỗi năm trồng 600 - 650 ha rừng tập trung; trồng rừng kinh tế kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, có kế hoạch khai thác hợp lý các tài nguyên rừng để góp phần vào tổng thu nhập kinh tế hàng năm.

Chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình tăng diện tích trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Phương hướng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn như; các Khu công nghiệp đã được Trung ương phê duyệt: Lương Sơn, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch, xây dựng các khu công nghiệp Hòa Sơn, Cao Thắng các nhà máy sản xuất bao bì, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, thủy tinh,...để đi vào sản xuất nhất là công tác giải phòng mặt bằng, thu hồi đất...

Xây dựng các mô hình làng nghề tạo điều kiện các làng nghề mới ở các địa phương trong tỉnh và vùng lân cận nhất là các xã chưa có ngành nghề phụ còn thuần nông tạo thành những vùng, liên xã sản xuất mang tính tập trung tạo thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

50

Khuyến khích phát triển các làng nghề, phấn đấu 30% số xã có 1 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng các làng nghề gắn với các cụm kinh tế.

Tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế, không ngừng nâng cao chất lượng và tạo ra thương hiệu sản phẩm hàng hóa để có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Phương hướng phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch

+ Phấn đấu giá trị thương mại tăng hàng năm 15,1% đến năm 2015 tỷ trọng dịch vụ chiếm 34,6%

+ Xây dựng Trung tâm thương mại ở thị trấn Lương Sơn, khai thác lợi thế hành lang Quốc Lộ 6°, đường Hồ Chí Minh. Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh để từng bước triển khai Khu du lịch Liên Sơn, Trung Sơn.

Nghiên cứu để mở thêm một số tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa có giá trị phục vụ tham quan du lịch.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)