Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn
3.4.2. Yếu tố chính sách của Nhà nước
Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên bộ 183/2010/TTLT-BTC-BNN, Thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT, các chính sách, phương thức và cơ chế quản lý khuyến nông. Trong những năm qua căn cứ vào nghị định và thông tư tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế chính sách cụ thể đối với mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và các chính sách hỗ trợ cho người nông dân. Huyện Lương Sơn trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ KNVCS và đã có nhiều cố gắng để từng bước giúp đỡ, khuyến khích tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ KNVCS hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân.
Tuy nhiên, qua điều tra thực tế việc triển khai thực hiện các chính sách tại địa phương vẫn còn gặp một số ý kiến trái chiều.
Chính sách cho khuyến nông viên cơ sở
Khuyến nông viên cơ sở là những người trực tiếp tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… tới người dân tại các địa bàn. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động KNKL có thành công hay không là do một phần công sức của KNVCS.
Kết quả khảo sát về chế độ thù lao đối với KNVCS được thể hiện qua biểu đồ như sau:
Hình 3.2: Tỷ lệ cán bộ KNVCS có kiến nghị về chính sách phụ cấp
74
Thông qua hình 3.2 có thể nhận thấy, tỷ lệ cán bộ KNVCS có kiến nghị về chính sách phụ cấp được thể hiện trên 3 cấp độ: phù hợp, tương đối phù hợp và chưa phù hợp. Trong đó có tới 53% số người được hỏi cho rằng chính sách phụ cấp là chưa phù hợp, 30% số người được hỏi cho là tương đối phù hợp, chỉ có 17% cho rằng chính sách phụ cấp là phụ hợp. Qua điều tra, Hoàng Văn Niên, Trạm trưởng trạm KNKL huyện Lương Sơn cho biết: toàn huyện có 20 KNVCS, được chia thành 4 nhóm (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản), các KNVCS đang được hưởng phụ cấp của “ngành dọc”, tùy theo bằng cấp mà phụ cấp mỗi mức khác nhau. Theo quyết định số 2247/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình về việc quy định số lượng và chế độ thù lao đối với KNVCS các xã, phường, thị trấn có trình độ Đại học, Cao đẳng hưởng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu/người/tháng và trình độ trung cấp hưởng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu/người/tháng. Thực tế khối lượng công việc của KNVCS rất nhiều, nhưng phụ cấp không đủ để trang trải cuộc sống. Đa số cán bộ KNVCS được điều tra có ý kiến về sự mất cân đối giữa khối lượng công việc và mức phụ cấp nghề nghiệp. Do mức phụ cấp quá thấp mà cán bộ KNKL chưa thực sự toàn tâm toàn ý với công việc. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cần đổi mới hơn nữa các chính sách tăng thu nhận cho đội ngũ cán bộ này.
Chính sách đối với người dân
Hình 3.3: Tỷ lệ hộ có kiến nghị về các chính sách của nhà nước
75
Qua kết quả điều tra, ngoài sự sẵn có của các tổ chức hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp trong huyện, nỗ lực của người dân thì chính sách khuyến nông là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động KNKL.
Kết quả điều tra ảnh hưởng của các chính sách đến việc tham gia và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông lâm nghiệp ở 4 xã điểm nghiên cứu được thể hiện trong biểu đồ 3.2 trên. Kết quả cho thấy:
- Chính sách đào tạo: Đa số những người được hỏi cho rằng các chính sách liên quan đến đào tạo có tác động tích cực đến đời sống và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp của bà con. Trong số 4 xã điều tra, 88% số hộ ở xã Hợp Châu, 68% số hộ ở xã Hợp Hòa, 36% số hộ ở xã Tiến Sơn và 28% số hộ ở xã Tân Vinh cho rằng các chính sách này có ảnh hưởng tích cực tới việc khuyến khích người dân ứng dụng các TBKT vào phát triển sản xuất. Sự khác biệt về đánh giá chính sách giữa các địa bàn ngoài yếu tố nhận thức, trình độ tiếp nhận cũng có những khác biệt trong các chính sách riêng biệt với từng địa bàn. Tuy nhiên, cần khẳng định một điều là chính sách đào tạo về cơ bản là đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
- Chính sách xã hội hóa: hiểu theo nghĩa rộng và triệt để là chuyển giao phần lớn nhiệm vụ KNKL cho xã hội dân cư quản lý. Ở xã Tân Vinh có tới 44% số hộ và lần lượt là 20% ở Hợp Hòa, 26% ở Hợp Châu và 33% ở Tiến Sơn có đưa ra kiến nghị về chính sách xã hội hóa KN. Trong công tác KNKL người dân vẫn còn bị động trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
- Bên cạnh đó thì chính sách tín dụng và chính sách thị trường sản xuất và tiêu thụ là những chính sách mà người dân mong muốn được hỗ trợ từ phía các các ba, ngành, tổ chức.
Có thể nhận thấy tầm quan trọng của các chính sách mà Nhà nước đưa ra kịp thời có tác dụng tích cực tới việc khuyến khích người dân đầu tư phát triển
76
sản xuất, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp. Với chính sách về thuế, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách về đào tạo, nghiên cứu, hỗ trợ,…làm cho nền nông lâm nghiệp dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh.