Đánh giá chung kết quả và hiệu quả hoạt động KNKL của Huyện những năm qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 97 - 100)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Đánh giá chung kết quả và hiệu quả hoạt động KNKL của Huyện những năm qua

a) Những điểm mạnh (S)

Với sự quan tâm đầu tư cho các chương trình KNKL của quốc gia, sự cố gắng của chính quyền địa phương và người dân mà hiệu quả các chương trình KNKL của Huyện Lương sơn có những tiến bộ đáng kể, thể hiện trên các mặt sau:

- Trình độ kỹ thuật của cán bộ KNKL cơ sở được nâng lên. Điều này không những thể hiện ở trình độ đào tạo, mà còn thề hiện ở phương pháp

88

truyền đạt, chuyển giao các kỹ thuật mới đến cho người dân; trình độ tổ chức và quản lý các chương trình đều được nâng lên rõ rệt.

- Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia được Trạm KNKL huyện Lương Sơn hết sức chú trọng, nhờ đó mà thu hút được đồng đảo người dân tham gia, vận động và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật được học, tập huấn vào sản xuất thực tế. Kết quả thể hiện ở sự gia tăng về giá trị sản lượng ngành nông nghiệp ngày càng tăng.

b) Những hạn chế, tồn tại (W)

- Hệ thống KNKL còn hạn chế, lực lượng cán bộ KNKL còn quá mỏng.

- Hoạt động KNKL còn nặng về xây dựng mô hình, chưa đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền huấn luyện. Nội dung tập huấn chủ yếu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ít chú ý đến các yếu tố phi kỹ thuật (tổ chức sản xuất, thị trường, tiếp thị, vốn...).

- Phương pháp tiếp cận truyền thống (một chiều) từ trên xuống, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu từ người dân, chưa quan tâm để người người dân tự giải quyết các vấn đề của bản thân họ và trong cộng đồng.

- Kinh phí hoạt động KNKL chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, thiếu sự điều phối ngang ở địa phương nên các hoạt động có sự trùng lặp, mâu thuẫn về phương pháp và lãng phí về tài chính.

- Chính sách đối với cán bộ KNKL và các lực lượng KN còn hạn chế.

Chưa thật tạo ra động lực mạnh để nâng cao hơn chất lượng hoạt động.

c) Những cơ hội của hoạt động KNKL(O)

- Sản xuất nông nghiệp đa dạng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đồng thời ngày càng có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp.

- Các chương trình, chính sách KNKL ngày càng được coi trọng và hoàn thiện.

89

- Việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, thị trường của người dân ngày càng dễ dàng.

d) Những thách thức đối với hoạt động KNKL (T)

- Sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do việc mở rộng các lĩnh vực hoạt động khác như công nghiệp, dịch vụ;

- Việc đầu tư đổi mới trong nông nghiệp đòi hỏi vốn lớn, trình độ quản lý và sử dụng cao đòi hỏi cán bộ KNKL phải có trình độ và năng lực chỉ đạo thực hiện; đòi hỏi người dân phải có trình độ nhận thức và ứng dụng tốt.

- Tình trạng cạnh tranh trong nông nghiệp ngày càng gia tăng không chỉ ngoài nước và cả trong nước đòi hỏi người sản xuất phải nắm được các thông tin thị trường, hiểu được diễn biến thị trường để có hướng sản xuất và điều tiết hợp lý.

Từ những phân tích SWOT trên có thể thấy các hoạt động KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn một mặt phải đối mặt với những thách thức lớn của xu thế phát triển nông nghiệp nói chung, mặt khác là những hạn chế nội tại, song đồng thời cũng có những thuận lợi và cơ hội để phát triển và phát huy vai trò trong sản xuất nông lâm nghiệp ở địa phương.

Qua phân tích, có thể rút ra một số vấn đề chú ý sau:

(1) Kiện toàn lại hệ thống tổ chức khuyến nông từ huyện tới xã.

(2) Các phương pháp KNKL cần được xây dựng và lựa chọn phù hợp hơn:

- Tích cực áp dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân (PRA)

- Tăng cường đào tạo tập huấn tiểu giáo viên TOT - Kết hợp nghiên cứu với phát triển năng lực - Phương pháp khuyến nông liên kết người dân.

(3) Nâng cao năng lực cán bộ các cấp về phương pháp xác định nhu cầu khuyến nông, phương pháp tổ chức liên kết nông dân, phương pháp kế hoạch

90

KNKL, phương pháp thông tin tuyên truyền, phương pháp tổ chức đánh giá và quản lý khuyến nông, phương pháp tìm hiểu thị trưởng, phương pháp thiết kế tập huấn và xây dựng mô hình.

(4) Tăng cường quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông với cách quản lý mang lại hiệu quả tốt nhất là thực hiện các hợp đồng KNKL.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)