Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 60 - 65)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Tiêu chí chọn xã: Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình là một huyện miền núi phía bắc, ngành nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò chủ yếu trong thu thập của các hộ nông dân. Thực trạng phát triển nông nghiệp cũng như công tác KNKL ở đây hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mong muốn từ phía người dân.

Trong địa bàn huyện có 20 đơn vị xã, thị trấn. Tôi chọn 4 xã đại diện cho 4 vùng sản xuất: Xã Tân Vinh đại diện cho vùng phía bắc huyện (vùng trung tâm), Xã Tiến Sơn đại diện vùng phía đông nam; Xã Hợp Hòa đại diện cho vùng phía tây nam, Xã Hợp Châu đại diện cho vùng phía nam.

- Tiêu chí chọn hộ: Từ 4 xã chọn 4 thôn. Những thôn được chọn là những thôn có các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là chính. Từ các thôn

51

chọn từ 20-25 hộ đại diện cho các điều kiện kinh tế khác nhau (Khá, trung bình, nghèo) theo phân loại của xã. Kết quả chọn hộ, xã được tổng hợp qua bảng như sau:

Bảng 2.5: Số hộ đại diện được chọn từ các xã huyện Lương Sơn Chỉ tiêu Tổng Tân vinh Tiến Sơn Hợp Hòa Hợp Châu

1. Hộ khá 20 5 5 5 5

2. Hộ trung bình 60 15 15 15 15

3. Hộ nghèo 20 5 5 5 5

Tổng 100 25 25 25 25

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu o Tài liệu thứ cấp

Kế thừa các tài liệu đã có về vấn đề nghiên cứu:

- Báo cáo tình hình đất đai và sử dụng đất đai trong Huyện;

- Tình hình dân số, lao động của huyện;

- Tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Huyện;

- Tài liệu liên quan đến tình hình triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn huyện Lương Sơn từ 2009-2011;

o Tài liệu sơ cấp

- Phương pháp điều tra

+ Điều tra tình hình tổ chức và quản lý các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm đã triển khai trên địa bàn Huyện;

+ Điều tra tình hình tham gia các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của người dân trên địa bàn nghiên cứu;

+ Tìm hiểu, đánh giá kết quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm đã được triển khai trên địa bàn Huyện.

52

- Phương pháp chuyên gia

+ Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý các chương trình khuyến nông, khuyến lâm ở Huyện và các cấp quản lý cấp trên;

- Phương pháp khảo sát

+ Khảo sát các mô hình khuyến nông, khuyến lâm đã được triển khai trên địa bàn Huyện.

+ Khảo sát thực tế việc triển khai các mô hình - Phương pháp thảo luận nhóm

Được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, hiệu quả và mức độ ảnh hưởng về các chương trình khuyến nông, khuyến lâm; Mong muốn và ý kiến của người dân về tổ chức thực hiện, và cải tiến chương trình.

Các thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bản câu hỏi chuẩn bị trước phỏng vấn trực tiếp các hộ đại diện, cũng như các chuyên gia.

- Phương pháp PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) cũng sẽ được sử dụng trong đề tài này thông qua một số kỹ thuật như thu thập tài liệu có sẵn, tạo lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt.

Bảng 2.6: Các kỹ thuật và cách thức thực hiện PRA trong đề tài Phương pháp PRA Cách thức thực hiện

Làm việc theo nhóm - Lựa chọn những người dân tham gia (có tinh thần giúp đỡ, ủng hộ, có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng).

- Bố trí địa điểm, thời gian làm việc.

- Tiến hành các công cụ PRA lựa chọn.

Phỏng vấn linh hoạt - Chuẩn bị danh mục, chủ đề phỏng vấn.

- Xây dựng các câu hỏi mở, câu hỏi bán định hướng.

53

Kỹ thuật làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt được đề tài kết hợp để thu thập thông tin đánh giá của người hưởng lợi từ các hoạt động khuyến nông, kết hợp với những đánh giá của những người xây dựng kế hoạch khuyến nông, những nhà quản lý hoạt động khuyến nông… nhằm tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả hoạt động khuyến nông. Các công cụ PRA được sử dụng trong đề tài là lược sử các hoạt động khuyến nông đã triển khai tại địa phương; sơ đồ cách thức triển khai, thực hiện các hoạt động khuyến nông; phỏng vấn hộ gia đình… PRA được tổ chức tại bốn xã với sự tham gia của 100 nông dân địa phương.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê:

Mô tả, so sánh, phân tích tốc độ…

- Phân tích SWOT: Được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của huyện những năm qua.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Diện tích gieo trồng

Là diện tích thực tế có gieo trồng một hoặc nhiều loại cây trồng nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó.

Năng suất

Năng suất là số lượng sản phẩm chính của từng loại cây trồng tính bình quân trên một đơn vị diện tích

Sản lượng

Sản lượng cây trồng là tổng số sản phẩm chính được tạo ra trên toàn bộ diện tích gieo trồng của mỗi loại cây trong từng thời vụ hoặc một năm.

Chỉ tiêu kết quả hoạt động khuyến nông

* Trong tập huấn, đào tạo:

- Tổng chi phí cho tập huấn

54

- Số buổi tập huấn, đào tạo, tham quan, - Số lượt người tham dự.

- Số lượng chủ đề tập huấn.

* Trong xây dựng mô hình trình diễn:

- Số mô hình trình diễn được triển khai - Quy mô các mô hình

- Mức hỗ trợ của mô hình

- Tổng giá trị của mô hình so với sản xuất đài trà

- Năng suất, sản lượng của mô hình so với sản xuất đại trà.

Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khuyến nông

* Trong tập huấn, đào tạo:

- Mức độ cần thiết của nội dung tập huấn = số lượng câu trả lời cần/

tổng số câu trả lời

- Sự phù hợp trong việc tổ chức các lớp tập huấn = Số lượng câu trả lời phù hợp/ tổng số câu trả lời.

- Tỷ lệ áp dụng kiến thức qua tập huấn = Số người áp dụng/ Tổng số người trả lời.

- Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi trước và sau khi có tập huấn.

* Trong xây dựng mô hình trình diễn:

- So sánh năng suất bình quân của mô hình trình diễn với mô hình bình thường

- So sánh sản lượng bình quân của mô hình - So sánh thu nhập bình quân

55

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)