Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí Xét về mặt vị trí
Lương Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, có một vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Được xác định là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình, là vùng giáp ranh chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và vùng đô thị, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 Km, bao gồm 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (tính từ năm 2011) với tổng diện tích tự nhiên là: 37.707,79 ha. Địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông và phía Bắc: Giáp các huyện của thủ đô Hà Nội (các huyện này trước ngày 01 tháng 08 năm 2008 thuộc tỉnh Hà Tây cũ) gồm: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì.
- Phía Tây: Giáp huyện Kỳ Sơn và Huyện Kim Bôi ( Tỉnh Hòa Bình) - Phía Nam: Giáp huyện Lạc Thủy ( Tỉnh Hòa Bình).
Trên địa bàn Lương Sơn có đường Quốc lộ 6 (QL6) chạy qua theo hướng Đông – Tây, Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua rìa một số xã phía Đông Nam huyện. Vị trí này tạo ra những lợi thế đặc biệt cho huyện trong phát triển kinh tế, nhất là thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, khoa học công nghệ, du lịch, giáo dục, giao lưu hàng hoá đa dạng, phong phú.
Về địa hình
Lương Sơn là huyện vùng thấp bán sơn địa, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước
32
biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sau khi sáp nhập 7 xã huyện Kim Bôi trong đó chủ yếu là vùng đất tiếp xúc với đồng bằng, với những cánh đồng nhỏ bằng phẳng, diện tích đất đồng bằng trên địa bàn huyện lên tới trên 45%. Như vậy, địa hình của Lương Sơn có thể hệ thống thành những dạng:
(1) vùng địa hình đồi núi: bao gồm vùng núi cao xen kẽ đồi thấp thuộc dãy Trường Sơn, có độ dốc trung bình 20-30%, trong đó có nhiều dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động hoặc có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc đẹp.
(2) Vùng địa hình bằng phẳng: bao gồm chủ yếu ở phía Bắc QL6, các xã phía Nam huyện, độ dốc khoảng 3-5%, cao độ trung bình khoảng 15-30m.
(3) Khu vực trũng thấp ven sông Bùi, phía Nam QL6 có cao độ dao động từ 10-12m.
2.1.1.2. Khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình là 1.769 mm. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn.
Với điều kiện khí hậu như vậy cho phép trồng được nhiều loại cây trồng trong năm. Về mùa mưa đất canh tác có thể trồng được nhiều loại cây như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, đậu tương… và các cây thực phẩm:
khoai tây, rau, đậu đỗ … từ tháng 11 đến tháng 2 do có mưa ít nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, không có nắng to nên thuận lợi cho việc trồng các loại cây vụ đông có thể chịu rét, hanh khô.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Về tài nguyên đất, Lương Sơn có 369,85 km², xét về quỹ đất có tổng diện tích đất tự nhiên là 37.069,9 ha, được phân bổ qua bảng 2.1.
33
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích phân theo loại đất trên địa bàn huyện (Tính đến ngày 01/01/2011)
TT Tên xã Tổng diện
tích tự nhiên
Diện tích phân theo loại đất Đất
NLN Đất PNN Đất CSD 1 Thị trấn Lương Sơn 1.725,61
1.364,59 361,02 -
2 Hòa Sơn 2.387,36
1.125,10 527,42 734,84
3 Lâm Sơn 3.569,51
2.649,59 690,50 229,42 4 Trường Sơn 3.059,71
2.723,56 156,39 179,76
5 Cao Răm 3.400,94
2.527,89 336,10 536,95
6 Hợp Hòa 967,75
768,08 199,67 -
7 Tân Vinh 1.926,63
1.436,53 410,99 79,11
8 Cư Yên 1.360,42
1.206,25 145,59 8,58 9 Nhuận Trạch 898,07
356,18 540,93 0,96
10 Liên Sơn 1.851,13
1.230,90 379,57 240,66
11 Thành Lập 1.187,78
507,92 421,98 257,88
12 Trung Sơn 1.276,96
590,19 363,92 322,85
13 Tiến Sơn 2.729,71
2.247,96 256,98 224,77
14 Tân Thành 2.700,20
2.235,92 435,62 28,66
15 Cao Dương 2.027,67
595,92 545,36 886,39
16 Hợp Châu 1.613,41
1.274,80 243,18 95,43
17 Long Sơn 1.746,81
1.025,76 241,84 479,21
18 Cao Thắng 789,63
385,16 290,71 113,76 19 Thanh Lương 774,64
396,09 289,62 88,93
20 Hợp Thanh 1.713,85
921,37 493,72 298,76
Tổng số 37.707,79
25.569,76 7.331,11 4.806,92 Nguồn: Phòng tài nguyên & môi trường huyện Lương Sơn
34
Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 6.387,332 ha chiếm 17,23% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất lâm nghiệp: 19.117,78 ha chiếm 51,57% tổng diện tích đất tự nhiên
Như vậy, về diện tích :
(1) Huyện Lương sơn có quỹ đất thuộc loại trung bình của tỉnh (chiếm khoảng 8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Phần lớn diện tích đất tự nhiên đều đã được sử dụng (chiếm trên 90%). Phần đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi đá không có cây rừng (chiếm 85% diện tích đất chưa sử dụng).
Điều này cho phép huyện có thể tăng cường sử dụng đất nhiều hơn nữa, đặc biệt là cho nhu cầu phát triển chăn nuôi và các ngành phi nông nghiệp trên địa bàn mà không cần phải giảm đất nông nghiệp và lâm nghiệp.
(2) Đất lâm – nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện khả năng về phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ở huyện. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở vùng Bắc và phía Nam, còn đất lâm nghiệp tập trung nhiều ở vùng Tây Bắc. Đây là điều kiện tốt để hình thành đặc trưng nông nghiệp của mỗi vùng trong huyện.
(3) Diện tích đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ trọng thấp, thể hiện sự phát triển chưa mạnh của các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng như quá trình đô thị hoá còn chậm.
- Tài nguyên nước, được cung cấp chủ yếu bằng 3 nguồn chính: Nước ngầm, nước mặt, và nước mưa tự nhiên.
Nước ngầm: đây là tài nguyên nước lớn và đáng tin cậy nhất đối với Lương Sơn. Nhìn chung nước ngầm của Lương Sơn khá phong phú, trữ lượng tương đối cao, mạch nông từ 4 đến 12m và lưu lượng nước giếng mùa cạn là 1,5 đến 2,0m. Theo điều tra, chất lượng nước ngầm của huyện phần
35
lớn là nước ngọt mềm, chưa bị ô nhiễm. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cần đước bảo vệ và khai thác họp lý để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và nước cho sản xuất nông nghiệp.
Nước mặt: có nguồn chính từ con sông Bùi, sông Song Huỳnh và nhiều con suối chạy qua địa bàn huyện. Tuy nhiên sông Bùi và suối ở huyện Lương Sơn thường ngắn, nhỏ và có độ dốc cao, vì vậy thường khô vào mùa khô và úng lụt vào mùa nước lớn. Hiện tại lại chưa có trạm thuỷ văn nên việc điều chỉnh, giữ nước còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt cho người dân.
Hệ thống hồ đập: Trên địa bàn huyện hiện có 6 hồ đập, trong đó có 2 hồ đập lớn thuộc hai xã Nhuận Trạch (hồ Đồng Chanh, diện tích 247 ha), và hồ Suối Ong (xã Tiến Sơn), 169 ha; ngoài ra các hồ đập nhỏ nằm ở các xã:
Tiến Sơn (1), Liên Sơn (1), Hoà Sơn (2) và Cư Yên (1). Hệ thống hồ đập này đóng vai trò là nguồn nước mặt quan trọng bảo đảm nước cho các địa phương này.
Như vậy, đứng trên góc độ phân bố tài nguyên nước, ngoài hệ thống nước ngầm, nước mưa có thể khai thác ở khắp các vùng trên địa bàn huyện, còn lại tài nguyên nước mặt, bao gồm sông, suối, hồ đập phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huỵên và một số hồ đập nhỏ ở một số xã phía dưới. Sông suối lại ngắn, nhỏ và có độ dốc cao nên khả năng dự trữ nước mặt rất hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm nhu cầu nước cho nhiều địa phương trong huyện, nhất là các xã vùng Tây Nam.
- Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện Lương Sơn là 19.117,78 ha, chiếm 51,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất rừng phòng hộ (chiếm 25,4%), đất rừng sản xuất (chiếm 74,6%). Tuy nhiên, độ che phủ rừng của huyện hiện nay là 31,2%, thấp hơn nhiều so với mức đạt chung của
36
toàn tỉnh (45,5%). Quỹ đất của huyện còn có 4.806,92 ha đất chưa sử dụng, đây vừa là tiềm năng tốt cho phát triển rừng sản xuất trên địa bàn Lương Sơn, đồng thời là nhiệm vụ đặt ra cho huyện trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ phủ xanh rừng. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các địa phương trong huyện, nếu biết phát huy tác dụng, khai thác triệt để, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp, kết hợp phát triển rừng nguyên liệu với rừng cây đặc sản địa phương, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từ phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trạng trại, thì rừng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, rửa nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình sói mòn, rửa trôi, và ngăn cản lũ lụt mà nó còn góp phần làm giầu cho nền kinh tế huyện, nhất là các xã thuộc vùng Tây Nam huyện, không có khả năng phát triển những ngành kinh tế khác.