Yếu tố con người

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 86 - 92)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn

3.4.3. Yếu tố con người

Trình độ cán bộ khuyến nông thực hiện qua hiểu biết về kiến thức; kỹ năng giao tiếp và hành vi ứng xử của họ với người dân. Cán bộ khuyến nông có hiểu biết rộng không chỉ về kỹ thuật, về thị trường, về chính sách, môi trường, xã hội... lại nhiệt tình và thân thiện với nông dân thì khả năng tiếp cận của nông dân với các khuyến nông sẽ thuận lợi hơn.

Trong những năm qua Trạm cũng đã chú trọng chất lượng cán bộ như công tác bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Trạm và Khuyến nông viên cơ sở. Số lượng cán bộ Khuyến nông huyện, Khuyến nông viên cơ sở được tham gia đào tạo tập huấn về nghiệp vụ trong những năm qua là 3.920 lượt người, trong đó đào tạo cho cấp huyện 241 lượt người, đào tạo cho cấp xã 142 lượt người, đào tạo cho nông dân 3.530 lượt hộ . 3.4.3.2. Sự tham gia của người dân vào các chương trình KNKL

Sự tham gia của người dân vào các chương trình KNKL chính là sự hiểu biết, sự sẵn sàng tham gia và ứng dụng các thông tin KNKL.

Để đánh giá mức độ hiểu biết và sẵn sàng tham gia các chương trình KNKL, nghiên cứu đã tiến hành điều tra các thông tin nay ở các hộ được lựa chọn. Kết quả thể hiện trong biểu 3.7 dưới đây.

77

Bảng 3.7: Nhu cầu tham gia của người dân về mô hình trình diễn Chỉ tiêu

Chung Tỷ lệ hộ (%)

Số hộ Tỷ lệ (%)

Tân Vinh

Tiến Sơn

Hợp Hòa

Hợp Châu Số hộ được tham gia XDMH 42/100 100 100 100 100 100 Mô hình Trồng trọt 19 45,24 28,00 20,00 16,00 12,00 Mô hình Chăn nuôi 15 35,71 20,00 16,00 12,00 20,00

Mô hình Lâm nghiệp 8 19,05 12,00 8,00 4,00 8,00

Mục đích tham gia MHTD 42 100 100 100 100 100 Nhận hỗ trợ vốn, kỹ thuật 35 83,33 48,00 40,00 24,00 28,00

Sở thích 7 16,67 12,00 4,00 8,00 4,00

Từ đâu các hộ biết thông tin

về mô hình 42 100 100 100 100 100

Do CBKN tuyên truyền 25 59,52 32,00 28,00 20,00 20,00 Do được lựa chọn tham gia 10 23,81 12,00 8,00 8,00 12,00

Do đăng ký tham gia 7 16,67 16,00 8,00 4,00 0,00

(Nguồn : Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua biểu 3.7 có thể thấy trong số 100 hộ được điều tra, có 42 hộ tham gia xây dựng mô hình, trong đó số hộ tham gia mô hình trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 45%, tiếp đến là chăn nuôi là 35,71% và lâm nghiệp 19,05%. Sở dĩ tỷ lệ hộ tham gia xây dựng các mô hình trồng không nhiều và không đồng đều giữa các hộ. Các hoạt động chủ yếu của người dân nông thôn là trồng lúa và các loại cây ăn quả khác trong vườn.

Ngoài ra, qua điều tra thực tế cũng cho thấy mục đích chính của họ khi tham gia xây dựng mô hình là để nhận hỗ trợ về vốn và kỹ thuật. Có đến hơn 83% số hộ tham gia mô hình để nhận được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật. Điều đó

78

cho thấy việc xây dựng các mô hình KNKL là thực sự cần thiết đối với người dân khu vực nông thôn.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến sự thành công của các chương trình KNKL là công tác tuyên truyền, vận động bởi chỉ có hiểu và biết về chương trình thì người dân mới có thể tham gia và ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia các chương trình KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn là chưa lớn.

Theo điều tra, mới có 59,5% số hộ được hỏi biết được thông tin về các chương trình qua tuyên truyền của cán bộ KNKLl; 24% biết đến chương trình do được lựa chọn và 16,5% tự tìm hiểu để biết thông tin. Như vậy có thể thấy công tác tuyên truyền cho các chương trình KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn chưa thực sự được chú trọng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả các chương trình KNKL được triển khai ở đây.

3.4.3.3. Đánh giá khả năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật (TBKT) vào sản xuất của người dân

Nhận thức của người dân có ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của các hộ. Tỷ lệ hộ dân ứng dụng TBKT vào sản xuất thể hiện trình độ nhân thức và sự phù hợp của các chương trình KNKL.

Qua thực tế điều tra thể hiện qua bảng 3.8 cho thấy, số hộ dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của xã Tân Vinh là cao nhất với tỷ lệ áp dụng là 48%; tiếp đến là xã Tiến Sơn với 44%, xã Hợp Hòa 36% và xã Hợp Châu là 28%. Những con số này cho thấy tỷ lệ áp dụng ngay vào sản xuất ở một số xã là tương đối thấp. Điều này có thể được lý giải do nhận thức của người dân ở các xã khác nhau có sự khác nhau, ngoài ra điều kiện áp dụng cũng khác nhau ở các vùng. Ngoài ra, do tâm lý e dè, có thể có những hộ gia đình chưa dám làm trực tiếp ngay mà đợi khi có nhiều hộ đã thử nghiệm mới áp dụng.

79

Bảng 3.8: Tình hình áp dụng TBKT vào sản suất của các hộ điều tra

Diễn giải

Tổng thể Tỷ lệ hộ (%) Số hộ Tỷ lệ

(%)

Tân Vinh

Tiến Sơn

Hợp Hòa

Hợp Châu

1. Số hộ điều tra 100 100 25 25 25 25

2. Áp dụng ngay 39 39,00 48,00 44,00 36,00 28,00 3. Áp dụng sau khi có hộ

khác đã áp dụng 37 36,00 28,00 32,00 36,00 48,00 4. Áp dụng khi Chương

trình phổ biến rộng 18 19,00 24,00 16,00 16,00 20,00

5. Chưa áp dụng 6 6,00 0 8,00 12,00 4

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra) 3.4.4. Yếu tố ‘‘Sự phù hợp’’ của các chương trình KNKL

‘‘ Sự phù hợp’’ của các chương trình KNKL trong nghiên cứu này được đánh giá trên 4 tiêu chí :

1) Sự cần thiết của các chương trình KNKL đối với người dân

Một chương trình KNKL được gọi là ‘‘ phù hợp’’ khi nó được đánh giá là cần thiết đối với người dân. Thăm dò ý kiến của người dân về sự cần thiết trong công tác đào tạo tập huấn, tham quan học tập, hội thảo đầu bờ, công tác thông tin tuyên truyền, hỗ trợ liên kết thị trường…của các chương trình KNKL được thể hiện qua bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9: Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của các chương trình khuyến nông – Khuyến lâm Lương Sơn

Mức độ đánh giá Số người Tỷ lệ (%)

Rất cần 86 86

Cần 24 24

Không cần 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

80

Thông quan bảng, trong số hộ dân được hỏi thì 100% người cho rằng các hoạt động, nội dung của các chương trình KNKL đã được thực hiện ở địa phương là cần thiết. Đây vẫn là kênh truyền tải kiến thức nhanh và hiệu quả tới đại bộ phận bà con nông dân. Tuy nhiên cần thay đổi phương pháp đào tạo, chuyển giao để người dân có thể tiếp thu TBKT có hiệu quả nhất.

2) Sự phù hợp mục tiêu chương trình KNKL với nhu cầu của người dân

Các chương trình KNKL được đưa ra tập huấn, đào tạo đều căn cứ trên nhu cầu thực tế và số lượng người dân được hưởng lợi từ chương trình đó đem lại. Chỉ khi các chương trình này đáp ứng được các nhu cầu của người dân thì mới thu hút được sự tham gia của họ.

Bảng 3.10: Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự phù hợp mục tiêu chương trình KNKL

Mức độ đánh giá Số người Tỷ lệ (%)

Phù hợp 28 28

Tương đối phù hợp 35 35

Chưa phù hợp 37 37

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua bảng có thể nhận thấy số người dân được hỏi thì có tới 37% số người cho rằng mục tiêu của chương trình KNKL đưa ra là chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân. Điều đó cho thấy việc triển khai các chương trình KNKL trên địa bàn Huyện chưa làm hoặc chưa làm tốt công tác điều tra nhu cầu ban đầu của người dân. Đây là một trong những lý do cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả các chương trình này. Do vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả áp dụng các chương trình KNKL thì cần chú trọng công tác điều tra nhu cầu ban đầu của địa bàn dự kiến ứng dụng.

3) Nguồn kinh phí

Kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông nhìn chung còn thấp so với nhu cầu thực tế. Năm 2011, bình quân toàn quốc, kinh phí khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng 21.000 đồng/hộ và có sự chênh lệch rất lớn

81

giữa các địa phương, phụ thuộc vào năng lực ngân sách của từng địa phương.

Việc khai thác các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước cho khuyến nông còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, các địa phương cũng chưa có chính sách tạo nguồn quỹ khuyến nông để tạo điều kiện chủ động trong hoạt động khuyến nông.

Qua điều tra thực tế tại Trạm KNKL Huyện Lương Sơn, các hoạt động KNKL trên địa bàn đều lấy kinh phí từ ngân sách Nhà nước và địa phương, gồm:

- Theo nguồn vốn hỗ trợ của trung tâm Khuyến nông quốc gia - Theo nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh

- Theo nguồn vốn hỗ trợ của huyện

-Theo nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức khác: doanh nghiệp, Viện nghiên cứu…

Kết quả thống kê kinh phí cho các hoạt động KNKL trên địa bàn huyện Lương Sơn cho thấy nguồn kinh phí còn đơn điệu, số vốn đầu tư dàn trải cho nhiều hoạt động với cơ cấu chưa thực sự hợp lý. (Số liệu bảng 3.2).

4) Kiến thức được học, tập huấn ứng dụng được vào trong thực tế

Hoạt động tập huấn là một kênh phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật tới nông dân rất quan trọng trong công tác KNKL. Qua điều tra, hầu hết người dân đều cho rằng hoạt động tập huấn là rất cần thiết nhất trong các nội dung của các chương trình KNKL. Thông qua các buổi tập huấn bà con không những được trang bị những kiến thức, kỹ năng về sản xuất mà còn được tiếp cận những thông tin về chủ trương chính sách mới ban hành, bên cạnh đó còn được giải đáp những thắc mắc, những vấn đề gặp phải trong quá trình sản xuất.

Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của các lớp tập huấn được thể hiện qua bảng 3.11 như sau :

82

Bảng 3.11: Ý kiến của người dân về sự phù hợp của các lớp tập huấn KNKL huyện Lương Sơn

Nội dung đánh giá Phù hợp Không phù hợp

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Đối tượng tham dự 100 100,0 0 0,0

Thời gian tập huấn 89 89,0 11 11

Nội dung tập huấn 86 86 14 14

Phương pháp tập huấn 76 76 24 24

Tài liệu tập huấn 82 82 16 16

Thời điểm tập huấn 92 92 8 8

Địa điểm tập huấn 73 65 35 35

Tổ chức lớp 89 89 11 11

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả Các lớp đào tạo - tập huấn KNKL ở huyện Lương Sơn thường đưa ra các yêu cầu về đối tượng học, thời gian học, nội dung học, phương pháp và thời điểm, địa điểm tổ chức. Theo mẫu điều tra phát ra, 100% các hộ được hỏi đều cho rằng đối tượng tham gia dự tập huấn là phù hợp; 35% số hộ cho rằng nên chuyển địa điểm tập huấn tại hiện trường hoặc tập huấn đầu bờ hoặc bổ xung công cụ trợ giảng như tranh ảnh, mẫu vật…vì như vậy việc kết hợp giữa nghe và nhìn trực tiếp giúp họ nhớ lâu và có tính thuyết phục hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)