Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình thực hiện các dự án, chương trình KNKL trên địa bàn huyện từ năm 2009 – 2011
3.2.1. Số lượng các dự án, chương trình KNKL phân theo lĩnh vực
Chương trình KNKL thực chất là những chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có trọng điểm trên quy mô lớn. Phương thức thực hiện được thông qua các chương trình, dự án KNKL.
Qua bảng 3.2 có thể nhận thấy các chương trình KNKL trên địa bàn được thực hiện khá đồng đều trên các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, về mặt số lượng, các dự án KNKL trên địa bàn còn khá khiêm tốn và tương đôi ổn định qua các năm.
61
Bảng 3.2: Số lượng các dự án, chương trình KNKL phân theo lĩnh vực
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ
±Δ % ±Δ % %
1 Trồng trọt 5 4 4 -1 80 0 100 40,00
2 Lâm nghiệp 2 3 3 1 150 0 100 75,00
3 Chăn nuôi 4 2 3 -2 50 1 150 37,50
( Nguồn: Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Lương Sơn) 3.2.2. Số lượng các dự án, chương trình KNKL phân theo đơn vị hành chính
Số lượng các dự án, chương trình KNKL của huyện Lương Sơn được phân theo đơn vị hành chính được thể hiện qua bảng 3.3 như sau :
Bảng 3.3: Số lượng các dự án, chương trình KNKL phân theo đơn vị hành chính
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ
±Δ % ±Δ % %
1 Khuyến nông
Quốc gia 1 2 2 -1 200 0 100
150
2 Tỉnh 2 3 2 1 150 -1 66,67 81,25
3 Huyện 5 3 5 -2 60,00 2 166,67 34,00
4 Tổ chức khác 2 1 1 -1 50,00 0 100,00 18,75
( Nguồn: Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Lương Sơn) Thông qua bảng 3.3 có thể nhận thấy số lượng các chương trình, dự án KNKL có từ 4 nguồn đó là: Khuyến nông Quốc gia, Tỉnh Hòa Bình, Huyện và tổ chức khác.
Bình quân qua 3 năm, nguồn hỗ trợ được từ Khuyến nông Quốc gia có tốc độ tăng bình quân 150%, từ tỉnh có tốc độ tăng bình quân chỉ chiếm 81,25%, từ huyện là 34% và tổ chức khác chỉ đạt 18,75%. Có thể nhận thấy rằng các chương trình KNKL được thực hiện do hỗ trợ từ Tỉnh và Huyện.
3.2.3. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động KNKL
Kinh phí đầu tư cho hoạt động Khuyến nông- Khuyến lâm được thể hiện trên bảng 3.4 như sau:
62
Bảng 3.4: Nguồn vốn KNKL phân theo nội dung hoạt động
Đơn vị tính : 1000 đồng
TT
Loại hình hoạt động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/ 2009 2011/2010
BQ
% Số lượng
% Số
lượng % Số
lượng % %
1 Mô hình KN 64,35 404.841 67,53 354.269 59,16 456.750 87,51 -50.572 128,93 102.481 56,41 2
Thông tin tuyên
truyền - - 1,14 6.000 1,30 10.000
166,67
4.000
0 3 Đào tạo huấn luyện 19,08 120.000 10,48 55.000 12,95 100.000 45,83 -65.000 181,82 45.000 41,67 4 Đào tạo FFS 2,04 12.830 3,81 20.000 9,82 75.847 155,88 7.170 379,24 55.847 295,6 5 Đào tạo nghề 2,86 18.000 3,81 20.000 0,67 5.200 111,11 2.000 26,00 -14.800 14,44 6
Mô hình trình diễn có
sự tham gia PTD 3,99 25.090 1,91 10.000 2,90 22.394 39,86
-15.090 223,94
12.394
44,63
7 Tư vấn dịch vụ 0,31 1.956 0,70 3.650 0,59 4.563 186,61 1.694 125,01 913 116,6
8 Tham quan học tập 3,63 22.810 3,81 20.000 6,58 50.760 87,68 -2.810 253,80 30.760 111,3 9 Loại hình khác 3,74 23.550 6,80 35.670 6,02 46.500 151,46 12.120 130,36 10.830
98,73
Tổng 100 629.077
100 524.589 100 772.014
Nguồn: Trạm Khuyến nông- Khuyến lâm huyện Lương Sơn
63
Trong 3 năm từ 2009 đến 2011, kinh phí đầu tư cho hoạt động KNKL huyện Lương Sơn tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn do các Trung tâm KN Quốc gia, tỉnh và các đơn vị trực thuộc bộ thực hiện. Số còn lại dành cho các chương trình đào tạo lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp.
Qua bảng 3.4 có thể nhận thấy kinh phí phân chia theo loại hình hoạt động gồm có 9 loại hình. Trong đó số nguồn vốn dành cho các mô hình trình diễn qua 3 năm luôn chiếm tỉ trọng cao nhất với số vốn năm 2009 là 404.841.000đ chiếm tỉ trọng 64,35% tổng số kinh phí các chương trình KNKL, năm 2010 là 354.269.000đ chiếm 67,53% , năm 2011 chiếm 59,16%
là 456.750.000đ chiếm 59,16% tổng số kinh phí. Tính riêng năm 2011, Có các mô hình trình diễn về chăn nuôi như cải tạo đàn trâu với nguồn kinh phí thực hiện 413.894.000đ, thực hiện tại 2 xã Cao Răm và Hợp Hòa; mô hình chăn nuôi vỗ béo đàn gia súc lớn đầu tư 410.045.000đ, thực hiện tại 2 xã Tiến Sơn và Hợp Châu; mô hình thâm canh lúa BC15 với nguồn kinh phí đầu tư 20.286.000đ để trồng 40,5 ha tại 11 xã; mô hình trồng lạc giống TB25 vụ hè thu đầu tư 42.855.000đ với quy mô 3 ha thực hiện tại xã Trung Sơn; mô hình thâm canh keo tai tượng đầu tư 13.580.000đ để trồng 25,5ha tại xã Tân Thành.
Xét tổng thể theo tiêu chí kinh phí có thể thấy có sự chênh lệch khá lớn trong cơ cấu đầu tư. Kinh phí KNKL được thực hiện trên địa bàn Huyện Lương Sơn chủ yếu tập trung thực hiện các mô hình. Một hoạt động được chú trọng quan tâm đầu tư là hoạt động đào tạo. Cơ cấu chi phí cho hoạt động này trong 3 năm qua cũng có xu hướng tăng dần với tỷ trọng nguồn vốn chiếm từ 10-20%.
Xét một cách tổng thể, có thể thấy kinh phí cho hoạt động KNKL của địa phương là tương đối đồng đều qua các năm cả về số lượng và cơ cấu.
Điều này được lý giải bởi nhiều chương trình và dự án được thực hiện trong
64
nhiều năm và được phân bổ đều qua các năm. Hơn nữa, nguồn cung cấp kinh phí cho các chương trình này cũng tương đối ổn định.
Nguồn kinh phí ổn định một mặt tạo điều kiện tốt cho địa phương xây dựng các kế hoạch thực hiện các chương trình KNKL, tuy cũng phải thấy sự mất cân đối trong cơ cấu vốn cho hoạt động KNKL trên địa bàn. Điều này thể hiện ở tỷ lệ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền và tư vấn dịch vụ thường không được quan tâm đầu tư. Trong những năm qua, quản lý kinh phí KNKL còn phân tán ở nhiều đầu mối như Hội nông dân, Phòng NN & PTNT. Kinh phí KNKL lại bao gồm nhiều hạng mục, có sự khác biệt giữa các vùng, miền.
Theo điều 14, chương IV của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn, quy định ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); trong khi vùng đồng bằng chỉ được hỗ trợ tương ứng là 100% và 30% trong xây dựng mô hình.