Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá hiệu quả các hoạt động Khuyến nông – Khuyến lâm
3.5.1.1. Sản xuất nông nghiệp
Nhờ có những chương trình KNKL, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện có những tiến bộ rõ rệt thể hiện ở năng suất, diện tích và tổng sản lượng sản xuất. Kết quả một số loài cây trồng chủ yếu trên địa bàn Huyện thể hiện qua bảng 3.12 dưới đây.
83
Bảng 3.12: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính
TT Cây trồng ĐVT 2005 2009 2010 2011
1 Lúa Xuân
Diện tích ha 2.093,40 2.178,60 2.057,80 2.035,85 Năng suất tạ/ha 49,00 52,30 52,10 57,4 Sản lượng tấn 98.458 11.394 10.721 11.685,81
2 Lúa mùa
Diện tích Ha 3.133,90 2.985,10 2.731,50 2.788,45 Năng suất tạ/ha 44,60 45,10 42,00 50,94 Sản lượng tấn 13.977 13.463 11.472 14.204,34
3 Ngô
Diện tích Ha 2.552,10 2.440,70 2.342,60 2.559,30 Năng suất tạ/ha 27,30 43,40 46,00 48,56 Sản lượng tấn 6.967 10.593 10.776 12.427,00
4 Lạc
Diện tích Ha 203,50 325,70 305,90 313,69 Năng suất tạ/ha 18,90 18,30 16,00 16,80
Sản lượng tấn 385 596 489 527
5 Khoai lang
Diện tích Ha 526,40 565,60 583,00 580,00 Năng suất tạ/ha 42,10 60,50 60,50 61,8 Sản lượng tấn 2.216 3.422 3.527 3.584
6 Sắn
Diện tích Ha 713,00 675,00 569,00 543,00 Năng suất tạ/ha 60,30 91,60 95,00 95,2 Sản lượng tấn 4.299 6.183 5.406 5.169
7 Đậu
tương
Diện tích Ha 202,00 187,80 408,80 398,2
Năng suất tạ/ha 15,50 10,70 12,70 12,5
Sản lượng tấn 313 201 519 496
( Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Sơn)
84
Từ kết quả trên có thể thấy xu hướng cây trồng và sự thay đổi trong năng suất cây trồng tập trung vào một số cây như lúa, ngô, khoai và sắn. Một số loài cây trồng khác như lạc, đậu tương hầu như năng suất không có nhiều sự thay đổi. Do ảnh hưởng của hiệu quả kinh tế mà diện tích cây trồng cũng được điều tiết theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Theo kết quả thống kê trên, ngoài diện tích lúa, ngô và khoai tương đối ổn định qua các năm, diện tích trồng sắn giảm xuống, các diện tích trồng cây nông nghiệp khác đều tăng ổn định.
Như vậy có thể thấy hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế của các chương trình KNKL với hoạt động trồng cây nông nghiệp trên địa bàn Huyện.
5.1.1.2. Sản xuất lâm nghiệp
Bảng 3.13: Kết quả thực hiện trồng rừng trên địa bàn huyện Lương Sơn từ 2006 - 2011
CHỈ TIÊU 2006
(ha)
2007 (ha)
2008 (ha)
2009 (ha)
2010 (ha)
2011 (ha) Diện tích rừng trồng mới 1.457 1.404 1.285 1.321 1.287,7 658,1 Rừ ng PH và nguyên liê ̣u 236,7 584 175 496.5 286 190,7
Dự án KFW7 - - - - 139,5 83,4
Dân tự trồng 913 688 681 399 529 384
Đô ̣ che phủ 45% 45,6% 51% 46% 48% 47%
( Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Sơn) Là một huyện đồng bằng của Tỉnh Hòa Bình, Lương Sơn có diện tích đất dành cho sản xuất lâm nghiệp không lớn. Qua thống kê biểu trên cho thấy quỹ đất để mở rộng trồng rừng rất hạn chế và hiện đã được sử dụng gần hết.
Do các diện tích trồng rừng của người dân ngày càng thu hẹp nên các hoạt động khuyến lâm trên địa bàn không nhiều. Tuy nhiên, việc giám sát và tuyên truyền người dân tăng cường trồng và bảo vệ rừng vẫn được làm thường xuyên. Hiện độ che phủ rừng trên địa bàn đạt mức 47, 48%, cao hơn trung bình của cả nước từ 5-6%.
85
5.1.1.3. Chăn nuôi
Những năm vừa qua dù gặp nhiều bất lợi về thời tiết và dịch bệnh nhưng ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện vẫn phát triển khá tốt. Trong 5 năm qua, GTSX ngành này tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 27,3%/năm và giai đoạn 2006- 2010 là gần 16%/năm, chiếm tỷ trọng 57,5% trong GTSX ngành nông nghiệp của huyện.
Bảng 3.14: Tổng đàn gia súc gia cầm từ năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: Con
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tổng đàn trâu
11.241
10.894
9.744 86,68 89,44
Tổng đàn bò
5.672
4.291
3.652 64,39 85,11
Tổng đàn lợn
62.072
59.986
62.411 100,55 104,04 Tổng đàn gia cầm
524.542
596.305
627.800 119,69 105,28 ( Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Sơn Giai đoạn từ 2000 đến nay, ngoại trừ số đầu gia cầm có phần giảm sút, số lượng đầu gia súc (trâu, bò) đều tăng, đặc biệt là bò và lợn có xu hướng tăng mạnh.
Tuy vậy, cơ cấu vật nuôi chậm đổi mới theo hướng thị trường: tỷ lệ đàn trâu còn khá lớn, vượt lên trên cả đàn bò. Mô hình phát triển chủ yếu vẫn là hộ gia đình; chậm đưa các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi; tỷ lệ giống đàn bò được sinh hoá, đàn lợn lai còn thấp. Đàn gia cầm sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đã có xu hướng ổn định trở lại ở mức gần 627.800 con năm 2011.
86
Về phân bố vật nuôi, cũng như đối với hoạt động sản xuất, tính chuyên canh trong chăn nuôi của huyện cũng thấp thể hiện qua hoạt động chăn nuôi được thực hiện khá đều ở các vùng với tỷ trọng các loại vật nuôi xấp xỉ nhau.
3.5.2. Hiệu quả xã hội
(1) Góp phần xóa đói giảm nghèo
Một trong những nguyên nhân nghèo đói ở nông thôn chính là thiếu việc làm. Việc triển khai các hoạt động KNKL góp phần tạo việc làm cho nông dân bằng nhiều hình thức cụ thể như mô hình cải tạo đàn trâu, mô hình chăn nuôi và vỗ béo gia súc, các mô hình cải tạo vườn tạp, trồng rừng, phát triển cây vụ đông không những còn thu hút lao động, giảm thời gian lao động nông nhàn mà qua đó mang lại thu nhập cho hộ dân.
(2) Nâng cao trình độ cho người nông dân
Nhờ có các chương trình KNKL mà năng lực tổ chức, quản lý của người nông dân được nâng lên. Việc bà con tham gia các hoạt động KNKL có tác dụng động viên bà con cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm bản thân với các hộ gia đình khác. Qua các lớp tập huấn, không chỉ đem lại kiến thức, kinh nghiệm khoa học kỹ thuật mới mà qua đó bà con được làm quen và tiếp cận các cách thức viết báo cáo, thu hoạch, cách diễn giải và trao đổi. Ngoài ra được làm quen với các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn như các bảng biểu, sơ đồ, máy tính, máy chiếu, máy chụp ảnh…
Mặt khác, góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nông dân.
Trạm KNKL đã truyền tải các quy trình kĩ thuật tới người dân thông qua các loại hình hoạt động của mình. Việc mở các lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật, hội thảo đầu bờ và triển khai các điểm mô hình trình diễn về nông lâm thủy sản ở khắp các địa phương trong huyện được người dân hưởng ứng nhiệt tình, góp phần nâng cao nhận thức cho đông đảo bà con.
87
3.5.3. Hiệu quả môi trường
Trong việc xây dựng các chương trình KNKL ngoài mục tiêu đạt được là hiệu quả kinh tế, xã hội còn phải quan tâm tới hiệu quả của môi trường sinh thái. Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả môi trường của các chương trình như: Khả năng chống xói mòn, khả năng cải tạo đất, khả năng nâng cao độ che phủ, khả năng bảo vệ thảm thực vật, khả năng điều hòa khí hậu... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài cùng với điều kiện thực tế sản xuất của địa phương và tập quán canh tác của người dân thông qua chỉ tiêu: Khả năng cải tạo đất, khả năng chống xói mòn, khả năng nâng cao độ che phủ.
Như mô hình trồng thâm canh cây Mây nếp được thực hiện tại các xã Long Sơn, Tân Thành, Tân Vinh và Hợp châu huyện Lương Sơn. Ngoài ý nghĩa kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và môi trường sống, việc trồng Mây giúp cho giữ được rừng và duy trì được hoàn cảnh rừng từ việc giữ lại tầng cây cao và thảm tươi có giá trị. Do đặc tính sinh thái của cây Mây nếp cần có độ tàn che 0,3 – 0,5 để cây sinh trưởng và phát triển, trồng với mật độ dày tạo ra nhiều tầng thứ nên độ che phủ đất rất lớn, mặt khác cây Mây có hệ rễ là rễ chùm cho nên hạn chế được xói mòn, rửa trôi đất đáng kể. Bên cạnh đó còn tăng khả năng hoạt động của hệ động vật trong đất, cải thiện môi trường đất tức tăng đa dạng sinh học trong rừng.