Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả thực hiện các chương trình KNKL
3.3.1. Kết quả đào tạo, tập huấn
Mục tiêu của các chương trình KNKL là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình thí điểm, đào tạo tập huấn kĩ thuật, cung cấp các thông tin, bồi dưỡng nâng cao năng lực người dân và chuyển giao kĩ thuật đến với các hộ nông dân sản xuất khác. Vì vậy các hoạt động KNKL có nội dung rất đa dạng.
Kết quả các hoạt động KNKL của Huyện từ năm 2009 - 2011 được tổng hợp ở bảng 3.5 dưới đây.
65
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động KNKL Lương Sơn (năm 2009 -2011)
TT Diễn giải ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
% ±Δ % ±Δ BQ
1
Số lớp đào tạo tập huấn cho
nông dân Lớp 60 70 79 116,67 10,00 112,86
9 65,83 Số lượt người tham gia Người 3.000 2.533 3.950 84,433 -467 155,94 1.417 65,83
2 Số lớp đào tạo nghề (FFS) Lớp 2 8 5 400 6 62,5 -3 125,00
Số người tham gia Người 60 240 125 400 180 52,083 -115 104,17
3 Số điểm PTD Điểm 1 4 1 400 3 25 -3 50,00
Số người tham gia Người 69 80 11 115,94 11 13,75 -69 7,97
4 Số lượt người tham quan học
tập Lượt 650 577 866 88,769 -73 150,09 289
66,62
5 Số hội thảo đầu bờ Cuộc 23 5 10 21,739 -18 200 5 21,74
Số lượt người tham gia Người 1.168 171 380 14,64 -997 222,22 209 16,27
6 Số mô hình trình diễn Điểm 18 15 16 83,333 -3 106,67 1 44,44
Số người được hưởng lợi Người 428 652 786 152,34 224 120,55 134 91,82
7 Số loại sách kỹ thuật Loại 35 48 80 137,14 13 166,67 32 114,29
Bản in cấp cho nông dân Bản 800 231 170 28,875 -569 73,593 -61 10,63
Nguồn : Trạm Khuyến nông, Khuyến lâm huyện Lương Sơn
66
Qua kết quả tổng hợp cho thấy hoạt động đào tạo, tập huấn được hết sức chú trọng. Các lớp tập huấn tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2009- 2011 đã tổ chức được hơn 200 lớp, tốc độ phát triển bình quân là 65,83%. Số lượng người tham gia lớp tập huấn tăng giảm khá rõ rệt qua các năm. Năm 2011 số lớp tập huấn tăng đáng kể so với các năm trước do trạm KNKL huyện Lương Sơn sử dụng phương pháp giảng dạy có sự tham gia, lấy học viên làm trung tâm với nội dung tập huấn được lựa chọn căn cứ chủ yếu vào nhu cầu của người học. Vì vậy đã thu hút được sự tham gia học tập, chia sẻ nhiệt tình của học viên. Các lớp tập huấn đều được đánh giá cao và vận dụng nhiều vào thực tế công việc. Nhiều khuyến nông viên cấp xã đã tự tổ chức tập huấn trên cơ sở nhu cầu, nội dung đề nghị tập huấn chuyển giao kỹ thuật của nông dân, nhóm có cùng sở thích và các câu lạc bộ KNKL; số người được hưởng lợi từ các mô hình có tốc độ phát triển bình quân là 91,82%.
Nguyên nhân của các kết quả này do những mô hình trình diễn được lựa chọn ngày càng kỹ càng để ứng dụng phù hợp với tình hình thực tế tại các địa bàn. Trong quá trình triển khai, được bà con nông dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia.
Như mô hình thâm canh lúa BC15 được triển khai trong vụ hè thu năm 2011 do Công ty giống cây trồng Thái Bình chọn tạo với quy mô 40,5ha thực hiện tại 11 xã, thị trấn với 541 hộ tham gia đã cho năng suất trung bình đạt trên 69,6 tạ/ha, lúa đại trà là 57,6 tạ/ha cao hơn giống lúa đại trà là 12 tạ/ha.
Chất lượng và số lượng của giống được bà con nông dân và người tiêu dùng chọn lựa nên khả năng lan rộng rất cao, áp dụng rộng rãi vào sản xuất cho các năm sau. Các mô hình có khả năng nhân rộng như mô hình ngô lai (NK66, CP333), mô hình thâm canh keo tai tượng, mô hình trồng và thâm canh mây nếp dưới tán rừng, công trình khí sinh học Bioga…
Các mô hình điểm thử nghiệm về phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) năm 2011 là năm thứ 3 Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm có kế hoạch áp dụng chính thức phương pháp vào hệ thống KNKL của huyện. Để giúp
67
người dân tìm ra những ý tưởng mới và làm các thử nghiệm đổi mới công nghệ, phương thức canh tác… phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đồng thời hướng dẫn, chuyển giao những kỹ năng để thực hiện phương pháp PTD cho cán bộ khuyến nông xã. Hiện các thử nghiệm đang được thực hiện đúng theo yêu cầu đề ra và đạt kết quả tốt. Riêng thử nghiệm loại bí Cô tiên thực hiện trong tháng 1/2009 tại xóm Đồng Chúi- xã Tân Vinh với quy mô 1 ha đã cho thu hoạch tốt sau trồng 3 tháng trồng, thu được 600kg/sào với giá bán bình quân 5.000đ/kg, giá trị sản xuất đạt được 3.000.000đ/sào. Sau khi trừ chi phí trung gian bà con nông dân có thu nhập 1.800.000đ/sào. Đây là thử nghiệm được bà con đánh giá cao và mạnh dạn nhân ra diện rộng.