Lịch sử hình thành và tổ chức của trạm KNKL Lương Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 65 - 70)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Lịch sử hình thành và tổ chức của trạm KNKL Lương Sơn

Trạm KNKL huyện Lương Sơn chính thức được thành lập theo quyết định số 120/QĐ - UBND ngày 01 tháng 06 năm 1994 của UBND huyện Lương Sơn. Trạm được đặt dưới sự quản lý của UBND huyện. Nhiệm vụ chính của trạm là tham mưu cho UBND huyện các kế hoạch và tổ chức hoạt động sản xuất nông nghiệp; tổ chức các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và thông tin, xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở tại các địa bàn Huyện.

Trạm khuyến nông- khuyến lâm huyện là đơn vị sự nghiệp. Trực thuộc quản lý chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình. Các hoạt động chính của trạm gồm:

- Xây dựng các mô hình trình diễn về nông – lâm – ngư nghiệp.

- Tập huấn đào tạo và chuyển giao tiến bộ khoa học nông – lâm – ngư nghiệp cho người nông dân.

- Thẩm định và phê duyệt vốn cho các hoạt động khuyến nông- khuyến lâm trên địa bàn Huyện.

- Thông tin tuyên truyền, tư vấn thị trường

- Xây dựng và thực hiện dự án trong các lĩnh vực KNKL.

56

3.1.2. Tổ chức quản lý Trạm KNKL huyện Lương Sơn

Cơ cấu tổ chức của Trạm KNKL Lương Sơn thể hiện qua sơ đồ 3.1 sau:

Ghi chú : + Mối quan hệ phối hợp + Mối quan hệ chỉ đạo

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý trạm Khuyến nông – Khuyến nông huyện Lương Sơn

Phòng nông nghiệp

huyện Lương Sơn Trạm KN-KL

huyện Lương Sơn UBND Huyện Lương Sơn

Trạm trưởng

Trạm phó

Cán bộ KN- KL huyện

Nông dân

KN viên cơ sở Tổ chức quần chúng

57

Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Lương Sơn có tổ chức bộ máy gồm : - Gồm 01 Trạm trưởng và 01 Trạm phó

- Cán bộ KNKL huyện gồm: 01 kế toán và 07 cán bộ kỹ thuật.

- Khuyến nông viên cơ sở: Toàn huyện có 20 đơn vị xã, thị trấn. Các đơn vị trực thuộc huyện đều có mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, với trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và kinh tế nông nghiệp. Tất cả các khuyến nông viên ở các cơ sở chủ yếu là dân tộc mường, đều thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND xã và được phòng nông nghiệp huyện trả lương. Khuyến nông viên cơ sở trực tiếp nhận kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ từ Trạm giao phó. Nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ này là:

+ Thông báo, chỉ đạo và hướng dẫn người dân tuân thủ lịch trồng trọt + Triển khai các chương trình phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn Huyện.

+ Chuyển giao và đưa các giống mới vào sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật.

+ Theo dõi và kiểm soát các hoạt động liên quan đến nông lâm nghiệp và đàn gia súc trên địa bàn quản lý.

Đối với việc xây dựng mô hình tại các địa phương, khuyến nông viên xã là người tiếp xúc trực tiếp với bà con nông dân. Đây là một bộ phận rất quan trọng trong việc theo dõi diễn biến, hướng dẫn bà con làm theo kỹ thuật của mô hình, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân đề xuất với UBND xã, Trạm KNKL trong quá trình thực hiện mô hình.

KNVCS còn kết hợp với chính quyền địa phương, những nông dân tiên tiến, nông dân sản xuất giỏi thành lập các câu lạc bộ hoạt động dưới sự giám sát và chỉ đạo của Trạm KNKL huyện. Các câu lạc bộ KNKL hoạt động đa dạng và có vai trò quan trọng trong sự thành công của công tác KNKL. Thông

58

qua câu lạc bộ, bà con nông dân có thể trao đổi học hỏi những kinh nghiệm và hỗ trợ nhau về phương pháp kỹ thuật, giống, vốn và cùng nhau làm giàu. Đến nay toàn huyện đã xây dựng được 18 câu lạc bộ với số hội viên là 631 người.

Các câu lạc bộ duy trì, sinh hoạt đều đặn. Hội viên không ngừng tăng lên.

Điều đó cho thấy sự hấp dẫn và hiệu quả của mô hình hoạt động này.

Mặc dù là đội ngũ có vai trò quan trọng, xong đội ngũ cán bộ Khuyến nông xã ở Huyện chưa ổn định, còn nhiều biến động, chưa được quan tâm đào tạo đồng bộ, kinh phí đầu tư việc phát triển đội ngũ chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế, chưa có chính sách thích hợp khuyến khích cán bộ KNKL ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa; chưa phù hợp cho từng đối tượng, từng vùng.

- Tổ chức quần chúng: Tất cả các hoạt động KNKL được phối hợp giữa cơ quan KNKL cấp huyện, KNKL cơ sở và các tổ chức quần chúng ở địa phương như Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đài phát thanh truyền hình,…Trong các chương trình KNKL đại diện của các tổ chức quần chúng này thường được mời tham gia và được trang bị kiến thức, kỹ năng chỉ đạo hỗ trợ, thực hiện các chương trình KNKL tại địa phương và phương pháp ở các chương trình kinh tế xã hội liên quan đến phát triển nông lâm nghiệp và xóa đói giảm nghèo như: Dự án khí sinh học, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc cây trồng, vật nuôi ban đầu.

3.1.3. Cơ cấu nhân sự của Trạm KNKL huyện Lương Sơn

Cán bộ KNKL là những người thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp hướng dẫn quy trình, kĩ thuật cho bà con nông dân trong sản xuất. Do vậy mà số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ KNKL có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động KNKL.

Bảng 3.1 dưới đây thể hiện cơ cấu nhân sự của Trạm. Tổng số cán bộ KNKL của Trạm qua 3 năm tương đối ổn định. Tổng số cán bộ KNKL hiện có là 30 người, trong đó 10 cán bộ KNKL huyện và 20 cán bộ KNKL xã. Các xã và thị trấn đều có cán bộ KNKL nên rất thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình KNKL ở các địa phương trên địa bàn Huyện.

59

Bảng 3.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ KNKL huyện Lương Sơn

T

T Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh (+ - ) 2010/2009 2011/2010

Tổng số 31 31 30 0 -1

1

Trình độ đào tạo

Đại học 9 9 10 0 1

Cao đẳng 3 3 3 0 0

Trung cấp 19 19 17 0 -2

2

Ngành nghề đào tạo

Trồng trọt 11 11 8 0 -3

Chăn nuôi 9 9 10 0 1

Lâm nghiệp 6 6 6 0 0

Thủy sản 0 0 0 0 0

Chuyên môn khác 5 5 6 0 1

3

Giới tính

Nam 20 20 19 0 -1

Nữ 11 11 11 0 0

4

Dân tộc

Kinh 8 8 8 0 0

Mường 23 23 22 0 -1

5

Vị trí công tác

Trạm KNKL huyện 11 11 10 0 -1

KNKL xã 20 20 20 0 0

Nguồn: Trạm KNKL Huyện Lương Sơn năm 2012 Xét về trình độ đào tạo, Trong 30 cán bộ KNKL của Trạm có 10 người đại học, chiếm 33%, 03 người cao đẳng chiếm 10%, 17 người trung cấp chiếm 57% và chưa có cán bộ có trình độ trên đại học. Trong 3 năm qua, do đòi hỏi của công việc mà trình độ cán bộ KNKL của Trạm đang dần có xu hướng nâng cao trình độ đào tạo. Tuy nhiên, trình độ của cán bộ KNKL của Trạm chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

60

Về ngành nghề đào tạo: Trong số 30 cán bộ KNKL của huyện hiện nay có 8 cán bộ chuyên ngành trồng trọt, 10 cán bộ chuyên ngành chăn nuôi, 6 cán bộ ngành lâm nghiệp và 6 cán bộ chuyên ngành khác. Toàn huyện hiện nay chưa có cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành KNKL mà hầu hết các cán bộ này chỉ được tham gia vào các lớp tập huấn ngắn hạn về KNKL. Do thiếu các cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành mà cán bộ KNKL huyện Lương Sơn thường gặp khó khăn khi công tác tại địa phương. Do công tác KNKL đòi hỏi phải có sự hiểu biết rộng về các chuyên ngành khác, nắm vững kỹ năng, phương pháp khuyến nông và các kiến thức thông tin, thị trường.

Xét cơ cấu giới: Hiện cán bộ KNKL là nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Với số lượng nam là 19 người chiếm 63 % ; nữ 11 người chiếm 37%. Trong đó dân tộc kinh chiếm 27% tập trung chủ yếu ở Trạm KNKL huyện, dân tộc mường chiếm 73% tập trung chủ yếu ở 20 địa bàn xã, thị trấn trên Huyện.

Đánh giá chung đội ngũ cán bộ KNKL của Huyện hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và yếu chuyên môn. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả các chương trình KNKL trên địa bàn huyện. Vì vậy trong thời gian tới cần có biện pháp bổ sung, tuyển dụng thêm cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, đồng thời thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo thêm các kiến thức và kỹ năng cần thiết để các cán bộ đã qua đào tạo, tập huấn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)