Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 46 - 54)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn

Dân số toàn huyện Lương Sơn (tính đến 01/01/2011) là 92.135 người, đông thứ 3 của tỉnh Hoà Bình, mật độ dân số 247,4 người/km2 (đứng thứ 2 toàn tỉnh) và phân bố không đều. Dân số Mường chiếm gần 60% dân số toàn huyện. Người Kinh sống xen lẫn với người Mường và chiếm khoảng hơn 30%

dân số toàn huyện, còn lại là người Dao và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tình hình dân số và lao động của huyện Lương Sơn năm 2010 được biểu thị qua bảng 2.2.

Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn mức chung của tỉnh, đặc biệt là huyện giáp Hà Nội, lại nằm trên trục đường giao thông cầu nối giữa Hoà Bình, vùng Tây Bắc với toàn vùng Hà Nội, nên khả năng thời gian tới tỷ lệ tăng dân số cơ học sẽ tăng lên, nhất là các xã phía Bắc huyện. Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp lực lượng lao động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng

37

rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh. Tuy vậy, nó cũng là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu dân cư, nhà ở, khu đô thị, cũng như vấn đề đề an ninh,trật tự an toàn xã hội.

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động tại huyện Lương Sơn TT Các đơn vị hành chính Số nhân khẩu

(Người)

Số lao động

(Người) Số hộ

1 Thị trấn Lương Sơn 13.251 2.659 1.160

2 Hòa Sơn 6.631 4.579 1.057

3 Lâm Sơn 5.573 2.444 1.103

4 Trường Sơn 5.567 2.410 945

5 Cao Răm 4.567 2.567 796

6 Hợp Hòa 5.352 5.352 1.071

7 Tân Vinh 4.897 2.515 981

8 Cư Yên 4.751 3.232 861

9 Nhuận Trạch 6.592 2.158 1.207

10 Liên Sơn 4.590 1.901 780

11 Thành Lập 4.656 2.961 795

12 Trung Sơn 5.010 2.908 931

13 Tiến Sơn 5.215 3.030 1.131

14 Tân Thành 5.492 2.336 1.205

15 Cao Dương 4.571 2.377 1.050

16 Hợp Châu 4.997 2.378 869

17 Long Sơn 3.810 1.981 828

18 Cao Thắng 3.575 1.858 791

19 Thanh Lương 3.580 1.862 799

20 Hợp Thanh 3.680 1.960 821

Tổng số 106.357 53.468 19.181

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Sơn)

38

Lực lượng lao động đông, xu thế gia tăng lao động phi nông nghiệp nhanh hơn. Điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động và phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lao động chưa được giải quyết việclàm khá cao (8,7%

tổng số lao động), lao động của huyện Luơng Sơn hiện nay phải đi làm ở địa phương khác rất nhiều. Điều này gây lãng phí rất lớn trong việc sử dụng thế mạnh lao động cho phát triển kinh tế huyện, lại gây ra những khó khăn trong quản lý dân số và lao động, và những hậu quả về vấn đề xã hội, trật tư, an ninh, an toàn xã hội.

Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động hiện tại chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, chưa bảo đảm nhu cầu cho một huyện thuộc vùng động lực tăng trưởng của tỉnh Hoà Bình và đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ..

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Sơn

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã duy trì nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông, lâm nghiệp; CN-XD, thương mại du lịch và dịch vụ. Nhờ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, Lương Sơn đã nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Trong sản xuất nông nghiệp, nếu năm 2005 năng suất lúa của huyện bình quân chỉ đạt 50,9 tạ/hecta/vụ, thì năm 2010 đã đạt 52 tạ/hecta/vụ. Có nhiều yếu tố đưa năng suất nông nghiệp ở Lương Sơn tăng cao, nhưng quan trọng hơn cả là nông dân các địa phương trong huyện được nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, họ được dự các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật về cây lúa, trồng màu, cây ăn quả cho năng suất cao. Cùng với trồng trọt, huyện Lương Sơn chú trọng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trạm khuyến

39

nông huyện đã xây dựng các mô hình nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng, bò sữa và nuôi ong. Huyện đã phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Năm 2010, toàn huyện có 10.894 con trâu, 4.291 con bò, 59.986 con lợn, 596.305 con gia cầm, tổng đàn bò sữa là 150 con.

Huyện còn vận động nông dân cải tạo đất trống, đồi trọc, mở rộng diện tích bằng việc trồng các loại cây màu có giá trị hàng hoá. Nhiều gia đình đã tận dụng đất hoang, cải tạo vườn đồi để trồng các loại cây ăn quả: vải, nhãn..., hoặc sử dụng hàng nghìn hecta đất tự nhiên để trồng tre, luồng, keo tai tượng, bạch đàn, do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên và rừng đầu nguồn được chú trọng, góp phần nâng cao tỉ lệ che phủ rừng đạt mức 44%. Huyện tích cực chỉ đạo các địa phương phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải quyết số lao động dôi dư và tăng thu nhập cho kinh tế hộ. Toàn huyện hiện có hơn 300 trang trại với qui mô từ 1 ha trở lên, trong đó có một số trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế ban đầu. Lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành CN- TTCN của Lương Sơn phát triển. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tính đột phá trong sản xuất CN-TTCN. Nhiều doanh nghiệp trong huyện sản xuất vật liệu xây dựng đã ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lớn, khai thác chế biến các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Những năm gần đây, ngành CN-XD ở Lương Sơn phát triển khá mạnh.

Những khu công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp Nam Lương Sơn, khu công nghiệp Nhuận Trạch đang thu hút các nhà đầu tư đến với mảnh đất giàu tiềm năng này.

Tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2005 – 2010

Tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 19,7%; tăng trưởng giá trị gia tăng (GTGT) trên địa bàn bình quân cũng lên đến 19,8% năm. Vượt chỉ tiêu gia tăng (GTGT) trên địa bàn bình

40

quân cũng lên đến 19,8% năm. Vượt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng kinh tế của huyeện đề ra trong giai đoạn này là 18,1%/ năm.

Bảng 2.3: Tăng trưởng GTSX, GTGT của các ngành trên địa bàn huyện Lương Sơn

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Tăng trưởng GTSX Tăng trưởng GTGT Bình quân

2006- 2010 2010 Bình quân

2006- 2010 2010

Nông lâm ngư nghiệp 5,2 1,1 5,8 1,1

Công nghiệp xây dựng 31,5 32,0 32,2 32,0

Thương mại, dịch vụ 22,4 21,8 23 21,8

Tổng cộng 19,7 20,7 19,8 20,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Thống kê Lương Sơn 2010

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện diễn ra khá nhanh theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4:Cơ cấu GTSX theo ngành Lương Sơn giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị: %

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất Giá trị gia tăng

2005 2009 2010 2001(*) 2005 2009 2010 1. Nông lâm nghiệp 56,9 41,3 38,2 50,8 61,2 43,5 40,5 2. Công nghiệp và

Xây dựng 23,7 36,4 39,5 25,8 21,6 32,0 34,3

3. TM- Dịch vụ 19,4 22,2 22,3 23,4 17,2 24,5 25,2

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Thống kê Lương Sơn 2010 So với mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2006 - 2010 đề ra (nông nghiệp 20,8%; công nghiệp 49,9%;

41

và dịch vụ 29,3%) thì kết quả thực hiện ở trên có thể coi là chưa đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều này có thể giải thích trên hai khía cạnh: (1) Ngành nông nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và (2) sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ vẫn còn đang trong giai đoạn quá độ, nhiều doanh nghiệp chưa đi vào sản xuất nên GTSX thấp.

2.1.2.3- Chính sách và các vấn đề liên quan

Hệ thống các văn bản chính sách về khuyến nông, khuyến lâm

- Nghị định số 13/CP ngày 02/3/1993 và Thông tư số 02-LB/TT ngày 02/8/1993 của Liên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Bộ Lâm nghiệp - Bộ Thuỷ sản - Bộ Tài chính - Ban tổ chức Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông.

- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 và Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT ngày 6/4/2006 của Liên Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Thuỷ sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

- Thông tư số 60/2005/TT-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ- CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.

- Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 về Khuyến nông và Thông tư: 183/ 2010/TTLT- BTC-BNN ngày 17/11/2010, Thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT V/v hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông.

- Quy định 4277 QĐ/BNN-KHCN ngày 31/12/2007 về định mức tạm thời áp dụng cho mô hình trồng cây.

Sự ra đời của Nghị định 56/2005

Sau hơn 10 năm thực hiện NĐ 13/CP, và Thông tư 02, hệ thống khuyến

42

nông Việt Nam được hình thành, củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện để trở thành lực lượng nòng cốt trong việc chuyển tải mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ dân trí cho nông dân. Khuyến nông đã thực sự góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên trước bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp, Nghị định 13/CP đã bộc lộ nhiều hạn chế làm cho công tác khuyến nông gặp không ít khó khăn, vướng mắc, chưa thực sự đáp ứng được tình hình sản xuất, khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế… Chính vì vậy, ngày 26/4/2005, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư thay thế Nghị định 13/CP.

Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời đã quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến nông (nhất là tổ chức khuyến nông cơ sở), mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và nội dung hoạt động khuyến nông (bổ sung thêm nội dung tư vấn, dịch vụ khuyến nông và hợp tác quốc tế về khuyến nông); mở rộng đối tượng tham gia và hưởng lợi từ hoạt động khuyến nông nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác khuyến nông.

Sự ra đời của Nghị định 02

Việc Nghị định 56/2005/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 13/CP đã giúp công tác khuyến nông huy động được các nguồn lực mới, trước hết là xã hội hóa nhân lực làm khuyến nông. Ngoài hệ thống khuyến nông làm chủ lực còn có hệ thống các viện, trường và rất nhiều tổ chức, xã hội làm nên một tổng thế

43

thống nhất. Cùng với tăng nhân lực là việc tăng tài lực, ngân sách giành cho công tác khuyến nông tăng 20% mỗi năm đều đặn trong nhiều năm liền.

Trong 5 năm thực hiện NĐ 56 (2005 – 2010) ngân sách nhà nước đã chi 1.513,43 tỷ đồng cho công tác khuyến nông, cao hơn 2 lần so với giai đoạn 2000 – 2005. Bộ máy khuyến nông cũng phát triển mạnh, toàn hệ thống hiện nay đã có 33.260 cán bộ khuyến nông, 100% tỉnh thành có trung tâm khuyến nông…

Tuy nhiên, công tác khuyến nông theo Nghị định 56 cũng đã bộc lộ những hạn chế, đấy là chưa đáp ứng được cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, tập trung và nặng về bao cấp

“xin tiền và chia tiền” và đấy cũng là nguyên nhân để nghị định 02/2010/NĐ- CP về khuyến nông ra đời thay thế cho nghị định 56. Nghị định 02 So với nghị định 56, có nhiều điểm mới, lần đầu tiên hệ thống tổ chức khuyến nông chặt chẽ, thống nhất theo 4 cấp được khẳng định với một tên gọi duy nhất (cấp quốc gia, tỉnh thành có tên gọi ‘TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG”, cấp huyện có tên “TRẠM KHUYẾN NÔNG”). Nghị định còn quy định chi tiết hệ thống khuyến nông cấp phường xã (xã đặc biệt khó khăn có ít nhất 2 khuyến nông viên); quỹ khuyến nông; hoạt động dịch vụ tư vấn sau 18 năm không triển khai được nay được nghị định mới củng cố quyết tâm hơn; phân chia trách nhiệm rạch ròi giữa Bộ NN-PTNT với Chủ tịch UBND các tỉnh thành về công tác khuyến nông. Điều cơ bản nhất của nghị định mới là từ năm 2011, ngân sách trung ương giành cho khuyến nông không chia cho các địa phương nữa mà được chia theo kiểu nông dân được hưởng lợi từ các dự án khuyến nông quốc gia, đơn vị tổ chức khuyến nông được tham gia các dự án khuyến nông quốc gia qua đấu thầu cạnh tranh, được ưu tiên “làm thuê” cho những bên thắng thầu.

44

Như vậy chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông lâm nghiệp nói chung, công tác KNKL nói riêng, tuỳ từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tuỳ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất mà đã ban hành những chủ trương và chính sách. Nếu các chính sách phù hợp sẽ có tác dụng kích thích sản xuất phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)