Xã hội hóa công tác KNKL

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 107 - 113)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình KNKL trong thời gian tới

3.7.5. Xã hội hóa công tác KNKL

Xã hội hoá hoạt động khuyến nông nên được hiểu theo nghĩa rộng và triệt để là chuyển giao một phần lớn nhiệm vụ khuyến nông cho xã hội dân sự quản lý. Như vậy, khuyến nông phải do người dân tự tổ chức để giải quyết các khó khăn của mình và nhà nước chỉ tác động theo nhu cầu và bổ xung vào những hoạt động mà người dân có khó khăn như miền núi hay các vùng nghèo đói. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của nông dân vẫn còn bị động trong hệ thống khuyến nông. Để đạt được mục đích xã hội hoá hoạt động khuyến nông theo chúng tôi cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Thúc đẩy các tổ chức tập thể của nông dân.

Ở cấp xã cần có các tổ chức tập thể của nông dân như nhóm nông dân, hiệp hội (có thể là câu lạc bộ, nhóm sở thích, HTX...) để điều phối được các nguồn khuyến nông khác nhau. Sự năng động của các tổ chức này sẽ là điểm quyết định hiệu quả của khuyến nông nhà nước vì nó đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Các tổ chức nông dân này tạo thành một mạng lưới khuyến

98

nông cấp cơ sở. Mạng lưới này có thể được điều phối bởi khuyến nông viên cơ sở. Trong giai đoạn đầu hệ thống khuyến nông huyện nên đóng vai trò đào tạo và thúc đẩy để mạng lưới này được ra đời nhanh chóng.

- Khuyến khích các lực lượng, thành phần xã hội tham gia vào công tác khuyến nông. Khuyến khích sử dụng kinh phí tự có của các thành phần để thực hiện hoạt động khuyến nông. Ngăn chặn tình trạng kinh phí khuyến nông chạy vòng vèo làm giảm hiệu quả hoạt động khuyến nông và gây lãng phí tiền của Nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất có quyền lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ khuyến nông.

- Trạm KNKL nên tập hợp một danh mục các đơn vị, cá nhân có khả năng cung cấp dịch vụ khuyến nông đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng (Website...).

99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian điều tra thực tế tại huyện Lương Sơn với đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn huyện Lương Sơn- tỉnh Hòa Bình” tôi đã rút ra một số kết luận sau:

- Khuyến nông – Khuyến lâm là một quá trình chuyển giao kiến thức đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân.

Trong từng điều kiện hoàn cảnh sản xuất khác nhau thì các hoạt động KNKL cần phải phù hợp và đều nhằm mục tiêu.

- Hiệu quả các chương trình KNKL được thể hiện thông qua các tiêu chí như đáp ứng nhu cầu, tính phù hợp, sự cần thiết, tính bền vững và lan tỏa;

góp phần tăng năng suất, tăng sản lượn, thu nhập và sự hiểu biết của người dân.

- Huyện Lương Sơn trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp xã hội. Song trong hoạt động KNKL vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù Trạm KNKL đã dần được hoàn thiện về bộ máy tổ chức, tuy nhiên hiện nay lực lượng cán bộ KNKL Lương Sơn vẫn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa có cán bộ được đạo tạo theo chuyên ngành khuyến nông; các chương trình chưa xuất phát từ nhu cầu người dân; cơ chế quản lý nhà nước và quản lý dịch vụ vẫn còn sự trùng lặp... do đó hiệu quả từ chương trình KNKL đưa xuống địa bàn chưa phát hết được mục tiêu vốn có.

- Công tác KNKL là hoạt động thường xuyên liên tục và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất của nông dân. Chính vì vậy yêu cầu người cán bộ KNKL phải có sự hiểu biết một cách toàn diện về đời sống, kinh tế, xã hội, phong tục.

100

2. Khuyến nghị

* Đối với Bộ NN & PTNT

- Hoàn thiện những hướng dẫn về tổ chức và quản lý tổ chức hệ thống khuyến nông ở tất cả các cấp, thống nhất việc xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở.

- Trung tâm Khuyến nông quốc gia xây dựng và ban hành các bộ giáo trình đào tạo trong hệ thống KNKL. Thống nhất tiêu chuẩn đối với các cán bộ khuyến nông các cấp để xác định nhu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ KNKL các cấp, từ đó có kế hoạch hướng dẫn bà con nông dân.

* Đối với UBND tỉnh Hòa Bình

- Đề nghị UBND tỉnh có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công tác Khuyến nông như chính sách trả thù lao cho cán bộ Khuyến nông xã và cán bộ Khuyến nông xã được tham gia đóng bảo hiểm XH.

- Đề nghị sở NN& PTNT và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hòa Bình quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa đến việc đào tạo bồi dưỡng, hàng năm về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông huyện, xã.

* Đối với nông dân huyện Lương Sơn:

Nâng cao nhận thức, chủ động nghiên cứu và tự đúc rút kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban biên tập lịch sử Nông nghiệp Việt Nam (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ NN & PTNT (2000), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

3. Bộ NN & PTNT (1993), Cẩm nang công tác khuyến nông, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ NN & PTNT (2007), Đề án Phát triển khuyến nông Việt Nam thời kỳ 2007-2015, Báo cáo đề án, Hà Nội

5. Bộ NN & PTNT (2006), Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể tiểu dự án tăng cường năng lực công tác khuyến nông, Hà Nội.

6. Chính phủ (2005), Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về công tác Khuyến nông, khuyến ngư.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về công tác Khuyến nông

8. Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội (2002), Bài giảng Khuyến nông – Khuyến lâm, Hà Nội 2002.

9. Nguyễn Thị Châu (2007), Bài giảng marketing, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Hữu Hồng, Đỗ Tuấn Khiêm (2004), Giáo trình khuyến nông, trường đại học nông lâm Thái Nguyên.

11. Phạm Quang Sáng (2008), Bài giảng Hiệu quả tài chính của giáo dục.

12. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007. Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

13. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia (2008), Báo cáo đề án Phát triển Khuyến nông Khuyến ngư Việt Nam (Giai đoạn 2009-2015 và định hướng 2020), Hà Nội.

14. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội,(2005). Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến nông. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

15. Đỗ Hoàng Toàn (1990), Lý thuyết hệ thống ứng dụng trong quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Hữu Thọ (2006), Bài giảng khuyến nông, Trường đại học nông lâm Thái Nguyên.

17. Nguyễn Trần Quế (1995), Xác định hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Trung tâm Khuyến nông tự nguyện (2008), Dự án Phát triển nguồn nhân lực nông thôn thực hiện giải pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân nghèo và sản xuất nhỏ tại Việt Nam, Báo cáo tổng kết dự án.

19. Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. UBND huyện Lương Sơn(2010), Báo cáo KT- XH huyện Lương Sơn giai đoạn 2006 – 2010.

21. UBND huyện Lương Sơn (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động Khuyến nông – Khuyến lâm Lương Sơn giai đoạn 1993 -2012.

22. UBND tỉnh Hòa Bình (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, Hòa Bình.

23. Ngô Thị Thuận (2005), Phát triển năng lực tập huấn trong nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

24. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2007), Điều tra dịch vụ trong nông nghiệp, Báo cáo dự án, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)