Nâng cao năng lực cho cán bộ KNKL

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 101 - 105)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình KNKL trong thời gian tới

3.7.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ KNKL

Trong những năm qua Trạm cũng đã chú trọng chất lượng cán bộ như công tác bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Trạm và Khuyến nông viên cơ sở. Số lượng cán bộ khuyến nông huyện,

92

khuyến nông viên cơ sở được tham gia đào tạo tập huấn về nghiệp vụ trong những năm qua là: 3.920 lượt người, trong đó: Đào tạo cho cấp huyện là 241 lượt người, đào tạo cho cấp xã là 142 lượt người, đào tạo cho nông dân là 3.530 lượt hộ.

Các cán bộ Khuyến nông huyện, Khuyến nông viên cơ sở, bà con nông dân được tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng tay nghề trong sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp được cung cấp các thông tin, tài liệu kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác chuyên môn nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp tại cơ sở địa phương mình. Bà con nông dân biết tiếp thu và vận dụng những kiến thức vào thực tế sản xuất đem lại hiệu quả cao góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Nâng cao năng lực là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ khuyến nông vì những nguyên nhân sau:

- Nhu cầu của nông dân thường thay đổi và ngày càng cao;

- Tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người tiếp thu phải có trình độ nhất định;

- Nhu cầu về quản lý sản xuất ngày càng cao;

- Sức ép về nguồn lực và môi trường.

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cán bộ khuyến nông phải đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với cán bộ khuyến nông là cần phải được đào tạo không những về kỹ thuật sản xuất mà còn phải nắm vững những kiến thức về thị trường và cách tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Vì thế cán bộ khuyến nông cần được trang bị những kiến thức sau:

- Cán bộ khuyến nông cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn về kỹ thuật sản xuất;

- Cần được đào tạo chuyên sâu về phương pháp khuyến nông;

93

- Cần được đào tạo về tư vấn về quản lý nông hộ sản xuất hàng hoá, trang trại sản xuất hàng hoá;

- Cần được đào tạo về tư vấn về hoạt động của thị trường và dự đoán thị trường;

- Cần được đào tạo về tiếp cận thị trường nông sản;

- Cần được đào tạo kỹ năng mặc cả, xây dựng hợp đồng kinh tế, dự án vay vốn, xây dựng nhu cầu dịch vụ khuyến nông;

- Cần được đào tạo về quản lý tổ chức nông dân, hợp tác xã...

Việc nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông có thể thực hiện thông qua hai hình thức: Đào tạo và đào tạo lại và bản thân mỗi cán bộ tự nâng cao trình độ. Chương trình đào tạo phải được xây dựng cho phù hợp với nhiều loại cán bộ khác nhau (cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở) và nên bao gồm các nội dung khác nhau (kỹ thuật, quản lý, kinh tế...) và các phương pháp khác nhau (phương pháp cùng tham gia hay phương pháp dựa trên nhu cầu...).

Bên cạnh đó công tác tổ chức đào tạo phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và có chất lượng. Nên đưa vào công tác đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông cũng như theo dõi đánh giá kết quả, hiệu công tác của các cán bộ khuyến nông sau khi đào tạo.

Ngoài ra, Trạm KNKL cũng nên xem xét việc tạo một trang Website riêng để phổ biến và trao đổi thông tin giữa cán bộ khuyến nông trong tỉnh, giữa cán bộ khuyến nông với nông dân.

Biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông là:

- Phát triển đào tạo tiểu giáo viên (TOT) cho huyện;

Hệ thống khuyến nông cần chú trọng phát triển đào tạo tiểu giáo viên (Tập huấn viên), đặc biệt cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, để các cán bộ này có thể tự tiến hành đào tạo cho cán bộ ở cấp huyện, và các cán bộ ở cấp huyện

94

sẽ tiến hành đào tạo cho cán bộ khuyến nông xã. Bằng cách đó hệ thống khuyến nông sẽ triển khai được nhiều hoạt động tập huấn nghiệp vụ hơn thay vì 3 lớp/năm như hiện nay, đồng thời tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông trong toàn hệ thống.

- Tập huấn cho cán bộ KNKL các nội dung thích ứng với nhu cầu mới của nông dân như:

+ Phương pháp khuyến nông có sự tham gia

+ Quản lý kinh doanh trong trang trại nhỏ, hộ sản xuất + Tiếp cận thông tin thị trường.

- Trạm KNKL là đầu mối liên hệ cho các đối tác.

Là cơ quan cấp huyện thực hiện công tác khuyến nông, Trạm KNKL am hiểu các tiến trình đang diễn ra trong ngành nông nghiệp của huyện. Hiểu rõ tiềm năng, điểm mạnh và điểm yếu của công tác phát triển nông nghiệp ở những địa phương khác nhau. Do vậy, Trạm KNKL sẽ đóng vai trò đầu mối cấp huyện của công tác khuyến nông.

Các viện nghiên cứu nông nghiệp, trường đại học, các doanh nghiệp, tư nhân, các tổ chức, đoàn thể... nên trực tiếp liên hệ với Trung tâm Khuyến nông tỉnh về mọi vấn đề liên quan đến khuyến nông và phát triển nông nghiệp.

Trạm KNKL huyện nên sử dụng mạng lưới rộng khắp của mình tại các xã để nắm bắt thông tin, các cơ hội đầu tư và hỗ trợ của các đối tác. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc giữa các đối tác với những nơi tiếp nhận dịch vụ.

- Kết hợp nghiên cứu với phát triển năng lực của cán bộ khuyến nông Trong quá trình liên kết, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu như các Viện nghiên cứu nông nghiêp, các trường đại học trong hoạt động khảo nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là cơ hội tốt để khuyến nông tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình sản xuất tiên tiến. Thông qua đó

95

cán bộ khuyến nông sẽ tiếp nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những thông tin về tiến bộ mới trong nghiên cứu và sản xuất... đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nông dân.

Mặt khác cán bộ khuyến nông hàng năm nên đề xuất các đề tài nghiên cứu như chuẩn đoán nhu cầu khuyến nông của nông dân, hoặc nghiên cứu để chuyển giao một tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài, bản thân cán bộ khuyến nông mới tự nâng cao trình độ, năng lực tổ chức và quản lý hoạt động khuyến nông.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)