Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Trang 126 - 133)

2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

2.2.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng của nhà nước đã phát hiện và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhiều người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó có nhiều vụ án lớn liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao điển hình như vụ án tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến ông Đinh La Thăng; Vụ án Trịnh Xuân Thanh tại tập đoàn PVC; Vụ án tại OCEAN bank liên quan đến nhiều cán bộ Tập đoàn Dầu khí; …. Việc xử lý đã có nhiều chuyển biến, tuân thủ quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nói riêng, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, đúng người, đúng tội, từng bước hạn chế những vi phạm pháp luật và yếu kém trong hoạt động quản lý, thu hồi cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vốn nhà nước, sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp.

2.2.2.1. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua vụ việc tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí. Chủ tịch HĐTV do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm [12, điều 50]. Trong vụ việc tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) góp vốn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank): 800 tỷ

đồng. Khi Ngân hàng Đại Dương bị Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng, PVN được xác định mất toàn bộ số vốn đã góp là 800 tỷ đồng. Ông Đinh La Thăng nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được xác định là người có quyết định để thất thoát vốn nhà nước tại Ngân hàng Đại Dương đã bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài trách nhiệm hình sự, Ông Đinh La Thăng còn chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại 600 tỷ đồng.

Hộp 1. Vụ việc tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Bản án cấp sơ thẩm tuyên phạt Ông Đinh La Thăng 18 năm tù, bồi thường 600 tỉ đồng về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Đinh La Thăng kháng cáo kêu oan lên cấp phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án bác kháng cáo của Ông Đinh La Thăng, giữ nguyên mức án sơ thẩm. HĐXX cho rằng, việc áp dụng pháp luật của toà cấp sơ thẩm là có căn cứ, đúng pháp luật và không oan với tất cả các bị cáo. Tòa sơ thẩm buộc bị cáo Thăng bồi thường 600 tỉ đồng cho PVN, 6 bị cáo còn lại liên đới bồi thường 200 tỉ đồng là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự về việc người gây ra thiệt hại phải sửa chữa, bồi thường phần thiệt hại đó.

Nguồn: [65]

Qua vụ việc ông Đinh La Thăng tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho thấy nhiều vấn để trong thực tiễn xử lý trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thứ nhất, về việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Đinh La Thăng là người đại diện vốn nhà nước tại PVN và giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ông Đinh La Thăng được xác định là không được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ) đã tự ý quyết định góp vốn vào ngân hàng Oceanbank dẫn đến hậu quả nghiêm trọng bị mất vốn nhà nước. Ông Đinh La Thăng bị tuyên về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là tội danh thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước có thể bị xử lý hình sự về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Mặc dù khi bị xử lý hình sự, Ông Đinh La Thăng đã chuyển công tác, không còn là người đại diện phần vốn nhà nước tại PVN. Nhưng hành vi bị xử lý hình sự là hành vi được thực hiện trong giai đoạn làm đại diện phần vốn nhà nước. Tội cố ý làm trái quy định

của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã không còn được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 mà được thay bằng các tội danh cụ thể hơn. Điều này cho thấy, đối với hành vi vi phạm trong đại diện vốn nhà nước cũng cần được xác định trách nhiệm hình sự với tội danh cụ thể.

Hộp 2. Hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước Tại bản án phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm nhận định: Mọi hoạt động đầu tư của PVN vào OceanBank bắt buộc phải trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thủ tướng phải là người đầu tiên đề ra chủ trương PVN có đầu tư góp vốn vào OceanBank hay không. Những quan điểm cho rằng HĐQT hay Chủ tịch HĐQT có quyền đề ra chủ trương trước và không cần phải sự chấp thuận trước của Thủ tướng là không có cơ sở.

Liên quan đến thỏa thuận 6934 bị cáo Đinh La Thăng ký kết với Hà Văn Thắm (về việc PVN đầu tư góp vốn vào OceanBank), HĐXX cho rằng,các điều khoản trong thỏa thuận 6934 rất cụ thể, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên là pháp nhân... Do vậy, quan điểm cho rằng thỏa thuận 6934 chỉ là “biên bản ghi nhớ” là không có cơ sở để chấp nhận. Theo HĐXX, bị cáo Đinh La Thăng nhân danh pháp nhân ký thỏa thuận nói trên là không đúng thẩm quyền, chức trách của Chủ tịch HĐQT. Hành vi ký kết thỏa thuận 6934 của bị cáo Đinh La Thăng là không đúng quy định, vượt quá thẩm quyền. HĐXX phúc thẩm xác định ông Đinh La Thăng và các bị cáo đã phạm tội cố ý làm trái.

Ông Đinh La Thăng bị tuyên về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tòa y án sơ thẩm 18 năm tù, bồi thường thiệt hại 600 tỷ đồng.

Nguồn: [65]

Thứ hai, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Về bồi thường dân sự, Ông Đinh La Thăng phủ nhận trách nhiệm khi cho rằng đã chuyển công tác từ tháng 8/2011, trách nhiệm bảo toàn vốn lúc đó đã hoàn thành bởi vẫn được Oceanbank trả cổ tức. Ông Thăng cho rằng không thể chịu trách nhiệm hình sự và dân sự về những hậu quả xảy ra đối với PVN ở thời gian sau đó.

HĐXX cũng xác định cả ba lần góp vốn của PVN vào OceanBank, với tổng số tiền là 800 tỉ đồng, đều có sai phạm. Đối với khoản tiền 244 tỉ đồng PVN được OceanBank chia cổ tức, HĐXX cho rằng đây là khoản tiền thu lợi bất chính, về nguyên

tắc phải được tịch thu xung công quỹ. Nhưng thực tế, khoản tiền này đã được PVN hạch toán, được đầu tư vào các hoạt động của PVN trong nhiều năm nên không thể bóc tách khoản tiền này thu hồi cho nhà nước. Quan điểm của các bị cáo và luật sư cho rằng cần phải khấu trừ số tiền này trong số tiền 800 tỉ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án là không có cơ sở chấp thuận. [65]

Qua vụ việc trên cho thấy một số hạn chế trong áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ nhất, việc phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong trường hợp này là đối với ông Đinh La Thăng đại diện vốn nhà nước tại PVN là quá chậm. Chính sự chậm trễ này đã khiến việc áp dụng trách nhiệm pháp lý trở nên khó khăn và hậu quả cho xã hội lớn hơn rất nhiều. Hành vi vi phạm của ông Đinh La Thăng trong việc quyết định PVN góp vốn vào Oceanbank xảy ra từ cuối năm 2008, đến năm 2017 mới bị phát hiện và xử lý. Chính vì vậy, của ông Đinh La Thăng cho rằng mình chuyển công tác từ năm 2011 và không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả sau này. Thứ hai, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại gặp nhiều khó khăn. Tòa án đã áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bị cáo về thiệt hại 800 tỷ vốn nhà nước. Cá nhân ông Đinh La Thăng phải bồi thường 600 tỷ, như vậy các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại và Tòa án đã xác định mức bồi thường cụ thể cho từng cá nhân theo vai trò thực hiện hành vi vi phạm. Điều này chưa thực sự cụ thể và người vi phạm đã không có khẳ năng để bồi thường thiệt hại như bản án đã tuyên.

2.2.2.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua vụ việc tại Tổng công ty cổ phần xây dựng dầu khí (PVC)

Ông Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây dựng dầu khí (PVC) là người đại diện phần vốn nhà nước của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Ông Trịnh Xuân Thanh đã quyết định chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land trái quy định, thấp hơn giá trị thực tế để chia nhau tiền chênh lệch và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản. Diễn biến vụ việc thể hiện qua bảng sau:

Hộp 3. Vụ việc vi phạm của người đại diện tại PVC

PVC do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT nắm 14 triệu cổ phần, sở hữu 28% vốn điều lệ của PVP Land. Đào Duy Phong (Chủ tịch HĐQT PVP Land) và

Nguyễn Ngọc Sinh (TGĐ PVP Land) là người đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land. PVP Land chiếm 50,5% vốn tại dự án Nam Đàn Plaza.

Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương muốn mua lại toàn bộ vốn góp của PVP Land tại dự án Nam Đàn Plaza. Cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương đã gặp Trịnh Xuân Thanh đề nghị cho PVP Land thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza. Sau đó, Trịnh Xuân Thanh đã đồng ý và chỉ đạo bị cáo Đào Duy Phong đứng ra thu xếp việc mua bán.

Thực hiện sự chỉ đạo, bị cáo Phong đã ký tờ trình gửi PVC phê duyệt phương án bán hơn 12 triệu cổ phần với giá 13.578 đồng/cổ phần (tương đương giá 34 triệu đồng/m2 đất tại dự án Nam Đàn Plaza) và được Trịnh Xuân Thanh đồng ý. Vài ngày sau đó, bị cáo Bình chuyển nhượng cổ phần với cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương với giá 52 triệu đồng/m2 (chênh lệch 18 triệu đồng/m2). Tổng số tiền chênh lệch hơn 87 tỉ đồng.

Bản án xác định bị cáo Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt được 14 tỉ đồng, Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt 5 tỉ đồng, Đào Duy Phong 8 tỉ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỉ đồng, Đặng Sỹ Hùng 20 tỉ đồng. Tổng cộng, các bị can đã chiếm đoạt được 49 tỉ đồng.

Nguồn: [66]

Trong vụ việc này, ông Trịnh Xuân Thanh là người đại diện phần vốn nhà nước của PVN tại PVC. PVC là công ty cổ phần mà vốn của PVN chiếm trên 50%. Qua vụ việc này cho thấy một số vấn đề thực tiễn trong xử lý trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thứ nhất về trách nhiệm hình sự đối với người đại diện phần vốn nhà nước Trong vụ việc ông Đinh La Thăng tại PVN, người đại diện vốn nhà nước bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ việc tại PVC, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản. Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, còn tội tham ô tài sản thuộc chương các tội phạm về chức vụ. Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm về chức vụ, trong trường hợp này là về tội tham ô tài sản.

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý [49]. Trong trường hợp này ông Trịnh Xuân Thanh đã cùng

các bị cáo khác bán phần vốn góp với giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế. Sau khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp đó, các đối tượng đã bán lại với giá cao hơn nhiều và hưởng chênh lệch một khoản tiền lớn.

Thứ hai về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đại diện phần vốn nhà nước.

Trong vụ việc này, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi tham ô tài sản, do vậy phải hoàn trả nhà nước số tiền tham ô đã chiếm đoạt. Tuy nhiên, nếu hành vi tham ô tài sản gây thiệt hại về lợi tức có thể mang lại, có căn cứ cụ thể và chắc chắn thì Nhà nước hoàn toàn có thể yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho lợi tức chắc chắn mang lại đã bị mất do hành vi vi phạm của người đại diện.

2.2.2.3. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua vụ việc Bà Hồ Thị Kim Thoa tại Công ty bóng đèn Điện quang

Bà Hồ Thị Kim Thoa nguyên là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010). Năm 2017, bà Hồ Thị Kim Thoa bị xử lý kỷ luật do những vi phạm trong thời gian làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khi đó bà Thoa đang là thứ trưởng Bộ Công thương. Diễn biến xử lý vụ việc theo bảng sau:

Hộp 4. Vụ việc vi phạm của người đại diện tại Công ty bóng đèn Điện Quang Vụ việc được xem xét trước tiên bởi Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKT Trung ương). UBKT Trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010).UBKT Trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng. Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Hồ Thị Kim Thoa.Căn cứ Quy định số 260-QĐ/TW của Bộ Chính trị, UBKT Trung ương kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà. [76]

Ngày 16/8, tại Quyết định 1203/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương đối với bà Hồ Thị Kim Thoa. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Đồng thời, quyết định cũng nêu rõ, nhiệm vụ cụ thể của bà Hồ Thị Kim Thoa sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công.

Nguồn: [76]

Qua vụ việc của bà Hồ Thị Kim Thoa, cho thấy một số vấn đề trong xử lý trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

Thứ nhất, việc xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bà Hồ Thị Kim Thoa bị xử lý kỷ luật do vi phạm khi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng thời điểm phát hiện, xử lý thì bà Thoa đã chuyển sang vị trí công tác khác, không còn làm người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp.

Theo Cơ quan kiểm tra xác định các vi phạm, khuyết điểm của bà Thoa diễn ra trong thời gian bà giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010).Bà Hồ Thị Kim Thoa được cho đã vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng.Bà cũng đã không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và xử lý không đúng khoản thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng khu đất 12 Tôn Đản (TP HCM). Cũng theo cơ quan kiểm tra, bà đã mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của điều lệ công ty.

Như vậy, sai phạm của Bà Hồ Thị Kim Thoa xảy ra trong thời gian là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhưng thời điểm phát hiện và xử lý được tiến hành khi Bà Hồ Thị Kim Thoa đang làm thứ trưởng Bộ Công thương. Đồng thời trong việc xử lý kỷ luật trong vụ việc này, đầu tiên là do Ủy ban kiểm tra trung ương tiến hành kiểm tra và xử lý sai phạm đối với đảng viên. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương đối với bà Hồ Thị Kim Thoa. Vậy, việc xử lý kỷ luật trong trường hợp này không theo quy trình quy định trong văn bản pháp luật, mà theo quy định của Đảng. Đồng thời, thời điểm xử lý kỷ luật người đó không còn là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nữa.

Thứ hai, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hành vi vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa khi làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giữ chức vụ Tổng giám đốc công ty Điện Quang đó là: vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng. Bà cũng đã không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và xử lý không đúng khoản thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng khu đất 12 Tôn Đản (TP HCM). Cũng theo cơ quan kiểm tra, bà đã mua cổ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)