3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
3.2.3.1. Đối với trách nhiệm kỷ luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Hiện nay, trách nhiệm kỷ luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm còn chưa rõ ràng, thiếu cơ sở để áp dụng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm của người đại diện, tình trạng lộng quyền của đại
diện phần vốn nhà nước, tệ tham nhũng nảy nở và lây lan. Người đại diện có thể không thực hiện công việc vì lợi ích nhà nước (bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, mang lại lợi tức cho nhà nước), lợi ích của doanh nghiệp, của cổ đông, người góp vốn khác mà sẽ vì lợi ích của cá nhân người đại diện. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay.
Để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện các tiêu chí áp dụng đối với từng hình thức kỷ luật. Cần quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng loại hình thức kỷ luật thì trong quá trình áp dụng trách nhiệm kỷ luật mới có cơ sở. Các tiêu chí áp dụng phải có tính khả thi và có thể xác định được.
Với tất cả các loại hành vi vi phạm, bên cạnh những tình tiết cơ bản mà mỗi vi phạm cụ thể đều có những tình tiết làm giảm mức độ nguy hiểm (tình tiết giảm nhẹ) hay làm tăng mức độ nguy hiểm (tình tiết tăng nặng) cho xã hội của hành vi. Những tình tiết này cần được xem xét trong quá trình xử lý vi phạm để bảo đảm giá trị trừng phạt, răn đe, giáo dục.
Với nhiều loại vi phạm khác như vi phạm hành chính, vi phạm hình sự, pháp luật có quy định khá cụ thể các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm. Với vi phạm kỷ luật cũng cần có quy định cụ thể tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như: Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của người có hành vi vi phạm... phù hợp với những biến động của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thứ hai, quy định rõ về thẩm quyền, thủ tục áp dụng, các trường hợp áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Quy định rõ thủ tục trong xác định hành vi vi phạm làm cơ sở để áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Chủ sở hữu nhà nước thông qua cơ quan của mình để quản lý đối với người đại diện vốn tại doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Trong kết luận thanh tra, kiểm tra có nêu hành vi vi phạm, vậy trách nhiệm kỷ luật như thế nào? Đã có kết luận thanh tra, kiểm tra về hành vi vi phạm thì việc xử lý kỷ luật cần nhanh chóng, khắc phục kịp thời hậu quả của hành vi vi phạm, giảm thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp.
Cần quy định rõ thủ tục áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người đã thuyên chuyển công tác như thế nào? Khi người đại diện phần vốn nhà nước đã chuyển công
tác thì mới phát hiện vi phạm khi thực hiện đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì ai là người có thẩm quyền xử lý vi phạm.
- Thứ ba, Quy định rõ trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp có nhiều người đại diện, cùng để xảy ra vi phạm. Hiện nay, có những trường hợp nhiều người cùng được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm vốn nhà nước. Vậy trong trường hợp nhiều người cùng vi phạm thì trách nhiệm của những người đó như thế nào. Ai là người chịu trách nhiệm chính và bị kỷ luật nặng và trách nhiệm kỷ luật của những người có liên quan như thế nào?.
- Thứ tư, các căn cứ xác định trách nhiệm kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
Để áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần xác định rõ các cấu thành của hành vi vi phạm bị kỷ luật, loại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật. Cụ thể như: (i) Người đại diện được Nhà nước phân công và được giao các trách nhiệm phải hoàn thành, kèm theo đó là các quyền và lợi ích được hưởng; (ii) Có hành vi vi phạm: Người đại diện có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong quá trình thực hiện tư cách người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) Có lỗi: Người thực hiện có lỗi trong thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp bất khả kháng, không phải do lỗi của người đại diện thì không phải chịu trách nhiệm; (iv) Hậu quả của hành vi vi phạm: không là yếu tố bắt buộc, nhưng là yếu tố để xác định tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
Trên cơ sở đó xác định hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm.
Như vậy, để áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì phải có quy định về nghĩa vụ phải thực hiện của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có hành vi vi phạm, có lỗi của người đại diện khi thực hiện hành vi vi phạm. Quy định việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật với các trách nhiệm khác như: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường, hoàn trả...Nếu bị áp dụng trách nhiệm hình sự thì có áp dụng trách nhiệm kỷ luật không.
Khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật thì có áp dụng trách nhiệm bồi thường, hoàn trả không?
Sửa đổi Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bổ sung quy định rõ trách nhiệm kỷ luật đối với người đại diện cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, cũng như vai trò của người đại diện trong doanh nghiệp.
Ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm kỷ luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó quy định cụ thể trình tự, thẩm quyền
trong việc kỷ luật, các căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật và quy định các căn cứ phù hợp với thực tiễn.
Để ngăn chặn tình trạng buông lỏng quản lý, đề cao trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, có trách nhiệm quản lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định về trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm quản lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thẩm quyền và trách nhiệm đầy đủ trong việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nhiệp và chịu trách nhiệm liên đới về vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc cơ quan mình phụ trách.
Trường hợp biết người đại diện có vi phạm không xử lý hoặc có sự câu kết với người đại diện để trục lợi thì cần quy định xử lý tăng nặng trách nhiệm pháp lý. Đồng thời quy định xử lý trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà không kết luận, kiến nghị xử lý.
3.2.3.2. Đối với trách nhiệm hình sự của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể bị áp dụng xử lý hình sự theo các tội quy định tại phần các tội phạm về chức vụ. Theo Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Từ quy định trên cho thấy, khái niệm "người có chức vụ" trong luật hình sự được hiểu khá rộng, dường như là bất cứ người thực thi công vụ nào, tức là bất cứ người nào kể cả công chức hoặc người được giao nhiệm vụ theo hợp đồng hoặc hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương. Do đó, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với tư cách là chủ thể được nhà nước giao thực hiện đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng là chủ thể của các tội phạm về chức vụ.
Người đại diện không những phải chịu trách nhiệm hình sự như mọi công dân khác khi vi phạm những điều luật cấm, mà còn phải chịu trách nhiệm với tư cách là người
“có chức vụ” được nhà nước giao đại diện phần vốn tại doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự cũng
như việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, giúp cho mọi người nhận thức được rằng luật không loại trừ một ai nếu có vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý, và người nào có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng cao. Thực ra, đây cũng là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc công bằng, cũng là đặc điểm cần phải có của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một chủ thể đặc biệt. Do vậy, cần có quy định hoặc hướng dẫn về việc xác định là người
“có chức vụ” để áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xử lý trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp về các tội danh trong phần các tội phạm về chức vụ. Nghiên cứu các quy định về tội phạm có chức vụ, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của loại tội phạm này đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước, ảnh hưởng lợi ích nhà nước. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hành vi phạm tội trong tội phạm về chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của nhà nước, mất vốn nhà nước, làm giảm uy tín của nhà nước trước xã hội, đặc biệt đối với các lĩnh vực liên quan đến xã hội, đến tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lớn của đất nước.
Việc bảo đảm cho hoạt động đúng đắn đáp ứng được lợi ích nói trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật hình sự.
Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của nhà nước mang lại hiệu quả, đảm bảo sự đúng đắn, những lợi ích xã hội trong mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được trao các quyền hạn nhất định trong quá trình thực hiện, đặc biệt các quyền hạn đó có thể quyết định tới các nguồn lực có thể rất lớn. Việc người đại diện phần vốn nhà nước lợi dụng quyền hạn được giao hay chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp có được từ việc đại diện vốn nhà nước để vi phạm pháp luật nhằm vụ lợi, làm ảnh hưởng đến xã hội, doanh nghiệp, lợi ích nhà nước, hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và do đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện, trong đó yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Người đại diện phần vốn nhà nước được coi là thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao và được trao các quyền nhất định trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thỏa mãn yếu tố chủ thể của các tội phạm về chức vụ.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm là tình tiết tăng nặng để xác định khung hình phạt. Mặt khác, người có chức vụ là chủ thể đặc biệt trong chương tội phạm có chức vụ. Chính vì vậy, khung hình phạt đối với các tội về chức vụ đều thể hiện nguyên tắc này.
Thứ ba, tội phạm được thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Hành vi phạm tội của người đại diện được thực hiện trong quá trình đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các hành vi phạm tội trong phần các tội phạm về chức vụ liên quan chặt chẽ tới hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn và khách thể của các tội phạm này cũng ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nhà nước. Các tội phạm này luôn luôn gắn với việc thực hiện công vụ của một người nào đó và vì vậy bao giờ cũng xâm phạm đến quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Hoạt động đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một hoạt động đặc thù. Do vậy để xác định được dấu hiệu nêu trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có Nghị quyết hướng dẫn về việc áp dụng các tội danh trong phần các tội phạm về chức vụ đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngoài những vấn đề nêu trên, cần bổ sung, hoàn thiện các tội danh về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
3.2.3.3. Đối với trách nhiệm hành chính của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Để hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cần quy định rõ về trách nhiệm hành chính của người đại diện phần vốn nhà nước. Người đại diện khi thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo các chuẩn mực trong thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính phủ cần ban hành một nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc xử lý vi phạm hành chính kịp thời sẽ giúp cho việc ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, đồng thời mang tính răn đe đối với người đại diện, các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan. Điều này cũng sẽ giúp giải quyết được thực trạng nan giải đã được nêu ở chương 2 về thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý, đó là việc có nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhưng không ngăn chặn kịp thời được hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp dẫn tới nhiều vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới vốn nhà nước và doanh nghiệp. Nếu quy định rõ việc xử lý vi phạm hành chính đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời hơn, hạn chế các hậu quả nghiêm trọng.
4.2.3.4. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người đại diện có hành vi vi phạm.
Hiện nay, trách nhiệm bồi thường của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm còn chưa rõ ràng, thiếu cơ sở để áp dụng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm của người đại diện, tình trạng lộng quyền của đại diện phần vốn nhà nước, tệ tham nhũng nảy nở và lây lan. Người đại diện có thể không thực hiện công việc vì lợi ích nhà nước (bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, mang lại lợi tức cho nhà nước), lợi ích của doanh nghiệp, của cổ đông, người góp vốn khác mà sẽ vì lợi ích của cá nhân người đại diện. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay.
Để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, quy định rõ về trách nhiệm bồi thường của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường trong các quy định của pháp luật về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Có thể áp dụng trách nhiệm bồi thường của cán bộ, công chức khi được cử làm người đại diện hoặc áp dụng chế độ hợp đồng đối với người đại diện để có cơ sở áp dụng trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai, quy định rõ về hành vi vi phạm và các trường hợp áp dụng trách nhiệm bồi thường. Để có cơ sở áp dụng trách nhiệm bồi thường thì phải có quy định rõ về các hành vi vi phạm và việc áp dụng bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ