3.1.1.5. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đáp ứng hoạt động của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hóa có tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Khi nền kinh tế mở cửa, không chỉ nền kinh tế mà từng doanh nghiệp đều phải cạnh tranh để phát triển.
DNCVNN không đơn thuần mang tính độc quyền như trước đây, mà phải cạnh tranh để phát triển, điều này đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người quản lý doanh nghiệp.
Do vậy, trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước cũng phải phù hợp với điều đó. Cần có sự quy định rõ ràng, tạo hành lang cho người đại diện hoạt động, đồng thời phải quy định có những trườnghợp miễn trách nhiệm pháp lý cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như: do yếu tố khách quan, yêu cầu của hoạt động sản xuất – kinh doanh hay mục tiêu kinh tế - xã hội. Như vậy, người đại diện giữ các chức vụ quản lý doanh nghiệp mới phát huy tính năng động, sáng tạo tạo ra sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu trong nền kinh tế cạnh tranh mà người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp mà thụ động thì doanh nghiệp sẽ trì trệ, không phát triển được.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, cần thiết phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước cả về mặt thể chế lẫn tổ chức thực hiện theo hướng sau đây:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hoạt động đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Hoạt động đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn chặt với trách nhiệm pháp lý của người đại diện, làm cơ sở nền tảng cho việc quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đầu tư phát triển doanh nghiệp theo các mục tiêu của Nhà nước.
Thứ hai, bên cạnh việc đổi mới các quy định pháp luật nhằm củng cố và tăng cường trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cần thiết phải tăng cường củng cố quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kịp thời phát hiện tiêu cực, vi phạm trong quá trình đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Sự đổi mới pháp luật trong lĩnh vực này có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường quản lý đối với vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như phát triển doanh nghiệp tạo cơ sở cho nền kinh tế và chiến lược đầu tư của nhà nước.
Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tăng cường quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là sự quy định chặt chẽ và rành mạch về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Trách nhiệm của từng cơ quan, của từng người đại diện phải được quy định chặt chẽ bằng các quy định pháp luật. Việc đề cao trách nhiệm cụ thể của cơ quan nhà nước, của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đặc biệt là người giữ các chức danh, chức vụ trong quản lý DNCVNN.
Lấy đó làm cơ sở đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý doanh nghiệp, năng lực và phẩm chất của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và để "truy cứu trách nhiệm pháp lý" khi cần thiết là một trong những phương hướng cần được ưu tiên trong việc hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Do đó, trong lĩnh vực đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng sử dụng người có khẳ năng, chuyên nghiệp và củng cố trách nhiệm để nhanh chóng hình thành được đội ngũ đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp thực sự mẫn cán, có phẩm chất đạo đức tốt, thạo việc, chuyên nghiệp, công tâm, có năng lực, trách nhiệm để thực thi nhiệm vụ. Xác lập trật tự kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trừng trị công khai và nghiêm minh những người vi phạm và những người bao che, tiếp tay cho những hành vi vi phạm trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNCVNN. Đây là vấn đề thiết thực có ý nghĩa sống còn đối với phát triển DNCVNN, hoàn thành mục tiêu đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường khả năng quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được cử
giữ các chức vụ quản trị tại doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc, Giám đốc .., Đồng thời, kết hợp tốt các biện pháp trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các biện pháp trách nhiệm xã hội trong xử lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vi phạm pháp luật.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là người đại diện giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý tại doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quan trọng, nắm giữ các nguồn lực lớn của đất nước như: Ngân hàng, Điện lực, Dầu khí, Viễn thông, Giao thông… nếu không giữ nghiêm kỷ luật thì không thể có nền tảng DNCVNN trong sạch, vững mạnh, hiện đại hóa. Do đó, cần thiết phải xây dựng cơ chế phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp lợi dụng việc đầu tư vốn nhà nước, nguồn lực nhà nước giao để thu lợi ích riêng. (Điều này đã xảy ra rất nhiều trong các vụ việc được phát hiện và xử lý trong thời gian vừa qua).
Trong xử lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải định rõ quy trình thủ tục xem xét, xử lý người vi phạm, đồng thời phải có quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết các vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Định rõ nguyên tắc và quy chế phối hợp trong xử lý trách nhiệm pháp lý đối với từng trường hợp vi phạm. Quy định cụ thể và rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong xử lý trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xử lý trách nhiệm pháp lý của người đại diện có hành vi vi phạm phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng cường trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với việc sửa đổi bổ sung hệ thống đánh giá, quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các quy định về chế độ, chính sách đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho phù hợp với từng loại đối tượng.
Xác lập cơ chế quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với hệ thống phân loại, đánh giá người đại diện. Cơ cấu lại đội ngũ người đại diện theo yêu cầu nâng cao chất lượng về phẩm chất và năng lực, nhất là người đại diện được cử giữ các chức vụ quản lý doanh nghiệp.
Quy chế hóa quy trình giải quyết công việc theo hướng mỗi việc phải có một tổ chức, một cá nhân chịu trách nhiệm, tách bạch trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và các
cơ quan quản lý, tham mưu khác. Tăng cường quyền hạn và đề cao trách nhiệm cá nhân của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là trách nhiệm của người được giao giữ các chức vụ quản lý doanh nghiệp.