4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.2. Các phương pháp khác
Sử dụng trong xử lý số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, KTXH khu vực huyện Tạm Đường và thị xã Sa Pa.
b. Phương pháp so sánh đối chứng
Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các GHCP ghi trong các TCVN, QCVN hoặc của tổ chức quốc tế. Chi tiết được trình bày tại chương II và III của báo cáo.
c. Phương pháp điều tra xã hội
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các xã, thị trấn về tình hình kinh tế xã hội, vấn đề môi trường ở địa phương, tình hình ngập úng dọc tuyến cũng như nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án. Chi tiết được trình bày tại chương 6 của báo cáo.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án cũng như vấn đề về chiếm dụng đất đai. Các ý kiến của các hộ dân về bảo vệ môi trường cũng như đền bù và tái định cư được trình bày chi tiết tại chương 3 của báo cáo.
d. Phương pháp đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường
Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Theo đó, các chỉ tiêu được đo đạc và lấy mẫu chất lượng môi trường như sau:
- Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí:Dùng máy POCKET WEATHER TRACKER 4500, hãng Kestrel (Mỹ) để xác định các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió;
Đo đạc các chỉ tiêu ồn và rung: Dùng máy đo ồn tích phân NL-42EX+NX42RT, hãng rion (Nhật Bản) để đo tiếng ồn và Dùng máy đo rung tích phân VM53A (Nhật Bản) để đo độ rung.
- Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước mặt: Lấy mẫu nước bằng dụng cụ lấy mẫu nước của Mỹ. Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN6663-14:2000, ISO5667- 14:1998; Sử dụng máy WARTER QUALITY CHECKER MODEL WQC-22A, của hãng DKK-TOA CORPORATION (Nhật Bản) để xác định các chỉ tiêu không bền như: nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ đục và DO.
đ. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Các phương pháp phân tích mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất và trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001. Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu Phân tích, đính kèm trong phần Phụ lục. Phòng thí nghiệm phân tích môi trường mã số VILAS499 VIMCERTS 004 và được Văn phòng công nhận chất lượng - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng chỉ thực hiện phân tích chất lượng môi trường.
e. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để đánh giá tác động.
Phương pháp được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước thị sát lập đề cương, xác định quy mô nghiên cứu, những vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình quan trắc môi trường.
f. Phương pháp điều tra hiện trạng rừng
Chủ dự án đã hợp đồng với Trung tâm điều tra khảo sát thiết kế Nông nghiệp và PTNT thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Lai Châu thực hiện Báo cáo Kết quả điều tra rừng khu vực Dự án; Báo cáo là một chuyên đề của báo cáo ĐTM của Dự án.
Các phương pháp thực hiện gồm:
(i) Điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp gián tiếp:
Trên cơ sở thông tin từ các loại bản đồ ranh giới dự án, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ diễn biến rừng, từ các loại bản đồ trên sẽ chồng ghép và biên tập và đồng thời kết hợp ảnh vệ tinh để xác định diện tích có rừng, không có rừng, trạng thái, loại đất, loại rừng.
Phương pháp điều tra trực tiếp:
- Trên diện tích đất có rừng tiến hành lập các ô đo đếm xác định trữ lượng rừng.
- Diện tích các ô tiêu chuẩn tối thiểu bằng 2% diện tích lô.
- Mỗi lô trạng thái chọn vị trí lập ô đo đếm điển hình sao cho song song và vuông góc với đường đồng mức, cạnh dài của ô đo đếm trùng với đường tuyến.
- Quy cách ở tiêu chuẩn:
+ Rừng tự nhiên: Ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 hình chữ nhật (kích thước (25m x 20m);
+ Rừng trồng: Ô tiêu chuẩn có diện tích 200 m2 hình chữ nhật (kích thước 20m x 10m);
- Thu thập số liệu trong ở tiêu chuẩn:
+ Xác định độ tàn che lô rừng, trường hợp là rừng trồng xác định thêm phương thức trồng, tuổi hoặc năm trồng;
+ Xác định phẩm chất cây theo 3 cấp: tốt (A), trung bình (B), xấu (C);
* Cây có phẩm chất A: Cây có thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành không có u bướu, khuyết tật trên thân;
* Cây có phẩm chất B: Là cây có u bướu, khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể lợi dụng được từ 50-70% thể tích thân cây;
* Cây có phẩm chất C: Là cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn hoặc rỗng ruột chỉ sử dụng <50% thể tích thân cây.
+ Đường kính: Do ở vị trí D1.3 tất cả các cây trong ô, đo một lần theo hướng xuyên tâm ô đo đếm.
+ Đo chiều cao vút ngọn: Đo chiều cao vút ngọn của tất cả các cây đã đo đường kính.
* Rừng gỗ trồng: Bắt đầu đo cây có D1.3≥ 5cm và đo theo cấp 2cm.
(ii). Phương pháp đánh giá hiện trạng rừng:
Hiện trạng rừng được đánh giá thông qua các tiêu chí được quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Cụ thể: một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được các tiêu chí sau:
- Tiêu chí rừng tự nhiên:
Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:
+ Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
+ Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
+ Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
(1) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
(2) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
(3) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
(4) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
+ Tiêu chí rừng trồng:
Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:
(1). Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
(2). Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
(3). Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
o Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
o Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
o Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
- Trạng thái rừng được xác định theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTN Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
(iii). Xử lý, tính toán tổng hợp số liệu - Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng:
+ Tài liệu điều tra ngoại nghiệp sau khi đã được kiểm tra, sẽ được hiệu chỉnh theo đơn vị lô, khoảnh, tiểu khu và đơn vị hành chính;
+ Trên bản đồ, ranh giới các lô phải khép kín, rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin, ký hiệu theo yêu cầu xây dựng bản đồ. Bản đồ được số hóa và biên tập bằng phần mềm Mapinfo, dựa trên nền địa hình hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105, múi chiếu 30 .
+ Nội dung thể hiện ranh giới khu điều tra, tiểu khu, khoảnh, ranh giới hành chính, ranh giới các loại đất lâm nghiệp, loại rừng và các yếu tố địa hình, địa vật khác.
- Tính toán diện tích: Sử dụng công cụ trong phần mềm Mapinfo để tính toán diện tích các loại đất, loại rừng, sau đó xuất ra dạng file có định dạng .xls để tổng hợp lập các bảng biểu. Đơn vị tính là ha, lấy 03 số lẻ.
- Tính toán trữ lượng:
+ Đối với gỗ, đơn vị tính là m3;
+ Thể tích của từng cây gỗ được tính theo công thức: V=G.H.F. Hình số F= 0,5 đối với rừng gỗ trồng;
+ Từ trữ lượng bình quân các ô tiêu chuẩn, tính trữ lượng bình quân trên ha, trữ lượng của mỗi lô trạng thái;
+ Tính toán các chỉ tiêu lâm học M/ha, G/ha, N/ha, D1.3bq, Hvnbq;
+ Trữ lượng bình quân trên ha của mỗi lô trạng thái tính trữ lượng của từng lô trạng thái theo khoảnh, tiểu khu và chủ quản lý;
+ Sử dụng phần mềm Exel để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng.
g. Phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học
Chủ dự án đã hợp đồng với Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện Báo cáo tổng hợp đánh giá tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu vực dự án; Báo cáo là một chuyên đề của báo cáo ĐTM của Dự án.
Các phương pháp thực hiện gồm:
(i) Phân loại và điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
Dựa theo đặc điểm môi trường sống và thành phần loài, nhóm loài sinh vật chiếm ưu thế trong sinh cảnh đó để phân chia các hệ sinh thái trong khu vực dự án theo các tài liệu hướng dẫn khoa học.
Các hệ sinh thái rừng khu vực thực hiện dự án được nhận biết và phân loại thành các dạng: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái ao hồ/mặt nước dựa vào bản đồ và các tài liệu thứ cấp đã được thu thập. Các hệ sinh thái này được phân loại và khoanh vẽ trực tiếp trên các nguồn dữ liệu bản đồ thứ cấp như bản đồ sử dụng đất của tỉnh, bản đồ hiện trạng rừng và sau đó đối chiếu với các nguồn ảnh vệ tinh có độ phân giải trung bình mới nhất (ảnh Landsat 8, Sentinel 2, ảnh Google Earth). Sau khi giải đoán bằng ảnh vệ tinh, tiến hành kiểm chứng và khoanh vẽ bổ sung trên thực địa đối với các trạng thái sai khác so với thực tế.
- Công tác điều tra hệ sinh thái được tập trung vào các hệ sinh thái rừng phân bố trên diện tích thực hiện Dự án. Hệ sinh thái rừng được điều tra phân cấp thành cấp hệ sinh thái/trạng thái rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
- Sau khi phân loại được sơ bộ các trạng thái rừng trên bản đồ, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC) để điều tra chi tiết tính đa dạng trên các trạng thái rừng, OTC điều tra có diện tích 1.000 m2.
(ii) Phương pháp điều tra đa dạng sinh học thực vật rừng
- Điều tra đa dạng sinh học thực vật rừng được thực hiện trên các tuyến điều tra và trong các ô tiêu chuẩn.
- Xác định tuyến và ô điều tra. Tuyến điều tra được xác định trên bản đồ hiện trạng rừng mới nhất của khu vực thực hiện dự án sao cho tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng, sinh cảnh, thảm thực vật rừng, tuyến đi từ chân lên đỉnh theo hướng Tây, Bắc, Đông, Nam. Tổng chiều dài của tuyến cần điều tra là 35 km.
- Trên các tuyến bố trí các ô điều tra có diện tích 1.000 m2, đại diện cho các trạng thái.
Trong các ÔTC, lập các ô dạng bản (ODB) hoặc ô có kích thước nhỏ hơn để điều tra, mô tả thảm thực vật dưới tán, thảm cỏ, đánh giá khả năng tái sinh. Số lượng gồm 5 ODB cho mỗi OTC được thiết lập.
- Thu thập số liệu trên tuyến điều tra và trong ô tiêu chuẩn. Trên tuyến ghi chép toàn bộ các loài thực vật đã gặp. Trong ô tiêu chuẩn điều tra ghi chép theo từng nhóm thực vật thân gỗ, nhóm cây bụi, thảm tươi dưới tán và nhóm dây leo, thực bì.
+ Đối với thảm thực vật thân gỗ: Ô tiêu chuẩn điều tra đa dạng thực vật được bố trí kết hợp với điều tra đa dạng thực vật.
Số lượng ô tiêu chuẩn cho từng trạng thái rừng, số lượng ÔTC phân bố đều trong các trạng thái rừng, bảo đảm theo TT 33/2018. Trong các ô tiêu chuẩn điều tra thành phần loài (tổ thành cây gỗ), các chỉ tiêu sinh trưởng, phẩm chất cây, tình hình sinh trưởng.
Toàn bộ cây trong ô được xác định tên loài bằng phương pháp chuyên gia dựa trên các tài liệu phân loại thực vật hiện hành.
Đường kính thân cây (D1.3, cm) tại vị trí ngang ngực được đo tại vị trí 1.3m trên thân cây bằng thước đo vanh có độ chính xác đến mm.
Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) được đo từ mặt đất đến vị trí chóp đỉnh cây bằng thước đo cao (Blumleiss) có độ chính xác đến 0,5 m.
+ Đối với thảm thực vật thân thảo: thực vật thân thảo được điều tra trong ô tiêu chuẩn, hệ thống trên tuyến cắt qua thảm thực vật thân thảo. Diện tích ô điều tra 25 m2, trong ô điều tra tên loài, độ che phủ, số lượng cá thể loài.
+ Nhóm thực vật ngoại tầng (dây leo, cây phụ sinh, bì sinh...). Điều tra thực vật ngoại tầng được điều tra trong ô điều tra thảm thực vật cây gỗ. Điều tra nhóm thực vật ngoại tầng trong các ô điều tra cây gỗ gồm có xác định tên loài, tầng phân bố, số lượng.
+ Định danh và giám định mẫu vật nếu hiện trường chưa xác định chính xác loài.
- Xác định danh pháp khoa học và phân loại bảo vệ thực vật loài nguy cấp, quý hiếm theo các tài liệu khoa học phân loại trong và ngoài nước:
+ Sách Đỏ Việt Nam (2007) phần II. Thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam);
+ IUCN Redlist of Plants - 2017;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã gồm:
Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Xử lý, tính toán số liệu và viết báo cáo:
+ Lập bản đồ đa dạng thực vật rừng khu vực thực hiện dự án bằng các phần mềm chuyên dụng (MapInfo, ArcGIS). Bản đồ đa dạng thực vật rừng được xây dựng trên nền bản đồ thảm thực vật.
+ Tổng hợp và phân tích số liệu: Toàn bộ số liệu đều được tổng hợp, phân tích, so sánh trong quá trình tính toán, phân tích số liệu, rà soát kiểm tra kết quả định loại và xây dựng danh lục, xác định mức độ bảo tồn, tính toán các chỉ số thống kê, các chỉ số đa dạng sinh học.
Liệt kê danh mục các loài đã ghi nhận được trong ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra.
Mật độ cây rừng (N cây/ha) theo công thức:
𝑁(𝑐â𝑦/ℎ𝑎) =10.000
𝑆OTC ∗ 𝑛̅OTC
Trong đó: SOTC là diện tích OTC (m2);
𝑛̅OTC là số cây bình quân trong 1 OTC điều tra.
Sinh trưởng đường kính ngang ngực trung bình (𝐷̅, cm) được tính theo công thức:
𝐷̅ = ∑𝑛𝑖=1𝐷𝑖 𝑛
Trong đó: 𝐷̅ là đường kính ngang ngực trung bình (cm);
Di là đường kính ngang ngực cây thứ i;
n là số cây trong OTC điều tra.
Chiều cao vút ngọn trung bình (𝐻̅
𝑣𝑛, m) được tính theo công thức.
𝐻̅𝑣𝑛 =∑ 𝐻𝑖
𝑛𝑖=1 𝑛 Trong đó: 𝐻̅
𝑣𝑛 là chiều cao vút ngọn trung bình (m);
Hi là chiều cao vút ngọn cây thứ i;
n là số cây trong OTC điều tra.
Tiết diện ngang bình quân (G1.3, m2) được tính theo công thức:
𝐺̅1.3 =∑𝑛𝑖=1𝐺𝑖
𝑛
Trong đó: 𝐺̅1.3 là tiết diện ngang trung bình (m);