3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.1.1.2. Đánh giá các tác động môi trường không liên quan đến chất thải
a. Đánh giá tác động do chiếm dụng đất rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất Diện tích đất rừng đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là 17,42 ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên 5,07 ha; rừng đặc dụng 8,75 ha;
rừng sản xuất 3,6 ha).
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh
thái cho môi trường đồng thời giúp. Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được độ ẩm. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá carbon và cung cấp oxi. Trong đó, vai trò của các loại rừng như sau:
+ Rừng đặc dụng: là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; rừng văn hóa xã hội; nghiên cứu thí nghiệm. Đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý.
Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài. Rừng đặc dụng phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo đủ các yếu tố bắt buộc. Không những vậy, loại đất này còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ đầu nguồn: loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ,….
Phạm vi Dự án chiếm dụng khoảng 75,58 ha/275.911ha chiếm 0,027% rừng hiện có của tỉnh Lai Châu. Diện tích chuyển đổi rừng đặc dụng là 32,88 ha tương đương với 0,193%, rất ít so với tổng số 17.043 ha diện tích rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên; vì vậy mức độ ảnh hưởng của việc chuyển đổi diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn qua đánh giá không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái rừng, môi trường tự nhiên, môi trường sống của các loại động thực vật, chức năng phòng hộ đầu nguồn. Khu vực rừng cần chuyển đổi là khu vực vành đai và khu phục hồi sinh thái, không xâm phạm đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
- Việc chọn tuyến đi qua khu vực rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Hoàng Liên là bắt buộc và đảm bảo tính khả thi nhất, nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về hiệu quả kinh tế và xã hội cũng như tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện thi công dự án như điều kiện địa hình thuận lợi cho bình diện tuyến, thuận lợi cho công tác thiết kế và giảm tổng mức đầu tư dự án. Dự án có dạng tuyến nên tỷ lệ diện tích chiếm dụng/chiều dài là không lớn; do vậy diện tích rừng tại từng tiểu khu sẽ bị ảnh hưởng không lớn, vẫn đảm bảo được chức năng của các tiểu khu.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong đó có rừng đặc dụng là 8,75 ha, rừng tự nhiên là 5,07ha làm phát sinh các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội, bao gồm:
- Làm giảm vai trò của các loại rừng: Khi mất đi một diện tích rừng, khả năng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường của rừng bị ảnh hưởng.
- Hạn chế nơi cư trú của các loài động vật: Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới động vật, là nơi cư trú cho nhiều loài động vật. Đồng thời rừng cũng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, nước uống cho các loài sinh sống, phát triển và sinh sản. Các diện tích rừng mất đi có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của một số loài bản địa trong khu vực.
- Ảnh hưởng đến công tác thích ứng và giảm nhẹ của biến đổi khí hậu: Một trong các tác dụng của sinh thái rừng là việc cô lập và lưu trữ khí nhà kính carbon dioxide (CO2). Rừng tạo thành một mạng lưới hấp thụ CO2 từ khí quyển, cây sẽ hấp thụ CO2 giúp cho sự tăng trưởng, duy trì và giải phóng oxy.
- Phát rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên đất và nước, làm tăng cường khả năng xảy ra lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của nguồn tài nguyên rừng.
- Làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn làm; giảm độ phì nhiêu của đất dẫn đến phá hủy vòng tuần hoàn dinh dưỡng giữa đất - cây. Môi trường đất lâm nghiệp nhạy cảm với tình trạng xói lở, trượt lở. Quá trình nổ mìn phá đá, xẻ vách, đào đắp tại các đoạn tuyến qua vùng đất đồi núi sẽ làm lộ ra đới phong hóa triệt để của đá granite đồng thời làm xuất lộ các mạch nước ngầm. Lớp vỏ phong hóa gặp nước mưa hoặc chính nước ngầm xuất lộ bị mềm chảy và bị xâm thực thành các rãnh ở các taluy dương, là tiền đề thuận lợi tạo ra sự tràn các sản phẩm xói xuống các vùng đất lâm nghiệp, nguy hại đến các hệ sinh thái ở kế cận. Hiện tượng sạt lở sẽ nguy hiểm hơn khi có mưa bão lớn, nước chảy có thể cuốn trôi đất đá từ trên cao xuống vùng thấp trũng hơn.
- Tác động đến tính toàn vẹn sinh cảnh, cảnh quan: các hoạt động thi công, hoạt động của máy móc thiết bị, bụi và khí thải phát sinh đều là những tác nhân gây ảnh hưởng đến tập tính sống của các loài động vật trong các khu rừng lân cận. Các hoạt động thi công có thể gây xói lở ở nhiều khu vực gây ra sự chia cắt, xáo trộn cục bộ hoặc toàn bộ các sinh cảnh khu vực lân cận dọc tuyến đường.
- Tác động đến chất lượng sinh cảnh: Trong khi thi công tuyến đường, sự cố của các máy móc thiết bị và các lán trại công nhân sẽ kèm theo sự ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí bởi tiếng ồn, rác thải xây dựng và sinh hoạt cùng các chất ô nhiễm khác sẽ làm suy thoái chất lượng của sinh cảnh khu vực lân cận dọc tuyến. Bên cạnh đó, nếu sự quản lý và ý thức của công nhân không cao sẽ xảy ra việc săn bắt thú rừng, khai thác gỗ trái phép càng góp phần làm suy giảm chất lượng sinh cảnh khu vực xung quanh tuyến đường.
- Tác động đến tính liên tục của sinh cảnh: hoạt động của máy móc, thiết bị thi công và sinh hoạt của CBCNV sẽ làm ngăn cản sự di chuyển của các loài động vật hoang dã tại khu vực tuyến đường thi công. Các hoạt động trên cũng gây ra những tác động vùng biên làm thay đổi sự phân bố và giao lưu giữa các quần thể động vật giữa các sinh cảnh dọc hai bên tuyến đường.
- Việc chiếm dụng đất rừng để phục vụ Dự án có các đoạn tuyến đi qua đã gây chia cắt độ che phủ của rừng thành 2 khu vực ở 2 bên tuyến đường. Việc chia cắt độ phủ của
rừng cũng làm gián đoạn môi trường sống của các sinh vật, môi trường sống của các động vật bị thu hẹp lại, làm giảm nguồn thức ăn của các động vật khác trong chuỗi thức ăn và giảm sự giao lưu, sinh sản của loài. Gây mất nơi ở của một số loài chim do cây bị chặt hạ, giảm diện tích cư trú.
- Đối với cây gỗ bị chặt hạ làm giảm diện tích rừng kéo theo sự thay đổi độ che phủ, ánh sáng, chất lượng đất và nguồn nước làm suy giảm chất lượng môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Ngoài ra, việc biến đổi số lượng, thành phần loài cũng ảnh hưởng đáng kể đến mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn của hệ động vật rừng.
Việc làm giảm diện tích rừng cũng là làm giảm diện tích nơi cư trú của các nhóm động vật hoang dại. Việc giảm diện tích rừng còn làm giảm độ phủ, gia tăng nguy cơ xảy ra xói mòn, sạt lở đất đá trong quá trình thi công và vận hành Dự án.
- Tác động đến khả năng tái sinh của thảm thực vật: Trong quá trình thi công, việc san lấp, đào đắp tạo mặt bằng sẽ xáo trộn lớp đất mặt tại khu vực dọc hai bên tuyến đường. Do địa hình dốc, nên vào mùa mưa, lớp đất mặt tại các khu vực này do tác động của hoạt động thi công, vào mùa mưa làm rỗng sự liên kết của đất, gia tăng khả năng xảy ra sạt lở và rửa trôi đất mầu dẫn đến suy giảm chất lượng đất. Từ đó, làm giảm khả năng tái sinh của thảm thực vật dọc hai bên tuyến đường sau này.
- Bên cạnh đó, rừng cũng mang lại thu nhập cho người dân bản địa thông qua những sản vật rừng như củi và động thực vật và các lâm sản khác, những sản phầm này ngoài việc đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người dân còn là một sản phẩm hàng hóa có thể trao đổi lấy lương thực và thuốc men. Chiếm dụng đất rừng cũng phần nào làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình sinh sống trong khu vực.
Nhận thức được tầm quan trọng của HST tại khu vực Dự án, mức độ tác động tiêu cực đến HST và môi trường nói chung, trong quá trình thi công, Chủ đầu tư sẽ nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế tối đa tác động đến HST và ĐDSH tại khu vực này.
Dự án có phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định.
- Phạm vi tác động: tại khu vực đoạn tuyến đi qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
- Đối tượng chịu tác động: các HST dọc theo tuyến.
- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian thi công tuyến đường và khai thác sử dụng lâu dài.
- Mức độ tác động: LỚN, được yêu cầu giảm thiểu.
b. Sự đánh đổi chuyển mục đích sử dụng diện tích đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn để xây dựng tuyến đường
Với sự cần thiết phải đầu tư Dự án, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của dự án 17,42 (5,07 ha rừng tựu nhiên; 3,6 ha đất rừng sản xuất; 8,75 ha đất rừng đặc dụng) để có thêm 01 tuyến đường vừa phát triển kinh tế, phá thế độc đạo về giao thông kết nối, phục vụ quốc phòng - an ninh, phục vụ tuần tra bảo vệ rừng, không xâm phạm khu vực bảo tồn, rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hành khách và hàng hóa đối
với huyện nghèo như Khánh Sơn được phá vỡ thế độc đạo rất có ý nghĩa với chủ trương xóa đói giảm nghèo và không ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc phục hồi phát triển kinh tế là phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước.
c. Tác động do chiếm dụng đất tạm thời
- Để thực hiện các hạng mục xây dựng, dự án phải sử dụng diện tích đất sử dụng tạm thời để đặt làm bãi thải, công trường, trạm trộn dọc tuyến khoảng 86,19 ha, trong đó:
+ Đất bãi thải là 85 ha.
+ Đất đặt công trường (lán trại, nhà điều hành, trạm trộn BTXM): 1,19 ha.
Các vị trí được lựa chọn nằm lân cận tuyến thi công và không có các công trình kiên cố và một số vị trí có cây keo, cây ăn quả như sầu riêng, bưởi, xoài, ngô, rau,…, của người dân trồng, các vị trí này thuộc quỹ đất chưa sử dụng. Đối với các vị trí được lựa chọn để làm bãi thải, công trường, trạm trộn BTXM, chủ dự án đã làm việc với chính quyền địa phương cũng như các hộ dân để thống nhất vị trí. Trước khi thi công Chủ dự án sẽ làm việc với chính quyền địa phương và các hộ dân để thống nhất phương án hỗ trợ, đền bù thiệt hại các công trình, cây cối trên đất. Việc chiếm dụng đất tạm thời phục vụ Dự án gây ra các tác động như:
- Thiệt hại cây trồng (cây keo, cây ăn quả như sầu riêng, bưởi, hoa màu,...) của người dân.
- Trong quá trình sử dụng để đặt công trường, trạm trộn, đất đai sẽ bị chai cứng và rất khó cải tạo sau khi kết thúc thi công và tháo dỡ công trường. Vì vậy đối với phần diện tích này phải tiến hành cải tạo và phục hồi môi trường sau khi kết thúc thi công để bàn giao lại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý.
- Đối với vị trí sử dụng để làm bãi chứa đất đá thải thì hiện trạng chủ yếu là vùng trũng, đọng nước, có địa hình cốt âm sâu nên việc canh tác, sản xuất gặp khó khăn.
Tuy nhiêu, sau khi kết thúc quá trình đổ thải thì các vị trí bãi thải sẽ nâng cao lên bằng với cao độ địa hình tự nhiên xung quanh, Chủ dự án sẽ bàn giao lại cho các tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân quản lý để tiếp tục sử dụng.
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Dự án cũng đem lại nhiều lợi ích thay đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực, nâng cao đời sống của người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực dự án nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung.
- Đối tượng chịu tác động: các hộ dân có đất.
- Mức độ tác động: KHÔNG ĐÁNG KỂ, do được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng.
3.1.1.2.2. Tác động do tiếng ồn, độ rung a. Nguy cơ bị tác động do tiếng ồn
(i) Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động của máy thi công
♦ Tác động do tiếng ồn phát sinh tại nguồn:
Tiếng ồn nguồn phát sinh được lấy theo số liệu thống kê về mức ồn đo được ở khoảng cách 15m phát ra từ hoạt động của các loại máy móc, thiết bị được tổng hợp từ các tài liệu [27-30] đối với các trang thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng dự án như trình bày tại mục Chương 1 của báo cáo. Kết quả tổng hợp mức ồn tương đương
tại nguồn ở khoảng cách 15m từ nguồn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.27. Mức ồn nguồn phát sinh từ các thiết bị máy thi công san nền
TT Tên máy/Công suất Mức ồn LAeq (dBA) cách 15m
Laeq (*) Thấp Cao TB
I THIẾT BỊ DÙNG DẦU DO
1 Máy đào một gầu, bánh xích 83÷87 83,0 87,0 85,0
2 Máy đào gầu ngoạm (gầu dây) 84÷88 84,0 88,0 86,0
3 Máy xúc lật 80÷84 80,0 84,0 82,0
4 Cần trục ô tô 82÷86 82,0 86,0 84,0
5 Cần trục bánh hơi 85÷89 85,0 89,0 87,0
6 Cần cẩu nổi 86÷90 86,0 90,0 88,0
7 Búa diezel tự hành, bánh xích 83÷86 83,0 86,0 84,5
8 Búa rung cọc cát, tự hành, bánh
xích 84÷88 84,0 88,0 86,0
9 Máy cạp tự hành - dung tích 81÷84 81,0 84,0 82,5
10 Máy ép cọc trước 85÷88 85,0 88,0 86,5
11 Máy nén khí, động cơ diesel 83÷87 83,0 87,0 85,0
12 Ô tô tự đổ 80÷84 80,0 84,0 82,0
13 Ô tô tưới nước, 5m3 78÷82 78,0 82,0 80,0
14 Máy phát điện lưu động 81÷84 81,0 84,0 82,5
II THIẾT BỊ DÙNG ĐIỆN
1 Máy khoan bê tông cầm tay 85÷89 85,0 89,0 87,0
2 Máy cắt bê tông 82÷87 82,0 87,0 84,5
3 Máy hàn cắt kim loại 78÷82 78,0 82,0 80,0
4 Máy khoan sắt cầm tay 80÷85 80,0 85,0 82,5
5 Máy cắt uốn cốt thép 76÷80 76,0 80,0 78,0
6 Máy bơm nước 60m3/h 80÷85 80,0 85,0 82,5
QCVN 24/2016/BYT 85
QCVN 26:2010/BTNMT – TB 1 giờ 70 (6h-21h); 55 (21h-6h)
Bảng 3.28. Mức ồn nguồn phát sinh từ các thiết bị, máy thi công xây dựng cơ bản
TT Tên máy/Công suất Mức ồn LAeq (dBA) cách 15m
Laeq (*) Thấp Cao TB
I THIẾT BỊ DÙNG DẦU DO
1 Cần trục bánh hơi 16T 83÷87 83,0 87,0 85,0
2 Cần trục bánh xích 10T 84÷88 84,0 88,0 86,0
3 Máy đào 1,6m3 79÷84 79,0 84,0 81,5
4 Xe bơm BT, tự hành 50m3/h 80÷85 80,0 85,0 82,5
5 Máy ủi 108CV 82÷86 82,0 86,0 84,0
6 Máy ép cọc trước 86÷88 86,0 88,0 87,0
7 Máy khoan cọc nhồi 82÷86 82,0 86,0 84,0
8 Máy khoan nhồi gầu đào 80÷84 80,0 84,0 82,0
9 Máy rải cấp phối đá dăm - năng suất ≥ 60 m3/h
83÷86 83,0 86,0 84,5
10 Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa - năng 85÷89 85,0 89,0 87,0
TT Tên máy/Công suất Mức ồn LAeq (dBA) cách 15m Laeq
(*) Thấp Cao TB
suất ≥ 65 t/h
11 Ô tô tự đổ 80÷84 80,0 84,0 82,0
12 Ô tô tưới nước 78÷82 78,0 82,0 80,0
13 Máy nén khí, động cơ diesel 83÷87 83,0 87,0 85,0
14 Máy phát điện lưu động (10 ÷ 30KVA) 85÷89 85,0 89,0 87,0
15 Máy bơm nước 80÷84 80,0 84,0 82,0
II THIẾT BỊ DÙNG ĐIỆN
1 Đầm bàn 1Kw 80÷84 80,0 89,0 84,5
2 Đầm dùi 1,5 KW 82÷86 82,0 89,0 85,5
3 Búa căn khí nén 85÷89 85,0 89,0 87,0
4 Máy khoan bê tông cầm tay 85÷89 85,0 89,0 87,0
5 Máy cắt bê tông, gạch đá 82÷87 82,0 87,0 84,5
6 Máy hàn cắt kim loại 78÷82 78,0 82,0 80,0
7 Máy khoan sắt cầm tay 80÷85 80,0 85,0 82,5
8 Máy cắt uốn cốt thép 76÷80 76,0 80,0 78,0
9 Máy nén khí 360m3/h 85÷90 85,0 86,0 85,5
10 Máy trộn vữa xây 87÷91 85,0 89,0 87,0
11 Tời điện (sức kéo 3,0 ÷ 5,0T) 85÷89 85,0 89,0 87,0
12 Vận thăng lồng (công suất ≥ 3T) 77÷84 85,0 89,0 87,0
13 Cẩu tháp (sức nâng ≥ 25T) 80÷84 80,0 82,0 81,0
14 Cần trục (sức nâng ≥ 10T) 82÷86 82,0 85,0 83,5
QCVN 24/2016/BYT 94
QCVN 26:2010/BTNMT – TB 1 giờ 70 (6h-21h); 55(21h-6h)
- Trên cơ sở các số liệu tham khảo cho thấy mức ồn tương đương tại nguồn của hầu hết các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng dự án đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, nhưng có giá trị cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn vào ban ngày.
Tác động do lan truyền tiếng ồn từ khu vực thi công:
- Việc tính toán dự báo phạm vi tác động do lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách từ nguồn phát sinh được xác định theo mức độ suy giảm tiếng ồn theo khoảng cách, vật cản và tiếng ồn nguồn phát sinh, trong đó:
+ Mức độ suy giảm tiếng ồn theo khoảng cách (∆Lx) từ nguồn phát sinh được xác định theo công thức:
ΔLd= 20. Log (X/Xo) 1+a Trong đó:
∆Lx: Mức ồn giảm theo khoảng cách x(m)
X0(m): Khoảng cách xác định mức ồn nguồn (x0 = 1,5m) X(m): Khoảng cách tính từ nguồn phát sinh tiếng ồn