Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 134 - 160)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

a. Nguồn gây tác động/ hoạt động tạo nguồn

Các hoạt động sau tạo chất thải hoặc yếu tố gây tác động có khả năng gây ảnh hưởng đến các đối tượng nước, trầm tích trong khu vực Dự án, bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của lán trại công nhân;

- Nước thải phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, rửa dụng cụ;

- Nước thải của trạm trộn bê tông xi măng.

b. Đánh giá tác động b.1. Nước thải sinh hoạt:

Phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân tại lán trại bố trí trong khu vực công trường, dự án dự kiến bố trí 10 vị trí phụ trợ/ lán trại thi công dọc tuyến. Trong mỗi công trường bố trí khoảng 50 cán bộ, công nhân thi công các hạng mục công trình trên tuyến.

Theo TCXDVN 33:2006 về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng, lượng nước cấp trung bình cho một người tại khu vực Dự án trong giai đoạn xây dựng là 100 lít/người/ngày. Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước thải và xử lý nước thải thì lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp. Như vậy, ước tính với 50 CBCNV làm việc trên 01 công trường thì tổng lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường tính cho 1 ngày là:

100 lít/người/ngày x 50 người x 100% = 5.000 lít/ngày = 5,0 m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm

Tải lượng (g/người/

ngày)

Tính cho 50 người (kg/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm

(mg/l)

QCVN 14:2008/

BTNMT -Cột B

1 BOD5 45 - 54 2,25 – 2,7 750 - 900 50

2 TSS 70 - 145 3,5 – 7,25 1.116 – 2.416 100

3 TDS 75 - 100 3,75 – 5,0 1.250 – 1.666 -

4 NH4

+ (tính theo N) 3,6 - 7,2 0,18 – 0,36 60 - 120 10

5 NO3

- (tính theo N) 0,3 - 0,6 0,015 – 0,03 5 – 10 50

6 PO4

3- (tính theo P) 0,42 - 3,15 0,021 – 0,16 7 – 53,3 10

7 Dầu mỡ 10 - 30 0,5 – 1,5 166,7 - 500 20

8 Coliform (MPN/100ml) 106 - 109 3.000

Ghi chú:

+ Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) =khối lượng (g/người/ngày)*50 (người)/1000 + Nồng độ (mg/l) = tải lượng (kg/ngày)/lưu lượng (m3/ngày)*1000.

Ghi chú: Cmax = C. K

CBOD = 50mg/l, CTSS = 100mg/l (áp dụng cột B, bảng 1, QCVN 14:2009/BTNMT - nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt);

K = 1,2 - cơ sở sản xuất kinh doanh dưới 500 người.

Có thể thấy, các chất gây ô nhiễm trong cống rãnh từ lán trại công nhân vẫn vượt Cmax theo QCVN 14:2008/BTNMT với hệ số K=1,2 tính cho cơ sở sản xuất dưới 500 người nhiều lần khi thải vào nguồn nước loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT. Trong đó, nồng độ BOD5 còn cao hơn khoảng 4,5 lần; COD – khoảng 4 lần; và TSS – khoảng 14 lần. Đây là loại nước thải phát sinh hàng ngày tại lán trại công nhân trong suốt thời gian thi công Dự án (khoảng 48 tháng thi công).

Nếu để các loại chất thải này xâm nhập vào các nguồn nước mặt gần khu vực bố

trí lán trại sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ. Các khu vực nước nơi bị ô nhiễm loại chất thải có nguy cơ bị phú dưỡng, gây độc hoặc chết đối với hệ sinh thái nước.

Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt của công nhân chỉ phát sinh ở khu vực lán trại với khối lượng nhỏ và có thể kiểm soát được nên mức độ và phạm vi tác động được đánh giá là không đáng kể.

Phạm vi tác động: cục bộ trong phạm vi công trường.

Mức tác động: NHỎ.

b.2. Nước thải phát sinh từ trạm trộn bê tông xi măng

Dự án sẽ bố trí 03 trạm trộn bê tông công suất 60 m3/h. Theo định mức với công suất như trên sẽ cần khoảng 10m3 nước để trộn bê tông, lượng nước thải phát sinh từ quá trình trộn bê tông chủ yếu là nước thất thoát trong quá trình trộn, nước rửa trạm sau khi kết thúc thi công. Đối với nguồn vật liệu sử dụng đá và cát sạch được cung cấp đến chân công trình, do đó không rửa vật liệu tại công trường.

Lượng nước thải phát sinh từ mỗi trạm trộn qua tham khảo hồ sơ xả thải của một số công trình đang hoạt động cho thấy: lượng phát sinh trung bình 1-2m3/mẻ/trạm công suất 60m3/h, mỗi trạm thi công cao nhất là 2 mẻ/ngày, như vậy nước thải phát sinh từ trạm trộn đối với mỗi công trường khoảng 4,0 m3/ngày. Nước thải từ hoạt động của trạm trộn bê tông có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao, cụ thể như sau: hàm lượng COD: 50 - 80mg/l; Dầu: 1 - 2mg/l; SS:150 - 200mg/l.

Kinh nghiệm giám sát công trường thi công cho thấy: một số chỉ tiêu chất lượng nước thải trong quá trình thi công cao hơn GHCP của QCVN40:2011/BTNMT (cột B), đặc biệt là pH, TSS. Đây là nguồn thải có nguy cơ làm suy thoái chất lượng nước, nhất là nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Mức độ tác động: TRUNG BÌNH.

Thời gian tác động: Trong suốt thời gian thi công Dự án.

Phạm vi tác động: cục bộ trong phạm vi bố trí trạm trộn.

b.3. Nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh thiết bị, cầu rửa xe

Tại mỗi công trường (có bố trí trạm trộn BTXM) sẽ bố trí cầu rửa lốp xe trước khi rời khỏi công trường, nước rửa dụng cụ, thiết bị thi công, …, với nhu cầu sử dụng khoảng 3,0m3/ngày.

Lượng nước thải phát sinh khoảng 3,0 m3/ngày/công trường. Nước thải từ hoạt động vệ sinh thiết bị, máy móc công trình có thành phần chủ yếu là chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao, cụ thể như sau: hàm lượng COD: 50 - 80mg/l; Dầu: 1 - 2mg/l; SS:150 - 200mg/l.

Kinh nghiệm giám sát công trường thi công cho thấy: một số chỉ tiêu chất lượng nước thải trong quá trình thi công cao hơn GHCP của QCVN 40:2011/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp, đặc biệt là pH, TSS.

Đây là nguồn thải có nguy cơ làm bồi lắng đất, mương rãnh khu vực dự án.

Nước thải của quá trình thi công xây dựng, bảo dưỡng bê tông và nước ở điểm bảo dưỡng, rửa xe máy, thiết bị chứa các chất thải nguy hại như xi măng, dầu, mỡ sẽ rất độc hại đối với môi trường thủy sinh. Tuy nhiên, khối lượng của hai loại nước thải này không nhiều nên phạm vi tác động nhỏ.

Phạm vi tác động: cục bộ trong phạm vi bố trí công trường.

3.1.1.1.2. Tác động do bụi, khí thải

a. Bụi phát sinh từ hoạt động san ủi, dọn dẹp mặt bằng

Thông thường, hoạt động phá dỡ nhà cửa có thể tạo ra tình trạng ô nhiễm bụi xung quanh khu vực phá dỡ công trình. Lượng bụi phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu của công trình, quy mô công trình, phương thức phá dỡ thủ công hay cơ giới. Đối với khu vực Dự án, nhà cửa phá dỡ có kết cấu đơn giản, chủ yếu là nhà sàn và nhà tạm bằng gỗ chiếm đa số. Phần lớn kết cấu của các công trình này có thể phá dỡ thủ công nên lượng bụi phát sinh không lớn, bụi chỉ tập trung xung quanh khu vực phá dỡ trong phạm vi khoảng 10 ÷ 15m. Tuy nhiên, để tránh bụi phát tán sang các hộ không bị di dời nằm kế cận khu vực phá dỡ, các biện pháp giảm thiểu được đề xuất.

Ngoài ra, dự án dự kiến bố trí 10 công trường thi công dọc tuyến. Xung quanh công trường thi công chủ yếu đất trống với một số cây bụi rậm mọc.

Vào những ngày nắng, gió, lượng bụi phát sinh từ hoạt động san ủi, làm đường công vụ là đáng kể, thường vượt GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT từ 1,5 ÷ 2 lần, giới hạn tại các công trường. Phạm vi nồng độ bụi đạt GHCP ở khoảng cách 25 ÷ 35m cách mép ngoài công trường, tùy thuộc vào thời tiết.

Đối tượng bị ảnh hưởng chính bởi ô nhiễm bụi là KDC gần với các vị trí thi công phá dỡ và hệ sinh thái cây bụi tại các vị trí san ủi công trường. Bụi không chỉ cản trở khả năng quang hợp của cây mà còn làm chậm quá trình sinh trưởng của cây.

Thời gian phát tán bụi khoảng 01 tháng tại mỗi công trường.

Mức độ tác động: KHÔNG ĐÁNG KỂ

b. Tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị (i) Nguồn gây tác động: có 2 loại vận chuyển chủ yếu phát sinh bụi và khí thải ảnh hưởng đến môi trường không khí: Loại vận chuyển nguyên, vật liệu, máy móc đến khu vực thi công và vận chuyển đất, đá thải đến nơi đổ thải.

- Các loại nguyên vật liệu phục vụ cho toàn bộ Dự án được hợp đồng với các nhà thầu mua từ các mỏ đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép và vận chuyển về khu vực thi công, cự ly vận chuyển đến khu vực thi công trung bình là 30 km; cung đường vận chuyển các loại nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị chủ yếu là tuyến đường 4D, các tuyến đường công vụ,…

- Đất, đá thải không có khả năng tái sử dụng sẽ được đổ thải tại các bãi thải thuộc địa phận xã Sơn Bình, huyện Tam Đường và phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Cự ly vận chuyển từ khu vực dự án tới bãi thải trung bình 1,0 km.

(ii) Đối tượng tác động: Đối tượng chịu ảnh hưởng từ hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu, máy móc đến khu vực thi công và vận chuyển đất, đá thải đến nơi đổ

thải chủ yếu là người, phương tiện tham gia giao thông và các hộ dân cư sống dọc theo các cung đường vận chuyển các loại nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị chủ yếu là tuyến QL.4D.

(iii) Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá nhanh đã được sử dụng để xác định tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển, căn cứ trên:

- Khối lượng đất, đá cần vận chuyển:

Căn cứ khối lượng đất, đá đào, đắp và tận dụng tại bảng 1.17, chương 1, ta có:

+ Khối lượng đất đào vận chuyển về bãi lưu giữ: 2.205.406m3, tương đương khoảng 3.087.568 tấn (tỷ trọng của đất khoảng 1,4 tấn/m3).

+ Khối lượng đá đào cần vận chuyển về bãi lưu giữ: 560.896m3, tương đương khoảng 1.402.240 tấn (tỷ trọng của đá khoảng 2,5 tấn/m3).

+ Khối lượng nguyên vật liệu khác phục vụ thi công các hạng mục công trình của dự án theo bảng 1.4, 1.5 khoảng 2.013.335 tấn (đã trừ khối lượng đất đào, đắp và tận dụng tính ở trên).

- Số lượt xe tham gia vận chuyển nguyên, vật liệu của Dự án được xác định như sau:

Bảng 3.2. Dự báo số lượt xe tham gia vận chuyển của Dự án TT Hoạt động vận chuyển

Khối lượng vận chuyển

(tấn)

Thời gian thực hiện

(ngày)

Tải trọng

xe

Lượt xe/giờ 1 Vận chuyển đất, đá về bãi chứa 4.489.808,4 864 ngày 16 tấn 32 2 Vận chuyển nguyên vật liệu

khác phục vụ thi công Dự án 2.013.335,0 960 ngày 16 tấn 13

Tổng 45

Ghi chú: Hoạt động vận chuyển không liên tục, phụ thuộc vào thời gian thi công tuyến, dự kiến khoảng 20 – 30 tháng, làm việc 24 ngày/tháng, 8-10h/ngày và dự án sử dụng loại xe có tải trọng trung bình 16 tấn).

Thực hiện thi công theo hai hướng nên lượt xe vận chuyển tối đa trên tuyến đường khoảng 23 xe/giờ.

+ Hệ số ô nhiễm:

Theo Giáo trình Môi trường không khí - Lý thuyết cơ bản, ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí độc hại - GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (bảng 5.13, tr221), hệ số ô nhiễm đối với loại xe tải sử dụng nhiên liệu dầu DO, Diesel có tải trọng chở được 3,5 - 16 tấnnhư sau: Bụi TSP: 1,6 kg/1000km.xe; khí CO: 7,3 kg/1000km.xe; khí SO2: 7,26S kg/1000km.xe (S:

hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diezel theo QCVN 01:2020/BKHCN S=0,05%);

VOCs: 5,8 kg/1000km.xe và NOx: 18,2 kg/1000km.xe.

Tải lượng của các chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển:

+ Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sử dụng nhiên liệu của động cơ phương tiện vận chuyển:

Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu, đất, đá thải

của dự án được tính theo công thức thực nghiệm: Eb = lượt xe/h x hệ số ô nhiễm.

Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm

TT Hạng mục Tải lượng Eb (mg/m.s)

TSP SO2 NOx CO VOCs

1 Vận chuyển 0,0102 0,0023 0,1163 0,0466 0,0371

+ Bụi cuốn từ đường:

Tương tự tính toán ở trên thì số lượng vận chuyển chuyển tối đa là 45 chuyến/h.

Lượng bụi phát sinh phụ thuộc vào trọng tải của phương tiện, số bánh xe tác động lên mặt đường hay mặt khai trường, vận tốc của phương tiện đang hoạt động, lượng bụi đất trên mặt đường,…Tải lượng bụi do phương tiện san nền, vận chuyển tác động lên mặt đất tính theo công thức (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995):

Eb = 1,7k(s/12)(S/48)(W/2,7)0,7(w/4)0,5[(365-p)/365] , kg/(xe.km).

Trong đó:

- E: Lượng phát thải bụi, kg bụi/(xe.km).

- k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30 μm).

- s: Hệ số kể đến loại mặt đường, mặt đất.

- S: Tốc độ trung bình của xe tải (km/giờ).

- W: Tải trọng của xe, tấn, W = 16 tấn.

- w: Số lốp xe của ô tô, w = 12.

- p: Số ngày mưa trung bình trong năm, (trung bình 180 ngày/năm).

- Hệ số kể đến loại mặt đường, mặt đất “s” (Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources).

Bảng 3.4. Hệ số của các loại mặt đường, mặt đất

Loại đường Trong

khoảng

Trung bình Đường dân dụng (đường đất, đường loại III, IV, V, VI), mặt

đất 1,6 ÷ 68 12

Đường đô thị, trục đường giao thông 0,4 ÷ 13 5,7

- Hệ số kể đến kích thước bụi (Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources).

Bảng 3.5. Kích thước bụi

Kích thước bụi, micron <30 30÷15 15÷10 10÷5 5÷2.5

Hệ số k 0,8 0,5 0,36 0,2 0,095

Vận tốc xe tải trong khu vực đường đất là 25 km/giờ chạy trên đường đất, đường cấp phối. Xột cỏc hạt bụi cú kớch thước nhỏ hơn 30 àm (do xe tải cú tải trọng trung bình 16 tấn chạy trên đường phát thải). Dựa vào hệ số và lưu lượng phương tiện vận chuyển tính toán được tải lượng bụi phát sinh trung bình 3,0081 mg/m.s.

+ Phương pháp sử dụng mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gausse để dự báo mức phát tán các chất gây ô nhiễm phát thải từ động cơ của dòng xe vận hành trên đường.

Nghiệm của phương trình được tính cho nguồn thải liên tục và dài vô hạn (khi x ), gió thổi vuông góc với đường có dạng:

   

u .

2 h exp z

2 h exp z

. E 8 , 0 C

z

2 z

2

2 z

2









 

 

 



 

 (mg/m3) [7].

Trong đó:

- Q: tải lượng chất ô nhiễm của nguồn đường (mg/m.s)

- u: tốc độ gió trung bình (m/s), lấy theo số liệu của Trạm khí tượng Thuỷ văn Nha Trang là 2,6m/s vào mùa Đông, mùa Hè là 2,4m/s.

- h: độ cao mặt đường so với mặt đất xung quanh (h = 1,5 m);

- z: độ cao của điểm cần tính toán nồng độ (m) (z = 1,5 2,0 2,5 m);

- z: hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng được xác định theo từng mùa khí tượng đặc trưng như sau:

Độ ổn định khí quyển Công thức tính z

C z = 61 . xi0,911

- Z là hàm số của khoảng cách xi. Chọn xi= 5, 10, 25, 50 và 100m tính từ tim đường.

Lập chương trình tính tự động z (m) theo các khoảng cách xi (m) và độ ổn định khí quyển loại B.

Các yếu tố cần tính toán và dự báo sẽ là TSP, CO, NO2, SO2 và VOC. Thời điểm dự báo được tính toán là năm 2024÷2028. Tính tải lượng phát thải của các thông số trên theo số liệu khảo sát thực tế và số liệu lượng xe dự báo.

- Phương pháp so sánh đối chiếu (với QCVN 05:2023/BTNMT, (trung bình 24h) -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) và phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ tác động.

* Đánh giá tác động:

Tổng tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển:

Do bụi và khí thải phát sinh đồng thời trong cùng một phạm vi không gian nên tổng tải lượng bụi và khí thải khi vận hành dòng xe trên đường sẽ là tổng các tải lượng bụi, khí độc phát sinh từ động cơ và bụi cuốn từ đường (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tổng tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển

Hạng mục thi công Tải lượng (mg/ms)

TSP CO SO2 NO2 CnHm

Vận chuyển vật liệu, đất đá loại 3,0104 0,0023 0,1163 0,0466 0,0371 Phương pháp sử dụng mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gausse để dự báo phạm vi phát tán bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển vật liệu.

Bảng 3.7. Dự báo phát tán bụi và khí độc từ hoạt động vận chuyển

Loại chất thải

Điều kiện khí tượng

Nồng độ (mg/m3)

QCVN 05:2023/

BTNMT

5m 10m 25m 50m 100m 200m 500m 1000m

TSP Gió TB 1,3479 1,0510 0,6378 0,4019 0,2463 0,1494 0,0767 0,0463 Lặng gió 5,1221 3,9937 2,4236 1,5271 0,9360 0,5678 0,2916 0,1759 0,3

SO2 Gió TB 0,0020 0,0016 0,0010 0,0006 0,0004 0,0002 0,0001 0,0001

0,35 Lặng gió 0,0077 0,0060 0,0037 0,0023 0,0014 0,0009 0,0004 0,0003

NO2 Gió TB 0,1019 0,0794 0,0482 0,0304 0,0186 0,0113 0,0058 0,0035 Lặng gió 0,3872 0,3019 0,1832 0,1154 0,0708 0,0429 0,0220 0,0133 0,2

CO Gió TB 0,0409 0,0319 0,0194 0,0122 0,0075 0,0045 0,0023 0,0014 Lặng gió 0,1554 0,1212 0,0736 0,0463 0,0284 0,0172 0,0089 0,0053 30

HC Gió TB 0,0325 0,0253 0,0154 0,0097 0,0059 0,0036 0,0018 0,0011

5 (*) Lặng gió 0,1234 0,0962 0,0584 0,0368 0,0225 0,0137 0,0070 0,0042

Ghi chú: (1): QCVN 05:2023/BTNMT - cột trung bình 1h (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí).

- Phạm vi tác động: Kết quả dự báo tại bảng 3.7, ở phạm vi cách tim đường vận - Phạm vi tác động: Kết quả dự báo cho thấy, ở phạm vi cách tim đường vận chuyển 5m đến 1.000m cho thấy:

+ Đối với bụi: Bụi phát sinh trên đường khi lặng gió gây ảnh hưởng trong phạm vi 200m, vượt giới hạn từ 1,9 – 13,3 lần; khi gió trung bình chỉ ảnh hưởng trong phạm vi 50m với mức độ vượt giới hạn cho phép khoảng 1,3 – 3,5 lần.

+ Đối với khí thải: Nồng độ khí thải phát sinh nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.

Môi trường không khí cũng như các khu dân cư trong vùng bán kính <50m dọc các tuyến đường vận chuyển QL.4D và đường công vụ,… sẽ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi khi tốc độ gió nhỏ hơn 2,4m/s. Tác động yêu cầu các biện pháp giảm thiểu.

Nồng độ bụi phát sinh trên tuyến vận chuyển phụ thuộc vào tình trạng mặt đường và thời tiết. Kinh nghiệm giám sát thi công cho thấy, đối với các đường có bề mặt cấp phối, với lượng xe tham gia thi công bù dọc như Dự án, nồng độ bụi cuốn lên từ đường theo lốp xe khá lớn và thường vượt GHCP từ 2-4 lần của QCVN 05:2023/BTNMT ở khoảng cách ≤25m theo chiều gió.

Nồng độ bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công đến công trường trong phạm vi bán kính <100m sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến:

+ Môi trường không khí dọc các tuyến đường vận chuyển QL.4D, đường công vụ...

+ Thảm thực vật: Hoạt động vận chuyển phát sinh bụi trong phạm vi 100m dọc tuyến ranh giới dự án sẽ tác động lên thảm thực vật khu vực dự án, đặc biệt là thảm thực vật dọc tuyến thi công qua Phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Hoàng Liên tại lý trình lý trình Km6+167-Km6+617tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên;

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 134 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)