Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của Dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 195 - 199)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.4. Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của Dự án

Để tiến hành thi công xây dựng các hạng mục chính của công trình được tập trung tiến hành vào các mùa khô, lưu lượng nước thấp, thời tiết thuận lợi cho xây dựng.

Tuy nhiên, vào mùa này trong năm, nhiệt độ không khí thường cao kết hợp với độ ẩm trong không khí lại thấp nên khả năng xảy ra cháy rừng là rất lớn. Thêm vào đó là những hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng và dân tự do như việc sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng gỗ củi để đun nấu, hút thuốc… Mặt khác, khoảng cách từ khu vực xây dựng đến rừng là không xa. Đặc điểm rừng trong khu vực xây dựng Dự án là rừng dễ bắt lửa. Tất cả các điều kiện đó sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ cháy rừng xung quanh khu vực dự án.

Trên thực tế, cháy rừng đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về môi trường mà khó có thể lường hết được. Thiệt hại đầu tiên có thể nhìn thấy được và đánh giá được là sự mất đi một diện tích rất lớn của thảm thực vật rừng, làm giảm khả năng tích nước, giữ nước, mất đi nguồn sinh thủy cho các lưu vực trong vùng; làm tăng diện tích đất trống, đồi núi trọc từ đó làm tăng nguy cơ xói mòn, mất đất, tăng cao khả năng gây lũ quét, lũ bùn đá,...

b. Sự cố trong quá trình thi công đoạn tuyến qua núi cao

Bảng 3.42. Tổng hợp các sự cố khi thi công đoạn tuyến qua núi đá TT Các sự cố

rủi ro

Mô tả Tác động

1.

Trượt lở đất đá

trong mùa

mưa lũ hoặc sau khi nổ mìn

Đất đá trên tầng khai thác, các mái dốc, các khu đổ thải dưới tác động của các chấn động hoặc của dòng nước sẽ đổ xuống khu vực có địa hình thấp

Gây ách tắc tầng công tác, giao thông nội công trường, bồi lấp dòng chảy, phá huỷ bờ moong. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể vùi lấp thiết bị, ách tắc sản xuất và gây tai nạn đối với công nhân lao động.

2. Đá văng, đá đổ

Các tảng đá trên moong khai thác đổ xuống phía dưới do bị mất cân bằng trọng lực hoặc tác động của ngoại lực. Đá văng thường xảy ra do nổ mìn

Gây cản trở mặt bằng công tác của công nhân, gây hư hại máy móc thiết bị, gây thương tích và thương vong cho công nhân lao động.

3.

Trượt ngã từ trên

cao xuống

Thường xảy ra đối với công nhân làm việc trên cao, công nhân khoan, cạy đá trên tầng

Có thể gây thương tích và tử vong đối với công nhân

4.

Các sự cố liên quan đến nổ mìn

Thường xảy ra ở khu vực bãi mìn, kho chứa mìn

Có thể gây thương tích hoặc tử vong cho nhiều người và động thực vật.

5.

Một số rủi ro do sự cố kỹ thuật

Chủ yếu xảy ra đối với khu vực khai thác, khoan nổ mìn, vận chuyển đất đá và khu vực chế biến

Ách tắc và đình trệ sản xuất, gây thương tích và tai nạn tử vong đối với công nhân lao động trực tiếp ở các khu vực này

6

Thiên tai:

mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, nắng nóng kéo dài,...

Thường xảy ra vào mùa mưa hàng năm.

Gây đình trệ và gián đoạn sản xuất ách tắc giao thông, giảm năng suất và cường độ lao động, thiệt hại về tài sản, hư hỏng kho tàng, nhà ở,...

7 Tai biến địa - Dễ bắt gặp trong điều kiện dự - Bắt gặp các đứt gãy, hang karst,

TT Các sự cố rủi ro

Mô tả Tác động

chất án có hiện tượng karst.

- Thi công trong điều kiện địa chất chưa được khảo sát chi tiết.

các túi nước do hiện trượng karst gây sự cố mất an toàn cho máy móc, thiết bị.

- Xuất hiện túi nước dẫn đến không thi công được.

c. Sự cố kỹ thuật

Việc thi công phần kết cấu trên các cầu được tiến hành trên độ cao lớn sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây đổ công trình, nhất là trong khi lắp đặt giàn giáo và thi công các trụ cầu dưới sông. Sự cố kỹ thuật nếu xảy ra sẽ là thảm họa còn không chỉ đe dọa tới tính mạng của lực lượng tham gia thi công và ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thi công chung của Dự án.

d. Nguy cơ cháy nổ

Trong giai đoạn xây dựng, xăng dầu được sử dụng cho hoạt động của các thiết bị thi công. Xăng dầu có thành phần chủ yếu là hợp chất carbuahydro (96 ÷ 99%) nên có khả năng bay hơi rất nhanh trên bề mặt thoáng. Do vậy rất dễ gây cháy nổ, đặc biệt khi hòa trộn vào không khí và gặp tia lửa.

e. Sự cố tai nạn lao động

Tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất cứ các hoạt động nào trong quá trình thi công có sử dụng lao động nếu không tuân thủ đúng quy trình an toàn lao động.

Các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn lao động bao gồm:

- Thiếu sót trong thiết kế biện pháp công nghệ: thiếu sót trong thiết kế biện pháp công nghệ như biện pháp chống đỡ ván khuôn, thi công lắp ghép các nhịp dầm... có thể dẫn đến đổ sập công trình, gây tai nạn lao động;

- Thiếu sót trong tổ chức thi công: bố trí ca kíp không hợp lý, bố trí công việc không đúng trình tự, chồng chéo, sử dụng vật liệu không đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy trình thi công...;

- Thiếu sót về kỹ thuật: máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu hoàn chỉnh hoặc bị hư hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa...;

- Vi phạm các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn;

- Các nguyên nhân do rủi ro: tai nạn do xe vận chuyển, trượt té trên giàn giáo, tai nạn điện... Vào những ngày mưa nguy cơ tai nạn lao động càng tăng cao do đất trơn trượt, dễ xảy ra sự cố về điện, dễ xảy ra sụt lún...

f. Tác động xói lở, sụt trượt do xây dựng các hạng mục công trình

- Trong quá trình đào, nổ mìn phá đá để hạ độ cao sẽ làm thay đổi mái taluy hiện tại, gây mất cân bằng có thể sẽ dẫn đến sụt lở ngay cả khi đang thi công và sau khi đưa công trình vào sử dụng. Sạt lở đất có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ động thực vật ở phía taluy âm. Một số đoạn để hạ nền đường phải tiến hành nổ mìn,

việc nổ mìn sẽ gây ra độ rung lớn dễ dẫn đến hiện tượng sụt lở, văng đất đá, các mảnh vỡ gây nguy hiểm cho người lao động.

- Hiện tượng sạt lở có khả năng xảy ra, đặc biệt khi có mưa bão lớn. Nước chảy có thể cuốn trôi đất đá từ trên cao xuống vùng thấp trũng hơn. Nếu xung quanh tuyến đường thi công có lưu vực nước mặt thì hiện tượng bồi lắng có thể xuất hiện ít nhiều.

Quá trình san lấp tạo mặt bằng thi công sẽ làm thay đổi mặt đệm tự nhiên của khu vực, làm biến đổi hệ thống thoát nước mặt đất, gây cản trở dòng chảy mặt, giảm khả năng thoát nước của dự án.

- Địa hình thi công của Dự án qua dạng sườn đồi với độ dốc khá lớn. Hoạt động thi công bao gồm: đào ta luy dương, đắp ta luy âm là các hoạt động có khả năng làm tăng thêm các nguy cơ gây sụt trượt tại các vị trí trên.

- Xói lở, sụt trượt do thi công đào taluy dương: Một số vị trí khúc cua trên tuyến sẽ tiến hành bạt mom (bạt taluy dương) để mở rộng bán kính cong đảm bảo tầm nhìn và an toàn cho hoạt động của phương tiện giao thông. Việc làm phơi lộ đất đá, làm thay đổi kết cấu địa hình, kết cấu nền móng..., sẽ làm mất cân bằng động tự nhiên giữa các lớp đất đá đã được thiết lập trong một quá trình lâu dài đặc biệt khu vực có địa hình có độ dốc lớn. Trong thời gian thi công, mưa lớn có thể xuất hiện gây hiện tượng trương nở đất cộng với xói mòn sẽ gây xói lở, trượt đất. Hệ lụy của hiện tượng xói lở, sụt trượt đất làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, gây tai nạn lao động, tai nạn giao thông; trượt lở trên quy mô lớn sẽ làm mất thảm thực vật xung quanh và vùng thấp do bị đất vùi lấp; đất đá trượt sẽ trôi xuống các thung lũng, xuống các dòng nước khe làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy, có thể thay đổi chất lượng thủy vực khu vực và ảnh hưởng đến sinh cảnh các loài thủy sinh có trong thủy vực và gây cản trở, tắc nghẽn, mất ATGT.

- Xói lở, sụt trượt do thi công đắp taluy âm: Trên tuyến sẽ có một số điểm, đoạn đắp taluy âm hoặc những chỗ chứa đất, đá được san gạt từ mái taluy dương cũng có thể sẽ gây hiện tượng xói mòn, trôi đất do đây là phần đất bở rời đã bị phá hoàn toàn tính liên kết. Hiện tượng đất trôi này có thể kéo theo hiện tượng trượt lở đất ở các vách đất gốc tại taluy âm đó và gây ra các vấn đề hệ lụy của nó như đã nêu trên (phần sạt lở taluy dương).

- Chấn động do nổ mìn cũng là nguyên nhân gây sạt lở. Khi mưa lớn hoặc nổ mìn, chấn động sẽ gây ra sạt lở, đá đổ từ bờ cao xuống mặt tầng hay sườn núi cũng rất nguy hiểm, cần đề phòng.

h. Sự cố đá văng khi nổ mìn thi công tuyến

Tác động do đá văng (bán kính đá văng): Đá văng trong nổ mìn có thể gây nguy hiểm cho người và các công trình lân cận (bảng sau). Như vậy, với đường cản ở vị trí xa nhất w = 30m và chỉ số tác động của mìn trung bình n = 2, có thể xác định được bán kính đá văng tối đa đến 2.000m đối với người và 1.000m đối với công trình. Do các khu dân cư đều nằm xa phạm vi đá văng không gây tác động đến dân cư khi thi công nổ mìn. Đối với công nhân làm việc tại dự án trong thời gian nổ mìn được bố trí khoảng cách an toàn do đó cũng không bị ảnh hưởng.

Bảng 3.43. Bán kính vùng nguy hiểm do mảnh đất đá văng xa

Đối với đá bay sinh ra khi nổ mìn: Khi nổ mìn, sức công phá của thuốc nổ làm đất đá vỡ vụn văng xa, các mảnh vỡ của đất đá có thể làm tổn thương đến các loài cây, con ở gần khu nổ, làm cây gãy đổ, các loài động vật bị sát thương và bị chết. Những nhóm loài dễ bị sát thương nhất là những loài thủy sinh trong khu vực thi công, ngoài ra còn tác động tới các loài lưỡng cư, bò sát, thân mềm, động vật chân khớp ở trên cạn.

Ngoài ra còn có các tác động khác đến HST trong quá trình thi công như: di chuyển máy móc thiết bị, sinh hoạt của công nhân tại công trường, các hoạt động xây dựng (đào đắp, đổ thải, dựng lán trại, trộn bê tông, rửa nguyên nhiên liệu...) đều có những ảnh hưởng nhất định đến HST, tuy nhiên không chủ đạo như các tác động nêu trên.

Mức độ tác động rất lớn, tuy nhiên tuyến Dự án không nằm trong phạm vi vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) nơi có đa dạng sinh học cao. Khu vực triển khai dự án không ghi nhận được sự xuất hiện của các loài động thực vật quý hiếm, có mức độ đa dạng sinh học thấp (thông qua chỉ số đa dạng sinh học, thành phần loài và taxon).

- Thời gian tác động: Trong thời gian thi công.

- Phạm vi tác động: dọc tuyến thi công;

- Mức độ tác động: ĐÁNG KỂ, được yêu cầu giảm thiểu.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 195 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)