3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn dự án đi vào vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.2. Tác động do nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải đi lại thường xuyên. Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77dBA, xe tải – xe khách: 84-95dBA, xe mô tô: 74dBA,…Mức ồn của các loại xe cơ giới được nêu trong bảng 3.49.
Bảng 3.49. Mức ồn của các loại xe cơ giới
TT Loại xe Cường độ
(dBA)
QCVN 26:2010/BTNMT (dBA) Khu vực thông thường
Từ 6h-21h 21h-6h
1 Xe hành khách nhỏ 79
70 55
2 Xe hành khách mini 84
3 Xe thể thao 91
TT Loại xe Cường độ (dBA)
QCVN 26:2010/BTNMT (dBA) Khu vực thông thường
Từ 6h-21h 21h-6h
4 Xe mô tô 4 thì 94
5 Xe mô tô 2 thì 80
(Nguồn: Tr399 – Môi trường không khí, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng)
Từ số liệu dự báo dòng xe, lưu lượng xe vào giờ cao điểm được tính bằng 10%
lưu lượng xe ngày đêm, vận tốc thiết kế (chương 1, với vận tốc trong giờ cao điểm tính bằng 60% vận tốc thiết kế) và bảng mức ồn tương đương của dòng xe với điều kiện chuẩn (bảng 3.49) dự báo được mức ồn nguồn của dòng xe vào năm 2030 (bảng 3.50).
Bảng 3.50. Mức ồn tương đương trung bình ở với điều kiện chuẩn (LA7TC) Lưu lượng dòng xe
(xe/h) 40 50 60 80 100 150 200 300 400 500
Mức ồn LA7 TC (dB) 68 68,5 69 69,5 70 71 72 73 73,5 74 Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003, Môi trường không khí. NXB KHKT
Bảng 3.51. Dự báo mức ồn nguồn từ dòng xe vào giờ cao điểm Năm 2030 Mức ồn nguồn Dự báo LA7 (dB)
68,5
Mức ồn suy giảm theo khoảng cách được tính theo công thức:
L= 10 lg ( ) ( )
1 1
2 dB
r r a
(áp dụng với nguồn đường).
Trong đó:
- L: mức suy giảm ồn ở khoảng cách r2 so với nguồn ồn;
- r1: khoảng cách của mức âm đặc trưng cho nguồn ồn (r1 = 8m);
- a: hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình (a = 0,1 – mặt đất trồng cỏ, không có vật cản)
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng 2003. Môi trường không khí. NXB KHKT 2003.
Kết quả trình bày trong bảng 3.52.
Bảng 3.52. Kết quả dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách (dBA)
Năm Đoạn Khoảng cách (*)
5m 10m 25m 50m 70m
2030 Tuyến Dự án 67,1 65,5 60,7 55,1 50,3
(*) Khoảng cách từ mép đường.
(*) Khoảng cách đến hành lang anh toàn giao thông
So sánh kết quả dự báo mức ồn đến các đối tượng với QCVN 26:2010/BTNMT thấy rằng mức ồn đến các đối tượng là động vật sống xung quanh tuyến đường trong KBT vào buổi ngày hầu như không bị ảnh hưởng, vào ban đêm mức ồn sẽ ảnh hưởng đến các loài động vật sinh sống trong vùng bán kính 500m với tuyến đường.
Thực tế, lưu lượng xe tham gia giao thông vào ban đêm trên tuyến đường hầu như không có, nếu có chỉ là 1 số phương tiện tuần tra của lực lượng kiểm lâm làm
nhiệm vụ, do đó tiếng ồn phát sinh vào ban đêm ảnh hưởng đến các loài động vật sống lân cận (bán kính <500m) là không đáng kế.
Phạm vi ảnh hưởng: các loài động vật trong vùng bán kính 500m trên đoạn thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Mức độ tác động: NHỎ
b. Tác động đến hệ sinh thái động thực vật đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên
b1. Ô nhiễm bởi khí thải giao thông
Dự án sau khi hoàn thành, với lưu lượng và vận tốc thiết kế từ 40-60km, đoạn qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên, sẽ làm gia tăng các ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đặc biệt là các loài động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Ô nhiễm khí thải giao thông trên đoạn tuyến như CO2, CO, HC…, khí CO2 nhanh chóng được cây rừng hai bên tuyến đường sử dụng cho quang hợp, khí CO được chuyển thành CO2 nhờ hệ sinh thái rừng ở đây cung cấp nhiều O2 tự do tham gia vào quá trình quang hợp. Tuy nhiên, nhiên liệu đốt cháy không hết có thể phát tán, phủ lên lá cây và làm hại cho cây rừng.
Theo Kết quả dự báo ô nhiễm khí thải giao thông từ hoạt động của đoàn xe trên tuyến vào năm 2025 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm (bụi, HC, SO2, NO2 và CO) đều nằm trong GHCP của QCVN 05-2023/BTNMT.
Theo kết quả khảo sát, khu vực xung quanh tuyến đường hiện hữu (phạm vi 500m), chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ, rải rác có một số cây cổ thụ, đường kình từ 30- 100cm; Tuyến đường đã được xây dựng từ trước, nên các loài động vật, đặc biệt là các loài thú có thể đã di chuyển sâu vào bên trong để tìm kiếm thức ăn. Tác động từ ô nhiễm khí thải giao thông trên đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên được đánh giá ở tác động không đáng kế.
b2. Tác động do ồn và rung động
Động vật phản ứng đối với tiếng ồn bởi sự thay đổi thói quen hoạt động và làm gia tăng nhịp tim cũng như sản sinh ra nhiều hóc môn stress. Đôi khi, động vật tập làm quen với việc gia tăng tiếng ồn và hình như tự phục hồi lại các hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, chim và các loài động vật khác thông tin với nhau bằng tín hiệu âm thanh có thể gặp nhiều khó khăn khi sống gần đường giao thông. Tiếng ồn đường giao thông có thể phá vỡ thiết lập lãnh thổ và khu vực cư trú. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Andrew Barrass chỉ ra rằng loài cóc và nhái có biểu hiện tái sinh sản một cách bất bình thường trong việc đáp ứng với tiếng ồn xung quanh đường giao thông.
Khi tuyến đường được cải tạo và nâng cấp sẽ làm gia tăng lưu lượng lượng xe trên tuyến, gia tăng lượng khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại đây. Gia tăng tiếng ồn và rung động trong khu vực nghĩa là đã làm mất đi sự cân bằng sinh thái, giảm không gian sống của các loài sinh vật, dẫn đến sự suy giảm về số lượng cá thể trong loài.
Theo tính toán tại bảng 3.23, vào năm 2025 mức ồn tương đương do dòng xe trên tuyến với khoảng cách 50m nằm trong GHCP theo QCVN 26:2010/BTNMT, như vậy
nếu dự án sau khi được cải tao, nâng cấp, lưu lượng xe tăng lên thì mức ồn vẫn ở GHCP đối với khu vực cần sự đặc biệt yên tĩnh, chưa có tác động đáng kể nào với động vật sống quanh khu vực, đặc biệt là các loài thú. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa các tác động từ ồn đến các loài động vật trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Dự án sẽ đặt biến cảnh báo, biển báo nghiêm cấm sử dụng còi hơi,...
Mức độ tác động: TRUNG BÌNH
b3. Tử vong do các phương tiện giao thông
Cũng như các vấn đề nêu trên, động vật chết do tai nạn giao thông là một tác động đáng kể liên quan đến số lượng động vật hoang dã. Tổ chức xã hội Mỹ và Trung tâm nghiên cứu động vật hoang dã đã đưa ra con số khoảng 1 triệu động vật bị giết chết mỗi ngày trên các con đường giao thông của nước Mỹ. Khi con đường I-75 hoàn thành đi xuyên qua khu vực tránh rét chủ yếu của loài hươu ở phía Bắc Michigan thì tỷ lệ tử vong của loài hươu tăng lên 500%. Ở Pennsylvania, 26.180 con hươu và 90 con gấu đã bị chết bởi các phương tiện giao thông vào năm 1985. Những con số thống kê này không kể đến những con vật bị chết sau khi trườn ra khỏi khu vực đường giao thông [8].
Các phương tiện giao thông trên tuyến đem lại nhiều mối đe doạ cho các loài động vật hoang dã. Khi dự án được nâng cấp, mở rộng hơn về quy mô thì lưu lượng xe trên tuyến sẽ gia tăng. Tỷ lệ tử vong do phương tiện giao thông tăng khi mật độ giao thông tăng. Một nghiên cứu ở Texa lại cho rằng tỷ lệ tử vong là lớn nhất tại các cung đường có mật độ giao thông vừa phải vì có lẽ các cung đường có mật độ giao thông lớn thường có tầm nhìn rộng cho phép quan sát của cả động vật và người lái xe [7].
Rắn là loài động vật dễ bị tổn thương bởi các phương tiện giao thông vì độ ẩm của đường thường thu hút chúng bò lên mặt đường. Các nhà nghiên cứu bò sát cho rằng số lượng rắn tử vong do giao thông ở Paynes Prairie State Preserve gần Gainesville, Florida giảm hơn ở nơi có 2 đường cao tốc với 4 làn xe chạy qua.
Với các tác động trên, Dự án sẽ bố trí các cầu cạn để các loài động vật có thể di chuyển qua dễ dàng và không gây trở ngại cho hoạt động di chuyển của các loài độn vật, đặc biệt là các loài thú.
Mức độ tác động: TRUNG BÌNH
b4. Sự ác cảm và những thay đổi thói quen
Không phải tất cả các loài động vật đều bị thu hút bởi đường giao thông. Một vài loài nhận thấy sự sợ hãi do đường giao thông mang lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loài động vật,…đều có xu hướng tránh xa đường giao thông. Khi những con vật này bị tác động bởi các phương tiện giao thông, chúng sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để trốn chạy. Một vài loài chim được xem là trốn chạy xa khu vực đường giao thông hay các bìa rừng liên quan đến đường giao thông. Ở Netherlands, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có một vài loài chim đã di cư đến khoảng cách 2.000m để tránh xa khu vực đường giao thông. [9]
Các loài động vật hoang dã có thể trở nên quen thuộc với đường giao thông. Ví dụ như khoảng 30 năm trước đây, các loài gấu Great Smokies ở Yellowstone và một
vài công viên khác thường sống cạnh lề đường và các khu vực du lịch để ăn các đồ thải bỏ của khách du lịch. Khi vườn quốc gia này ngăn cấm việc thải bỏ thức ăn thừa và ngăn chia khu vực sinh sống của chúng thì sự thu hút này giảm xuống. Mặc dù các loài động vật có thể thích nghi đối với đường giao thông nhưng một số loài lại có thể trở nên hung hăng đối với loài người. Mâu thuẫn tăng lên hầu hết là do khi con người tiếp cận gần với động vật để cho chúng ăn hay chụp ảnh lưu niệm [10].
c. Gia tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực
Khi Dự án hoàn thành sẽ làm gia tăng lưu lượng lượng xe trên tuyến, gia tăng lượng khách du lịch tham quan tại đây và sẽ làm gia tăng các xâm nhập vào khu rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nhất là các hộ dân thường dựa vào khai thác các sản phẩm rừng. Loại tác động gián tiếp này được đánh giá là quan trọng.
Một số tác động gián tiếp đến đa dạng sinh học có thể xảy ra như sau:
- Suy giảm quần thể các loài động vật do việc khai thác quá mức nhằm cung cấp cho nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình trong khu vực hoặc bán cho các nhà hàng đặc sản rừng.
- Hoạt động khai thác rừng tự nhiên gia tăng và dẫn đến việc có thể xua đuổi chim, thú ra khỏi vùng. Có thể gia tăng việc săn bắt các loài chim, động vật, chặt cây lấy củi, đốt nương làm rẫy.
- Lưu lượng xe tăng nhanh gây nên nồng độ khí thải, bụi, tiếng ồn và chất thải dầu mỡ làm ô nhiễm môi trường (nhất là môi trường nước các các khe suối) gây ảnh hưởng tới môi trường sống thuỷ sinh vật.
- Đối với thực vật, quá trình ô nhiễm bụi sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, quá trình thụ phấn và kèm theo làm suy giảm năng suất cây trồng. Một số khí thải có tác động rất nhạy cảm đối với quá trình ra hoa và thụ phấn của thực vật như SO2, NO2... có thể làm rụng hoa, lá, gây tác động mạnh mẽ tới năng suất cây trồng. Sự tăng cao độ đục của nước là nguyên nhân dẫn tới ngăn cản sự phát triển của loài thực vật thuỷ sinh.
Mức độ tác động: ĐÁNG KỂ
d. Tác động do xuất hiện tuyến đường mới đ1. Chia cắt cộng đồng
Xuất hiện tuyến đường mới với vận tốc thiết kế Vtk = 40-60 km/h cắt qua các vùng đất lâm nghiệp, núi đá. Trong giai đoạn thiết kế, hướng tuyến của Dự án đã được lựa chọn theo phương án nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến quy hoạch đã được duyệt.
Dự án có một số đoạn nâng cấp, mở rộng đường hiện trạng, chiều dài khoảng 19,66 km gồm: (1) đoạn từ Km0+00-Km7+700 (cục bộ nắn chỉnh đảm bảo yếu tố hình học cấp đường) dài 7,7 km; (2) đoạn từ Km44+940 – Km56+900, dài 11,96 km: nắn chỉnh đảm bảo yếu tố hình học cấp đường và kết hợp lựa chọn vị trí cầu vượt sông, đường hiện trạng (đường tỉnh ĐT.656) nên về cơ bản các hộ dân sống tại các đoạn nâng cấp, mở rộng đã hình thành nên thực tế không gây chia cắt cộng đồng tại các đoạn tuyến cải tạo.
Đối với đoạn xây dựng mới: từ Km7+700-Km44+940 dài khoảng 37,24 km, tuyến đi vào vùng núi cao, không có dân cư sinh sống nên không gây chia cắt cộng đồng.
đ2. Chia cắt sinh cảnh
Đối với các đoạn đường mới, tuyến chủ yếu đi qua đồi núi và qua phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Hoàng Liên (từ Km20+500-Km33+430) nên sẽ gây chia cắt sinh cảnh tại đây.
- Tác động đến tính liên tục của sinh cảnh: hoạt động của dòng xe trên tuyến trong giai đoạn vận hành sẽ làm ngăn cản sự di chuyển của các loài động vật hoang dã tại khu vực. Các hoạt động trên cũng gây ra những tác động vùng biên làm thay đổi sự phân bố và giao lưu giữa các quần thể động vật giữa các sinh cảnh dọc hai bên tuyến đường.
- Việc chiếm dụng đất để phục vụ Dự án có các đoạn tuyến đi qua đã gây chia cắt độ che phủ của rừng thành 2 khu vực ở 2 bên tuyến đường. Việc chia cắt độ phủ của rừng cũng làm gián đoạn môi trường sống của các sinh vật, môi trường sống của các động vật bị thu hẹp lại, làm giảm nguồn thức ăn của các động vật khác trong chuỗi thức ăn và giảm sự giao lưu, sinh sản của loài. Gây mất nơi ở của một số loài chim do cây bị chặt hạ, giảm diện tích cư trú.
Dự án có dạng tuyến nên tỷ lệ diện tích chiếm dụng/chiều dài là không lớn; do vậy diện tích rừng tại từng tiểu khu sẽ bị ảnh hưởng không lớn, vẫn đảm bảo được chức năng của các tiểu khu.
Mức độ tác động: ĐÁNG KỂ đ2. Phân mảnh đất lâm nghiệp
Do tuyến đường cắt qua các mảnh đất sản xuất (chủ yếu trồng sầu riêng, bưởi) có thể gây phân mảnh đất sản xuất của các hộ dân. Tuy nhiên, đây là dự án có tuyến chủ yếu đi men theo sườn đồi núi nên dự án chiếm dụng hầu như hoàn toàn về một phía các mảnh đất sản xuất và Dự án đã đền bù cho các hộ dân có rừng trồng hoặc dự án sẽ trồng rừng thay thế, các ảnh hưởng này sẽ tác động chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, tác động gây phân mảnh đất lâm nghiệp là không đáng kể.
- Thời gian tác động: lâu dài.
đ3. Ngập úng cục bộ
Đoạn tuyến đi qua vùng đồi núi hiểm trở, quanh co, phức tạp, có một số khe suối nhỏ cắt ngang tuyến. Trên toàn đoạn tuyến mỗi khi có mưa lớn xảy ra thì mức nước tăng rất nhanh do địa hình có độ dốc lớn, thời gian tập trung nước nhỏ nhưng đoạn này chạy ven suối có độ dốc sườn ngang lớn nên nước được thoát cũng rất nhanh không gây ngập lụt cho tuyến. Toàn tuyến hoàn toàn đi trên địa hình cao không bị ngập lụt, hệ thống cống thoát nước ngang chỉ mang tính chất thoát nước địa hình khi có mưa lớn tránh nước tràn qua mặt đường gây xói lở cho mặt đường và phía ta luy hạ lưu.
Do đặc điểm địa hình đồi núi chia cắt, hầu hết các suối ở đây đều có độ dốc trung bình đến lớn. Đặc điểm thủy văn khu vực tuyến đi qua chủ yếu mang đặc trưng thủy văn miền núi thuần túy.
Mực nước dọc tuyến chỉ phụ thuộc vào lũ bản thân.
Các tác động (nếu có) là không đáng kể do Dự án đã bố trí các cống thoát nước (cống tròn, cống ngang) để tăng cường khả năng thoát nước của tuyến đường. Vì vậy tác động do ngập úng cục bộ là không xảy ra.
- Mức độ tác động: NHỎ.
e. Tác động đến an toàn giao thông
Tuyến đường sau khi được hoàn thành, đảm bảo yêu cầu đường cấp IV miền núi, đồng bộ với các đoạn tuyến đã đầu tư, nâng cấp, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông để tăng cường khả năng ứng cứu, cứu hộ trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đi lại thuận lợi cho du khách tham quan, du lịch. Bên cạnh đó, thì hoạt động du lịch ở khu vực sẽ gia tăng và là một trong những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động đến Khu bảo tồn như:
quấy rối cuộc sống của các loài động vật rừng, đặc biệt là các loài thú quý hiếm khác;
xả rác gây ô nhiễm môi trường, tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ,…
Hiện nay du khách lên rừng đặc dụng VQG Hoàng Liên tự do do không có cơ chế kiểm soát, không thu vé tham quan. Do đó, cơ quan quản lý không thể kiểm soát được những đối tượng có ý đồ xâm phạm đến rừng. …