Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 254 - 262)

Chương trình quản lý môi trường của Dự án được tóm lược trong bảng 5.1.

Bảng 5.1. Tổng hợp chương trình quản lý môi trường Các giai

đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

Giai đoạn xây dựng

Chiếm dụng vĩnh viễn đất rừng và đất nông nghiệp

- Làm giảm vai trò của các loại rừng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

- Ảnh hưởng đến công tác thích ứng và giảm nhẹ của biến đổi khí hậu.

- Hạn chế nơi cư trú của các loài động vật.

- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình sinh sống trong khu vực.

- Tổn thất thu nhập.

- Đền bù: Toàn bộ diện tích đất bị chiếm dụng vĩnh viễn cũng như cây cối trên đất sẽ được đền bù theo giá vào thời điểm kiểm đếm chi tiết.

- Trồng rừng thay thế.

- Nộp tiền trồng rừng thay thế.

Thực hiện:

Quý I/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2024.

Chặt hạ các loại

cây các loại - Suy giảm tính đa dạng sinh học.

- Thiệt hại kinh tế đối với các hộ gia đình có cây bị chặt hạ.

- Thông báo tới chủ sở hữu.

- Đền bù, hỗ trợ.

Thực hiện:

Quý I/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2024.

San ủi mặt bằng, chuẩn bị công trường thi công

Tác động đến cảnh quan, sinh hoạt cộng đồng, môi trường đất và chế độ dòng chảy do CTR phát sinh:

- Ô nhiễm cảnh quan do phát tán các loại phế thải.

- Ô nhiễm vùng đất canh tác.

Cản trở dòng chảy tại các suối do lắng động phế thải phát sinh.

Xử lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động GPMB:

- Phân loại và tận thu các chất thải có thể tái sử dụng (sắt, thép, gỗ).

- Vận chuyển các loại chất thải như bê tông, gạch vỡ đến các vị trí cần san lấp mặt bằng.

- Nghiêm cấm việc đổ bỏ các loại cây bị chặt hạ xuống các suối.

Thực hiện:

Quý II/2024.

Hoàn thành:

Quý III/2024

- Đào đắp và các - Ô nhiễm không khí bởi bụi xung quanh vị trí thi - Sử dụng những phương tiện, máy móc được đăng Thực hiện:

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

hoạt động liên quan;

-Vận chuyển đất đá loại;

- Hoạt động trạm trộn BTXM;

công đào đắp phần đường, dọc tuyến vận chuyển và xung quanh trạm trộn.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng tại các khu dân cư dọc tuyến vận chuyển bằng đường bộ.

kiểm;

- Che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải,...; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định;

- Phun nước giảm bụi,thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận;

- Lắp đặt hệ thống rửa phương tiện tại công trường đảm bảo tất cả các xeđược rửa sạch bùn đất trước khi ra khỏi công trường.

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Hoạt động vận chuyển vật liệu.

Ô nhiễm bụi không chỉ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông trên tuyến hiện hữu và các tuyến đường địa phương mà còn ảnh hưởng đến dân cư sống ven các đường vận chuyển (Nồng độ bụi chỉ đạt GHCP khoảng 30m, xuôi theo chiều gió).

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Hoạt động nổ mìn thi công hầm

Bụi, khí thải phát sinh do nổ mìn phá đá ảnh hưởng đên môi trường tự nhiên và xã hội.

- Giảm thiểu tác động của bụi từ quá trình khoan lỗ mìn:

+ Trong công tác khoan tạo lỗ mìn, Chủ dự án yêu cầu các nhà thầu sử dụng máy khoan có hệ thống hút bụi, nhằm giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình khoan đá.

+ Những ngày nắng nóng sẽ tăng cường tưới ẩm dập bụi tại các vị trí như mặt bằng phá đá, bãi xúc bốc.

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang chống bụi, găng tay... cho công nhân làm việc tại công trường.

+ Tưới ẩm tại những vị trí phát sinh bụi trong quá trình khoan.

i. - Đối với công tác nổ mìn:

+ Cắm biển báo giờ nổ mìn và cảnh giới nguy hiểm ở các vị trí ranh giới hành lang an toàn đối với khu vực công trường.

+ Xây dựng nội quy an toàn nổ mìn, yêu cầu đơn vị nổ mìn (hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng theo quy định) quản lý vật liệu nổ và tổ chức thực hiện nghiêm

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

chỉnh theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2019/BCT.

+ Bố trí lỗ khoan và lượng thuốc nổ theo đúng thiết kế đã được duyệt.

+ Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, đấu ghép mạng nổ mìn vi sai qua lỗ, thuốc nổ ANFO ở dạng hạt hoặc dạng bột nhằm giảm thiểu việc phát sinh bụi khi nổ mìn.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn nổ mìn, thực hiện lịch nổ mìn theo đúng quy định quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

+ Sử dụng tín hiệu báo nổ mìn bằng còi hụ và thông báo trước cho UBND các xã/thị trấn, nhân dân địa phương về tín hiệu nổ mìn và thời gian nổ mìn.

+ Vị trí thực hiện: Tại các vị trí lỗ khoan, nổ mìn.

+Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian thi công tại các đoạn phá đá nổ mìn.

Hoạt động thi công phát sinh ồn

- Vào ban ngày, các khu dân cư, trường học sẽ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ồn vượt GHCP khi sử dụng máy móc có mức ồn nguồn thấp, vượt GHCP khi sử dụng máy có mức âm nguồn cao.

- Vào ban đêm mức ồn tác động đến các đối tượng này vượt GHCP.

Không sử dụng nhiều thiết bị phát sinh tiếng ồn lớn; sử dụng các thiết bị thi công đạt đăng kiểm trong quá trình thi công; các thiết bị thi côngđược lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Hoạt động của công

trường thi công - Nguy cơ tràn đổ đất, bồi lắng, xói lở và ngập úng.

- Tổ chức thi công hợp lý.

- Thi công dứt điểm và đầm nén chặt: Vào thời kỳ có mưa kéo dài, từ tháng 5 - 9, sẽ thực hiện thi công dứt điểm từng đoạn nền và đầm chặt tránh xói do mưa, đồng thời kiểm tra đoạn nền đắp trước mỗi cơn mưa, nếu thấy có khả năng xói sẽ tiếp tục gia cố thêm.

- Thu gom và vận chuyển ngay đất đá loại về vị trí san lấp.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

Thi công cầu vượt qua sông, suối, sử dụng bentonite trong quá trình thi công cọc khoan nhồi

Nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do bentonite và bentonite tràn đổ tại các công trường có sử dụng công nghệ thi công cọc khoan nhồi.

- Làm hố lắng để thu gom bentonite. Toàn bộ đất lẫn bentonite và dung dịch bentonite tràn đổ vào bãi chứa tạm có bờ ngăn khi thi công cọc khoan nhồi tại các cầu lớn. Đối với dung dịch Bentonite sau khi để khô được xử lý như sau:

- Bố trí các bãi chứa đất tạm hoặc đất đá loại chờ vận chuyển xa các nguồn nước ít nhất 20m;

- Không thải xuống dòng chảy sông, suối đất lẫn bentonite và dung dịch bentonite tràn đổ đối với các khu vực thi công cầu;

- Tái sử dụng dung dịchbentonite.

- Đặt tấm chắn bùn tạm thời tại các khu vực thi công qua các sông, suối.

- Đền bù thiệt hại do gián đoạn sản xuất (nếu có).

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Xịt rửa xe, vệ sinh máy móc, thiết bị

- Nước thải từ hoạt động của xịt rửa lốp xe, máy móc tại công trường.

- Nước vệ sinh thiết bị, vệ sinh mặt bằng công trường.

- Bố trí cầu rửa xe và cống để thu gom toàn bộ nước thải từ hoạt động trộn bê tông, rửa bánh xe tại công trường thi công vào 01 bể lắng. Nước rửa sau khi lắng cát đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B được sử dụng làm ẩm vật liệu đất thải khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công; váng dầu được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với CTNH khác của Dự án theo quy định; đất, cát, cặn tại bể lắng được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến vị trí đổ thải phế thải xây dựng.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027

Sinh hoạt của công nhân trên công trường

- Nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn thi công dự án

- Biện pháp: ưu tiên thuê công nhân tại địa phương để hạn chế phát sinh nước thải sinh hoạt; lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động tại mỗi công trường thi công; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý khi đầy

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

bể, không xả thải ra môi trường.

- Quy trình: nước thải sinh hoạt → nhà vệ sinh lưu động

→ đơn vị chức năng hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể.

Nước mưa chảy

tràn - Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công dự án

- Không thi công vào mùa mưa lũ đảm bảo không gây ngập úng cục bộ; không gây ngập lụt; đảm bảo lưu thông dòng chảy; thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn vào hố lắng và rãnh thoát nước xung quanh khu vực thi công để lắng đọng bùn, đất trước khi nước.

- Hố lắng kích thước 1mx1mx1m, khoảng cách 100m/hố.

- Quy trình: nước mưa chảy tràn → rãnh thoát nước → hố lắng → môi trường..

Thực hiện:

Quý III/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2025

Hoạt động thi công cầu trên sông, suối và cống thủy lợi trên tuyến

- Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến hiện hữu:

- Nguy cơ ùn tắc giao thông.

- Các hoạt động đào đắp có thể gây tràn đổ đất, bùn vượt khỏi phạm vi công trường khi gặp trời mưa sẽ gây trơn trượt làm mất an toàn giao thông.

- Ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, sinh hoạt của người dân hai bên đường.

- Tuân thủ các quy định chung (không tập kết phương tiện máy móc thi công trên đường hiện hữu; Bố trí bãi chứa tạm trong phạm vi GPMB...);

- Đặt biến báo, cọc tiêu và đèn báo nhằm cảnh giới, giới hạn phạm vi thi công;

- Hướng dẫn giao thông.

- Điều tiết, cảnh báo giao thông từ xa;

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Vận chuyển vật liệu và bùn, đất đá loại

- Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

- Nguy cơ gây hư hại tiện ích cộng đồng do hoạt động vận chuyển vật liệu, đất đá loại:

+ Hư hại, xuống cấp đường trong thời gian thi công;

+ Hư hại hoàn toàn nếu sau thi công không được hoàn nguyên.

+ Hư hại đường, gián tiếp gây thiệt hại cho người dân địa phương sử dụng đường hàng ngày.

- Đối với các đường tỉnh lộ và Quốc lộ:

+ Hạn chế vận chuyển trong giờ cao điểm từ 6  8h và 16  18h;

+ Không vận chuyển quá tốc độ;

+ Vệ sinh, làm sạch: Đất đá loại rơi vãi sẽ được hót ngay và làm sạch đường, bảo đảm không trơn trượt khi trời mưa.

+ Khi sử dụng đường liên thôn liên xã để vận chuyển:

+ Thỏa thuận với địa phương;

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

+ Tổ chức vận chuyển hợp lý;

+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh và hoàn nguyên.

Hoạt động thi công đào đắp thi công tuyến, các công trình trên tuyến và các công trình phụ trợ.

- Phát sinh chất thải rắn xây dựng, gồm: Đất, phế thải loại bỏ do hoạt động đào, đắp . Thành phần chủ yếu gồm: đất thải, đất lẫn bentonite;

- Vỏ bao xi măng, các mẫu sắt, thép, gỗ,... .

- Thu gom toàn bộ khối lượng đất cát, chất thải thực bì, cây cỏ phát sinh từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định với tần suất thường xuyên; đất, đất lẫn bentonite phát sinh từ hoạt động thi công các hạng mục công trình của Dự án, các loại chất thải này được vận chuyểnđổ thải tại bãi thảitheo thỏa thuận.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Hoạt động của lán trại công nhân

Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các công trường thi công. Thành phần chủ yếu gồm: bao bì giấy, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa.

- Bố trí 03 thùng rác có nắp đậy tại mỗi công trường thi công, đảm bảo thu gom toàn bộ CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên phục vụ Dự án và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý với tần suất 01 ngày/lần.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Hoạt động tập trung công nhân

- Nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm;

- Phát sinh các mâu thuẫn, an ninh xã hội.

Quản lý công nhân:

+ Cung cấp các điều kiện ở như lán trại, nước, điện, chăm sóc sức khỏe cho công nhân; đăng ký tạm trú, giáo dục công nhân tôn trọng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng địa phương…

+ Phối hợp với địa phương tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm; phòng chống tệ nạn xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Hoạt động đổ đất đá loại

Đất đá loại tràn đổ có thể gây ra tình trạng vùi lấp và gây ra bụi ảnh hưởng đến dân cư và hệ sinh thái trên cạn.

- Đất đá loại đổ tại các bãi sẽ được đầm chặt, việc này vừa hạn chế khả năng xói và tràn đổ ra các khu vực xung quanh đồng thời tạo điều kiện cho địa phương có mặt bằng bố trí các công trình công cộng.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

- Sử dụng rào chắn ngăn bùn lắng để ngăn ngừa tràn đất ra khu vực xung quanh. Rào chắn có thể được làm bằng cọc tre phên nứa hoặc bạt hay các loại vật liệu khác tùy thuộc vào từng khu vực.

Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại khu vực thi công;

- Nguy cơ xâm hại đến Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

- Không lắp đặt công trường thi công trong khu vực Dự án, chỉ lắp đặt lán trại tạm tại vị trí ngoài ranh giới Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

-Tuân thủ các quy hoạch, phương án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý toàn bộ chất thải, nước thải phát sinh bởi Dự án.

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự đối với đội ngũ cán bộ và công nhân viên tham gia thi công, vận hành Dự án;

giám sát chặt chẽ lực lượng thi công xây dựng, đảm bảo chỉ dọn dẹp cỏ dại tại vị trí thi công, không chặt cây rừng, không làm ảnh hưởng tới cây rừng; sẽ yêu cầu cán bộ công nhân tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm giữ gìn cảnh quan, môi trường hệ sinh thái và phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chặt phá cây rừng, săn bắt động vật hoang dã, xâm hại cảnh quan, hệ sinh thái trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ hệ sinh thái và các loài động, thực vật và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Thực hiện:

Quý IV/2024.

Hoàn thành:

Quý IV/2027.

Các giai đoạn của Dự án

Hoạt động

của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn

thành

(1) (2) (3) (4) (5)

Giai đoạn vận hành

Tác động đến môi trường không khí

- Hoạt động của động cơ xe (bụi; các khí thải CO, NO2, SO2, HC);

- Vận hành dòng xe (bụi cuốn từ đường).

- Định kỳ bảo dưỡng mặt đường trong giai đoạn vận hành nằm hạn chế tối đa lớp BTXM bị lão hoá.

- Kiểm tra giám sát chất lượng môi trường nếu thấy có dấu hiệu ô nhiễm.

- Giảm tốc độ khi đi qua các khu vực nhạy cảm (KDC tập trung, trường học, phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên).

- Bố trí tường chống ồn tại các vị trí giao cắt với KDC. Thực hiện:

Quý I/2028.

Tác động do ồn, rung

CTR thông thường

Ảnh hướng đến môi trường và giao thông khu vực

Toàn bộ CTR phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng sẽ được thu gom tại vị trí thích hợp, không cản trở giao thông và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý trong ngày theo đúng quy định.

CTNH

Thu gom tại vị trí thích hợp, không cản trở giao thông và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý trong ngày theo đúng quy định.

Nước thải sinh hoạt Không phát sinh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 254 - 262)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)