3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.1.2.2. Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí do bụi, khí thải
a. Giảm thiểu ô nhiễm do bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển - Mô tả biện pháp giảm thiểu:
+ Bố trí thời gian và tuyến đường vận chuyển của các phương tiện hợp lý để giảm thiểu tác động của khí thải.
+ Sử dụng những phương tiện, máy móc được đăng kiểm.
+ Che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải,....
+ Phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định.
+ Rửa lốp bánh của xe ô tô khi ra khỏi công trường: bố trí cầu rứa lốp xe bám bùn đất trước khi rời khỏi công trường vào các tuyến đường.
+ Không vận chuyển quá tốc độ.
+ Thường xuyên quét dọn bùn đất; phun nước tưới ẩm vào những ngày không
mưa, tần suất tối thiểu 4 lần/ngày tại các tuyến đường vận chuyển gần khu vực Dự án qua KDC.
- Thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận.
+ Thỏa thuận với địa phương: trước khi khởi công, Chủ dự án sẽ làm việc với địa phương để đạt được sự đồng ý bằng văn bản với Đơn vị liên quan về việc sử dụng các tuyến đường đúng với các mục đích vận chuyển.
+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh và hoàn nguyên: đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng đường, bảo đảm người dân đi lại bình thường, an toàn và hoàn trả các tuyến đường như trạng thái ban đầu trước khi bàn giao cho địa phương.
- Vị trí và thời gian thực hiện:
+ Vị trí: các tuyến đường vận chuyển.
+ Thời gian: thực hiện trong suốt quá trình vận chuyển.
b. Kiểm soát phát tán bụi trong hoạt động đào đắp và lưu giữ vật liệu - Mô tả biện pháp giảm thiểu:
Kiểm soát phát thải của các phương tiện tham gia thi công:
+ Sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải;
+ Quy định khu vực di chuyển của các loại xe;
+ Thi công từng đoạn theo hình thức cuốn chiếu; không thi công dàn trải.
+ Vật liệu sau khi tập kết được đầm nén ngay;
+ Làm ẩm khu vực có khả năng phát tán bụi: phun nước làm ẩm để tránh phát tán bụi. Nước làm ẩm được lấy từ các nguồn nước mặt gần khu vực thi công.
+ Bố trí tấm ngăn bằng tôn/bạt cao 2,5-3,0m tại vị trí thi công gần khu dân cư, trường học.
+ Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động (găng tay, nón bảo hộ, kính bảo vệ mắt, khẩu trang…) cho công nhân làm việc tại công trường và tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập phương án tổ chức thi công; đồng thời tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
Giải pháp kĩ thuật:
+ Phun nước tưới ẩm vào những ngày không mưa, tần suất 4 lần/ngày.
+ Ngăn ngừa phát tán bụi tại các bãi chứa tạm: các bãi chứa đất tạm thời có thể tích lớn hơn 20m3 sẽ được quây quanh để tránh phát tán bụi.
+ Trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên làm việc tại công trường.
- Vị trí và thời gian thực hiện:
+ Vị trí thực hiện: khu vực thực hiện dự án.
+ Thời gian thực hiện: trong thời gian thi công đào đắp và lưu giữ vật liệu.
c. Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị - Mô tả biện pháp giảm thiểu:
+ Sử dụng nhiên liệu đúng chất lượng quy định của máy móc, nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ, độ ồn thấp. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công đảm bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất.
+ Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm.
+ Không sử dụng các phương tiện, thiết bị (xe, máy thi công quá cũ) đã quá thời gian đăng kiểm hoặc không được các trạm Đăng kiểm cấp phép do lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
+ Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công đảm bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất.
+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công tại công trường như quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, ủng bảo hộ,...
+ Phương tiện lưu thông tốc độ tối đa trong khu vực nội bộ không vượt quá 5km/h. Đặt biển báo hiệu công trường đang thi công và cử người hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực công trường đang thi công đảm bảo an toàn.
d. Đối với bụi phát sinh của hoạt động trộn vữa, bê tông tại công trường - Mô tả biện pháp giảm thiểu:
+ Ngăn ngừa phát tán bụi tại khu vực lưu trữ vật liệu trộn: các bãi chứa cấp liệu sử dụng để trộn vữa, bê tông sẽ được che chắn bằng các tấm quây vải bạt hoặc che các tấm tôn cao khoảng 3m để tránh phát tán bụi.
+ Đặt các vị trí máy trộn cách xa khu dân cư.
+ Ngăn ngừa phát tán bụi khi đổ vật liệu: khi dùng xe ben để đổ vật liệu, nếu thấy bụi bốc lên sẽ thực hiện ngay việc phun nước làm ẩm.
+ Thường xuyên vệ sinh công trường và thực hiện vệ sinh bánh xe, tưới ẩm đất đá thải trước khi ra khỏi công trường.
+ Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại công trường.
+ Sử dụng máy quét hút bụi trực tiếp để thực hiện hút bụi, vệ sinh mặt đường trước khi thảm nhựa.
- Hiệu quả mang lại của máy quét hút bụi như sau:
+ Năng suất quét bụi rất nhanh và sạch (trung bình từ 4000 - 6000 m2/giờ làm) + Thay thế 2 tổ công nhân quét thủ công; không gây bụi khi quét, bụi được đổ trực tiếp lên xe tải; nhỏ gọn, làm việc được mọi cung đường.
Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu và tác động tàn dư:
Các biện pháp đề xuất đều dựa trên nguyên tắc giảm thiểu bụi ngay từ nguồn để tạo ra hiệu quả giảm bụi cao mà còn có cơ sở để điều tiết hoạt động là giảm mức độ ô nhiễm bụi. Biện pháp đề xuất khả thi và cho hiệu quả cao. Để tăng tính khả thi của biện pháp đề xuất, chi phí thực hiện sẽ được đưa vào tổng mức đầu tư của Dự án và nội dung thực hiện đối với nhà thầu cũng như nội dung giám sát đối với tư vấn sẽ được đưa vào điều khoản thầu; theo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, Dự án sẽ thực hiện các biện pháp kiểm tra để yêu cầu nhà thầu cũng như tư vấn giám sát thực hiện đúng hợp đồng.
đ. Bụi, khí thải phát sinh do nổ mìn phá đá
- Giảm thiểu tác động của bụi từ quá trình khoan lỗ mìn:
+ Sử dụng các loại máy khoan đường kính lỗ khoan hợp lý cho công trình, dLK = 76mm (0,076m) đối với các đoạn tuyến ngoài ranh giới Vườn Quốc gia Hoàng Liên và dLK = 42mm (0,042mm) cho đoạn tuyến nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Km20+500-Km33+430).
+ Trong công tác khoan tạo lỗ mìn, Chủ dự án sử dụng máy khoan có hệ thống hút bụi, nhằm giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình khoan đá.
+ Những ngày nắng nóng sẽ tăng cường tưới ẩm dập bụi tại các vị trí như mặt bằng phá đá, bãi xúc bốc.
+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang chống bụi, găng tay,... cho công nhân làm việc tại công trường.
+ Tưới ẩm tại những vị trí phát sinh bụi trong quá trình khoan.
- Đối với công tác nổ mìn:
+ Cắm biển báo giờ nổ mìn và cảnh giới nguy hiểm ở các vị trí ranh giới hành lang an toàn đối với khu vực công trường.
+ Xây dựng nội quy an toàn nổ mìn, yêu cầu đơn vị nổ mìn (hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng theo quy định) quản lý vật liệu nổ và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2019/BCT.
+ Bố trí lỗ khoan đường kính và lượng thuốc nổ theo đúng thiết kế đã được duyệt.
+ Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, đấu ghép mạng nổ mìn vi sai qua lỗ, thuốc nổ ANFO ở dạng hạt hoặc dạng bột nhằm giảm thiểu việc phát sinh bụi khi nổ mìn.
- Chủ dự án sẽ phối hợp với Đơn vị được thuê nổ mìn và các đơn vị thi công có liên quan thực hiện việc nổ mìn phá đá thi công hạng mục công trình đảm bảo tuân thủ theo đúng các nội dung của hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; Khối lượng VLNCN sử dụng cho từng lần nổ sẽ được tính toán cụ thể theo từng hộ chiếu nổ mìn, đảm bảo khoảng cách an toàn cho các công trình xung quanh theo quy định tại QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy VLNCN và bảo quản tiền chất thuốc nổ; Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện an toàn cho người, công trình, máy móc,
thiết bị tại khu vực nổ mìn theo quy định.
- Trong quá trình thi công nổ mìn sẽ thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017; Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về VLNCN và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất VLNCN; QCVN 01:2019/BCT và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự tại địa phương; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất tình hình sử dụng VLNCN theo quy định.
- Trước khi nổ mìn sẽ thông báo cho chính quyền địa phương (UBND, Công an các huyện Tam Đường, thị xã Sa Pa và các xã có liên quan) về địa điểm, thời gian nổ mìn, vùng nguy hiểm, các tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn để thông báo cho người dân địa phương xung quanh khu vực biết.
- Thực hiện cảnh giới nghiêm ngặt, cấm không cho các phương tiện vận chuyển và người lưu thông vào khu vực nổ mìn khi thực hiện nổ mìn.
- Vị trí thực hiện: tại các vị trí lỗ khoan, nổ mìn.
- Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian thi công tại các đoạn phá đá nổ mìn
Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu và tác động tàn dư: các biện pháp đề xuất đều dựa trên nguyên tắc giảm thiểu bụi ngay từ nguồn để tạo ra hiệu quả giảm bụi cao mà còn có cơ sở để điều tiết hoạt động là giảm mức độ ô nhiễm bụi. Biện pháp đề xuất khả thi và cho hiệu quả cao. Để tăng tính khả thi của biện pháp đề xuất, chi phí thực hiện sẽ được đưa vào tổng mức đầu tư của Dự án và nội dung thực hiện đối với nhà thầu cũng như nội dung giám sát đối với tư vấn sẽ được đưa vào điều khoản thầu;
theo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, Dự án sẽ thực hiện các biện pháp kiểm tra để yêu cầu nhà thầu cũng như tư vấn giám sát thực hiện đúng hợp đồng.