Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 117 - 126)

2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh

Về kinh tế, ngành nông nghiệp duy trì ổn định, sản lượng lương thực đạt 124.120 tấn, diện tích trồng chè và cây ăn quả đều vượt kế hoạch. Chăn nuôi, thủy sản

phát triển tốt. Lâm nghiệp tập trung trồng rừng mới và bảo vệ rừng. Xây dựng nông thôn mới đạt bình quân 12,5 tiêu chí/xã. Một số ngành dịch vụ của tỉnh cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực như, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng qua ước đạt 6.292,3 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 75,6% kế hoạch; kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng tăng trưởng khả quan, đạt 35,16 triệu USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,3 triệu USD, nhập khẩu đạt 22,86 triệu USD.

Ngành du lịch Lai Châu đang dần hồi phục, hoạt động du lịch cũng khởi sắc trở lại sau thời gian dài “đóng băng” vì dịch Covid-19. Theo thống kê, 9 tháng qua, lượng khách đến Lai Châu ước đạt 799.740 lượt, tăng 37% so với cùng kỳ, đem về 586,23 tỷ đồng doanh thu, tăng 19,9% và đạt 92,9% kế hoạch. Riêng trong dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua, toàn tỉnh đã đón khoảng 60.600 lượt khách.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều điểm khả quan. Ngành giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,83%. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra sôi động. Lai Châu vinh dự đăng cai Giải Vô địch Quốc gia Marathon lần thứ 64. Ngành y tế tập trung tốt công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh. Giải quyết việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động vượt chỉ tiêu kế hoạch và đạt kết quả tích cực; trong 9 tháng qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 7.668 lao động, vượt 9,6% kế hoạch. 254 lao động được xuất khẩu, vượt 69% kế hoạch năm.

Về cải cách hành chính, chỉ số PCI, DDCI được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ giải quyết TTHC đúng hạn đạt 99,5%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được đẩy mạnh. Công tác đối ngoại được tăng cường với các địa phương trong nước và quốc tế. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, tội phạm được kéo giảm.

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng giảm 16,4% so với cùng kỳ thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra (đạt 64,3% kế hoạch). Theo phân tích của cơ quan thống kê, nguyên nhân chủ yếu khiến IIP giảm sâu là do sản lượng điện sản xuất giảm 18,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 4.886 triệu kWh. Nguyên nhân là do tình trạng hạn hán, mực nước các hồ thuỷ điện xuống thấp dẫn tới việc phải vận hành cầm chừng, thậm chí tạm ngừng hoạt động ở một số nhà máy thủy điện lớn. Bên cạnh đó, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ lực khác cũng sụt giảm như: Đá xây dựng giảm 17,5%

so với cùng kỳ, chỉ đạt 416.448 m3; gạch xây dựng giảm 17,3%, đạt 57,546 triệu viên;

xi măng giảm 9,4%, đạt 3.800 tấn.

Thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt 1.451 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ và thấp hơn nhiều so với dự toán, thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Vấn đề này theo UBND tỉnh, nguyên nhân là do một số khoản thu, sắc thuế thu đạt thấp như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương chỉ đạt 54% dự toán; thuế bảo vệ môi trường đạt 39%;

tiền sử dụng đất đạt 23%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh còn thấp so với yêu cầu, đến ngày 15/9/2023 mới đạt 39,4% kế hoạch vốn được giao, chậm so với tiến độ. Theo UBND tỉnh, nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc; nguồn cung vật liệu xây dựng thiếu hụt; giá vật liệu tăng cao,... ảnh hưởng đến triển khai dự án.

Xuất khẩu hàng hóa địa phương giảm 6,6% so với cùng kỳ do thị trường xuất khẩu chè gặp khó khăn. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Đến nay, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh vẫn chưa đề xuất được giải pháp căn cơ, lâu dài để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học còn chậm. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến còn chênh lệch, năng lực hệ thống y tế cơ sở còn hạn chế;

hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chưa ổn định, bền vững. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vacxin, tỷ lệ xã phường phù hợp với trẻ em còn thấp.

b. Kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh cơ bản duy trì và ổn định, đảm bảo khung thời vụ; công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản được thực hiện tốt không để dịch bệnh lớn xảy ra; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường.

a) Trồng trọt:

- Sản xuất lương thực đảm bảo, diện tích, năng suất sản lượng đều đạt kế hoạch giao: Tổng sản lượng lương thực có hạt 10 tháng đầu năm ước đạt 319.800 tấn (thóc 189.640 tấn, ngô 130.160 tấn). Ước sản lượng tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 330.450 tấn. Cụ thể:

+ Cây lúa: Diện tích đạt 33.973 ha, bằng 102% KH (33.318 ha) và 101,4% CK (33.502,3 ha); năng suất đạt 55,8 tạ/ha, sản lượng 189.640 tấn, bằng 101% CK.

+ Cây Ngô Diện tích trồng 35.474 ha, bằng 109,1% KH (32.494 ha) và 104,2%

CK (34.042ha); năng suất ước 39,7 tạ/ha, sản lượng đạt 140.810 tấn, bằng 93,4% CK.

- Cây trồng vụ đông: Kế hoạch sản xuất toàn tỉnh dự kiến trên 4.300 ha. Gồm các loại cây trồng (rau đậu các loại, ngô hạt, ngô ngọt, khoai lang, khoai tây, cây hoa). Tổng giá trị sản xuất các cây trồng vụ đông toàn tỉnh ước đạt trên 417 tỷ đồng, giá trị bình quân trên ha đất canh tác đạt trên 97 triệu đồng.

b) Chăn nuôi:

Đàn vật nuôi phát triển ổn định, các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Tổng đàn, sản lượng chăn nuôi thực hiện: tổng đàn gia súc 608.170 con, đạt 100,03% KH (608.000 con); tổng đàn gia cầm 5.215 nghìn con, đạt 102,25%

KH (5.100 nghìn con); sản lượng thịt hơi xuất chuồng 57.580 tấn, đạt 83,09% KH (69.300 tấn). Diện tích nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản trên ao, hồ nhỏ 2.290 ha, đạt

99,57% KH (2.300 ha); sản lượng thủy sản 9.762 tấn, đạt 80,02% KH (12.200 tấn).

Trong tháng, bệnh dịch Tả lợn châu Phi, bệnh Dại xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ngành Nông nghiệp đã phối hợp tốt với các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

c) Lâm nghiệp:

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, tập trung chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng năm 2023; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát ngăn chặn buôn bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và phòng chống cháy rừng.

- Công tác phát triển rừng: Trong tháng trồng 663 ha, lũy kế 3.371,8 ha; trong đó trồng mới rừng sản xuất 2.524,8/3.000 ha (đạt 84,16% KH), trồng lại rừng 829,5 ha, trồng rừng thay thế chuyển mục đích 17,5 ha. Bảo vệ rừng 277.748/277.748 ha (đạt 100%KH); khoanh nuôi tái sinh 3.273/3.373 ha.

- Khai thác lâm sản: Khai thác gỗ 2.245,9 m3, lũy kế 37.237,6 m3; trong đó khai thác chính 33.458,3 m3, khai thác cây phân tán 3.779,3 m3. Khai thác lâm sản khác 4.930,65 tấn (măng tươi, các loại hạt và lâm sản khác).

- Quản lý, bảo vệ rừng: Các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuần tra canh phòng cháy rừng, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chế biến lâm sản tại các địa bàn trọng điểm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong tháng, phát hiện 10 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

d) Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới:

Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các huyện, thị xã, thành phố đã công nhận được 177 Thôn Kiểu mẫu, 237 Thôn Nông thôn mới; đồng thời chỉ đạo người dân tích cực thực hiện các nội dung như tập trung cải tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, vệ sinh nhà cửa, triển khai các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

đ) Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

Trong tháng (từ 16/9 - 15/10) trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 đợt mưa lớn gây sạt lở, lũ, cụ thể: Đợt 1 từ ngày 20 - 21/9 (khu vực xã bản Cầm - Bảo Thắng mưa 187,4 - 277,4mm); đợt 2 ngày 27 - 28/9 (xã Ngũ Chỉ Sơn mưa 111,8mm, Bản Khoang 100,6mm); đợt 3 ngày 06 - 07/10 (Võ Lao - Văn Bàn 82,8mm; Phong Hải - Bảo Thắng 75,8mm); ước thiệt hại trên 7,2 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay xảy ra 22 đợt thiên tai, ước thiệt hại 1.115,6 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 990,1 tỷ đồng.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với hạn hán, mưa lớn, dông, lốc, sét, sạt lở xảy ra trên địa bàn tỉnh và kiểm tra thiệt hại tại các địa phương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị nạn, hộ bị

mất nhà cửa, hộ nghèo, khó khăn; chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt thiên tai vừa qua, sớm ổn định lại đời sống cho người dân, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai.

2. Sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản a) Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

- Tháng 10, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dù vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng đã tăng nhẹ so với tháng trước. Giá trị công nghiệp khai thác và chế biến tăng, các sản phẩm chính như quặng apatit, đồng, phân bón… đều có mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ cao. Đồng thời, các đơn vị sản xuất hóa chất, phân bón đang tăng công suất từ 60 - 80% từ đầu năm 2023 lên 75 - 100% do nhu cầu mua phốt pho vàng trên thị trường thế giới đang có sự khởi sắc, giá bán các sản phẩm phốt pho vàng, phân bón tăng, hàng tồn kho cũng đã giảm. Công nghiệp điện nước giảm nhẹ so với tháng 9/2023 do bước vào mùa khô, lượng mưa giảm, các nhà máy thuỷ điện bắt đầu bước vào thời điểm thiếu nước để hoạt động tối đa công suất hàng năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tháng 10/2023 ước đạt 3.920,5 tỷ đồng (giá so sánh), tăng 5,7% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng ước đạt 35.164,5 tỷ đồng, bằng 68,81% KH, bằng 90,6% so với CK năm 2022.

- Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của các địa phương trong tháng ước đạt 388,5 tỷ đồng, bằng 102% tháng trước. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.673,5 tỷ đồng, bằng 82,9% KH năm.

b) Giải ngân vốn đầu tư công:

- UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ngay từ đầu năm, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm kích cầu nền kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt kết quả tích cực: Tổng KH vốn đầu tư công năm 2023 theo các Nghị Quyết HĐND tỉnh đã giao 6.601 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, giá trị giải ngân 3.066 tỷ đồng, bằng 46%KH. Tuy nhiên do hụt thu từ ngân sách tỉnh (khoảng 640 tỷ đồng) nên Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh tính giá trị giải ngân thực tế của tỉnh đến thời điểm này: 3.090/5.551 tỷ đồng (kế hoạch vốn thấp hơn HĐND tỉnh giao 1.050 tỷ), bằng 57% KH.

- Đối với KH vốn năm 2023 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 5.341 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, giá trị giải ngân đạt 3.519 tỷ đồng, bằng 66% KH (tương đương với số liệu Bộ Tài chính theo dõi). Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước kết quả giải ngân đến hết tháng 10/2023 tỉnh Lào Cai đạt 69,59% KH Thủ tướng Chính phủ giao. Với kết quả nêu trên, tỉnh Lào Cai nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước (trung bình cả nước đến hết tháng 10 đạt 56,84% KH).

3. Thương mại, dịch vụ a) Hoạt động thương mại:

Hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động. Trong tháng, có kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) nên các dịch vụ như nhà hàng, ăn uống, hoa tươi tăng cao. Sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trên địa

bàn tỉnh được đảm bảo, nguồn cung dồi dào... đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong tỉnh. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 10 ước đạt 3.412,9 tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước (3.379,5 tỷ đồng), tăng 18,1%

so với CK năm trước (tháng 10/2022: 2.889 tỷ đồng). Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt 32.234,9 tỷ đồng, bằng 93,7% KH (34.400 tỷ đồng), tăng 22,7% so với CK năm trước (10 tháng/năm 2022: 26.253,5 tỷ đồng).

b) Xuất nhập khẩu:

- Giá trị xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước. Vào đầu tháng do lượng hàng sầu riêng quay trở lại xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn vì các cửa khẩu này đã hết ùn tắc dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng, phía Trung Quốc kết thúc đợt nghỉ Quốc khánh nên hàng hóa nhập khẩu thông quan bình thường trở lại nên lượng hàng hóa, đặc biệt là rau củ quả tăng mạnh so với các tháng trước. Tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, hoạt động thông quan hàng hóa vẫn duy trì ổn định và không xảy ra hiện tượng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu. Lượng phương tiện xuất nhập khẩu duy trì vào khoảng trên 400 xe/ngày, lượng phương tiện xuất khẩu khoảng 50 - 80 xe/ngày, nhập khẩu 320 - 350 xe/ngày. Tại cửa khẩu quốc tế ga đường sắt, hoạt động thông quan duy trì với 02 - 04 chuyến tàu xuất cảnh, nhập cảnh/ngày, hàng hóa thông quan tại cửa khẩu trong tháng chủ yếu hàng lưu huỳnh quá cảnh và một lượng nhỏ rau củ nhập khẩu.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu trong tháng 10/2023 ước đạt 213 triệu USD, giảm 5,09% so với tháng 9/2023, tăng 14,44% so với tháng 10/2022, lũy kế ước đạt 1.759,47 triệu USD (giảm 2,86% so với CK năm 2022) đạt 35,19% KH.

c) Công tác quản lý thị trường:

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa không có diễn biến phức tạp, không phát sinh điểm nóng và các vụ việc nổi cộm, các vụ việc vi phạm chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ. Lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm soát, trao đổi thông tin nên đã kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra các vụ việc nổi cộm, tụ điểm phức tạp về buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc… trên địa bàn. Trong tháng, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra 231 vụ (tăng 102,6% so với tháng 9/2023), số vụ vi phạm 167 vụ, số vụ xử lý 161 vụ, tổng giá trị xử lý 2.734 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm kiểm tra 986 lượt vụ; số vụ vi phạm 755 vụ, tổng giá trị xử lý 10.578 triệu đồng, tổng số thu nộp ngân sách nhà nước 5.801 triệu đồng.

d) Du lịch:

Tháng 10/2023 lượng khách du lịch giảm so với tháng trước do đã bước vào mùa thấp điểm du lịch. Tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 422.305 lượt khách (trong đó khách quốc tế 46.997 lượt, khách nội địa 375.308 lượt), giảm 63,3% so với tháng trước (1.150.863 lượt khách). Lũy kế 10 tháng đạt 6.493.996 lượt khách (trong đó khách quốc

tế 415.365 lượt, khách nội địa 6.078.631 lượt) bằng 108% KH năm, tăng 66% so với lũy kế CK năm 2022 (3.907.626 lượt). Tổng thu từ khách du lịch tháng 10 đạt 1.279 tỷ đồng, giảm 52,7% so với tháng trước (2.705 tỷ đồng). Lũy kế năm 2023 đạt 19.842 tỷ đồng, bằng 96,7% KH năm, tăng 44,7% so với lũy kế CK năm 2022 (13.706 tỷ đồng).

đ) Hoạt động vận tải:

- Vận tải hành khách (HK): Tháng 10 ước đạt 868 nghìn HK, tăng 19,75% so với CK năm trước; luân chuyển đạt 39.779 nghìn HK.km, tăng 28,54%. Tính chung 10 tháng đầu năm năm 2023, vận tải HK đạt 9.923 nghìn HK, tăng 50,76% so với CK năm trước; luân chuyển đạt 475.892 nghìn HK.km, tăng 50,76%.

- Vận tải hàng hóa: Tháng 10 ước đạt 1.409 nghìn tấn, tăng 27,3% so với CK năm trước; luân chuyển đạt 51.157 nghìn tấn.km, tăng 11,62%. Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, vận tải hàng hóa đạt 12.662 nghìn tấn, tăng 29,85% so với CK; luân chuyển đạt 476.218 nghìn tấn.km, tăng 8,7%.

- Doanh thu vận tải: Tổng doanh thu vận tải tháng 10 ước đạt 453,38 tỷ đồng, tăng 20,91% so với CK 2022. Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu vận tải đạt 4.824,06 tỷ đồng, tăng 41,68% so với CK; trong đó doanh thu vận tải HK đạt 1.971,21 tỷ đồng, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.953,98 tỷ đồng, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 898,86 tỷ đồng.

4. Tài chính, tín dụng, giá cả thị trường a) Thu, chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh lũy kế đến hết tháng 10/2023 ước đạt 6.028 tỷ đồng, bằng 70,6% dự toán Trung ương giao, bằng 50,2% dự toán UBND tỉnh giao. Tổng thu ngân sách địa phương lũy kế đến hết tháng 10/2023 ước đạt 19.899 tỷ đồng, bằng 128,2% dự toán Trung ương giao, bằng 109,7% dự toán tỉnh giao và bằng 126,4% CK năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế đến hết tháng 10/2023 ước đạt 13.840 tỷ đồng, bằng 88,5% dự toán Trung ương giao, bằng 76,2% dự toán tỉnh giao và bằng 133,9% CK năm trước.

b) Hoạt động tín dụng:

Tổng nguồn vốn tín dụng đến 31/10/2023 ước đạt 62.500 tỷ đồng, tăng 5.303 tỷ đồng (+9,3%) so với 31/12/2022, trong đó huy động tại địa bàn ước đạt 44.200 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm 2022. Nguồn vay TW, HĐ ngoài địa bàn, nguồn vốn khác ước đạt: 18.300 tỷ đồng, tăng 2.368 tỷ đồng (+14,9%) so với 31/12/2022. Doanh số cho vay tháng 10 ước đạt 8.500 tỷ đồng, tăng 23% so với CK năm 2022. Doanh số thu nợ tháng 10 ước đạt 8.200 tỷ đồng, giảm 9% so với CK năm 2022. Dư nợ đến 31/10/2023 ước đạt 54.500 tỷ đồng, tăng 4.826 tỷ đồng (+9,7%) so với 31/12/2022. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/10/2023 ước là 1,5%. Chất lượng tín dụng trên địa bàn đảm bảo trong tầm kiểm soát.

c) Chỉ số giá tiêu dùng:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,29% so với tháng trước và tăng 0,19%

so với cùng tháng năm trước. Bình quân 10 tháng đầu năm 2023 tăng 1,01% so với bình

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)