3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn dự án đi vào vận hành
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.2.2.1. Đối với công trình xử lý nước thải
Hoạt động duy tu, bảo dưỡng: phát sinh nước thải sinh hoạt với khối lượng phát sinh ít, không thường xuyên, công nhân sau ca làm việc trở về sinh hoạt tại gia đình nên dự án không phát sinh nước thải.
3.2.2.2. Đối với công trình xử lý bụi, khí thải - Mô tả biện pháp giảm thiểu:
+ Định kỳ bảo dưỡng mặt đường trong giai đoạn vận hành nhằm hạn chế tối đa lớp bê tông alphats bị lão hoá.
+ Khi tiến hành bảo dưỡng công trình sẽ có biển báo, hướng dẫn giao thông và dùng vòi nước làm ẩm khu vực bảo dưỡng để hạn chế bụi.
+ Đặt biển báo quy định tốc độ xe tham gia giao thông tương ứng với cấp đường thiết kế phần tuyến tại các đoạn phù hợp.
+ Khi dự án hoàn thành, Chủ dự án sẽ bàn giao cho đơn vị quản lý theo quy định.
Đơn vị quản lý thường xuyên phối hợp với đơn vị chức năng khác như Cảnh sát giao thông, lực lượng cơ động,..., tuần tra, kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông nhất là các loại xe tải nhằm hạn chế vi phạm giao thông, đặc biệt là hiện tượng chở quá tải, phương tiện quá cũ,..., gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Vị trí và thời gian thực hiện:
+ Vị trí thực hiện: tại các vị trí duy tu, sửa chữa.
+ Thời gian thực hiện: trong thời gian duy tu, sửa chữa.
3.2.2.3. Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn a. Chất thải rắn thông thường:
- Hoạt động duy tu, bảo dưỡng: toàn bộ CTR phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng sẽ được thu gom tại vị trí thích hợp, không cản trở giao thông và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý trong ngày theo đúng quy định.
- Nghiêm cấm mọi hành vi vứt rác xuống tuyến đường dưới mọi hình thức.
+ Công trình: không có.
+ Thời gian thực hiện: trong thời gian vận hành dự án.
b. Chất thải rắn nguy hại:
- Hoạt động duy tu, bảo dưỡng:
+ Thu gom tại vị trí thích hợp, không cản trở giao thông và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý trong ngày theo đúng quy định.
+ Vị trí thực hiện: tại các vị trí duy tu, bảo dưỡng.
+ Thời gian thực hiện: trong thời gian vận hành dự án.
3.2.2.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
- Đặt biển báo quy định tốc độ xe tham gia giao thông tương ứng với cấp đường thiết kế phần tuyến tại các đoạn phù hợp.
- Đơn vị quản lý thường xuyên phối hợp với đơn vị chức năng khác như Cảnh sát giao thông, lực lượng cơ động,... tuần tra, kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông nhất là các loại xe tải nhằm hạn chế vi phạm giao thông, đặc biệt là hiện tượng chở quá tải, phương tiện quá cũ,...gây ô nhiễm môi trường không khí.
3.2.2.5. Giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn a. Mô tả biện pháp giảm thiểu
Làm sạch mặt đường thường xuyên, định kỳ và trước khi trời bắt đầu mưa.
Theođó, mức độ ô nhiễm do tràn nước mưa từ cơn mưa đầu tiên là rất nhỏ. Sau cơn mưa đầu tiên, các bụi bẩn trong nước mưa chảy tràn sẽ không tồn tại hoặc rất ít. Đối với các cầu, bố trí hệ thống thu gom nước mặt cầu dẫn qua hệ thống hố ga để loại bỏ các chất bẩn trong nước mưa chảy tràn.
b. Vị trí và thời gian áp dụng - Vị trí thực hiện: Trên toàn Dự án.
- Thời gian thực hiện: Trong thời gian hoàn vốn Dự án.
3.2.2.6. Biện pháp giảm thiểu tác động đoạn qua VQG Hoàng Liên:
- Sơn vạch cảnh báo giảm tốc; lắp đặt các biển báo hạn chế tốc độ, không bóp còi hơi, hạn chế bóp còi, cảnh báo có các loài động vật qua đường dọc tuyến, thay thế, bổ sung trụ biển báo, sơn trắng đỏ, sửa chữa tường hộ lan,...;
- Rà soát, kiểm tra tăng cường hệ thống chiếu sáng trên tuyến; rà soát lại các biển cấm, hướng dẫn tại các tuyến đường, lắp đặt barie, biển cấm tại các tuyến đường cấm để người dân tham quan dễ nhận biết;
- Tăng cường công tác tuần tra, kịp thời xử lý các trường hợp ảnh hưởng đến an toàn giao thông như sạt lở, đất đá rơi, hư hỏng nền mặt đường;
- Phát quang cây cỏ, đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng công tác phòng cháy, chữa cháy.
3.2.2.7. Các biện pháp giảm thiểu khác
a. Giảm thiểu tác động do xói lở, bồi lắng
Dựa trên những hiểu nguyên nhân chủ yếu gây xói/sạt lở dọc tuyến hiện nay và nguy cơ làm xuất hiện xói/sạt lở hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng xói/sạt lở khi làm xây dựng các đoạn tuyến mới, các biện pháp thiết kế đã được xem xét để bảo đảm rằng vấn đề xói lở/sạt lở được kiểm soát khi định vị các đoạn tuyến trong vùng núi cao, dốc và can thiệp vào các thành tạo. Nội dung thiết kế trong biện pháp này bao gồm:
- Đảm bảo thoát nước: bố trí hệ thống rãnh/cống dọc, cống ngang,… đảm bảo thoát nước mặt tránh gây xói ở phía taluy dương.
- Gia cố taluy, tường chắn:
+ Đối với đoạn tuyến đi qua vùng núi, áp dụng các biện pháp công trình phòng hộ (tường chắn, cầu cạn…) và kiên cố hoá thay cho việc đào sâu, đắp cao… để đảm bảo sự bền vững và ổn định công trình.
+ Tường chắn ta luy âm được bố trí tại các vị trí nền đắp cao trên sườn dốc lớn, nền đắp qua vực sâu, mà không thể sử dụng giải pháp đắp thông thường, để tăng cuờng ổn định nền đường. Tùy theo đặc điểm địa hình, địa chất để sử dụng loại tường chắn trọng lực, tường chắn bản góc hoặc các loại khác.
+ Tường chắn ta luy dương sẽ được áp dụng trên các đoạn nền đào sâu để giảm khối lượng đào, giảm chiếm dụng đất rừng; sử dụng tại các đoạn có nền địa chất đất đá phong hóa, các khu vực có nguy cơ sạt lở. Chủ yếu sử dụng tường trọng lực, trong giai đoạn thiết kế tiếp theo tùy theo đặc điểm địa hình để có nghiên cứu các loại tường khác phù hợp như tường có cốt…đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Đối với các đoạn đắp qua suối cạn xây dựng cầu cạn thay cho cống để tăng khả năng thoát nước, nhất là khu vực dự án suối dốc lớn, dòng lũ về nhanh mang theo cây trôi, đá tảng nếu dùng cống sẽ dễ bị tắc nghẽn gây nguy cơ đứt đường.
Bảng 3.54. Tổng hợp khối lượng công trình phòng hộ
TT Hạng mục Đơn vị
Khối lượng Km0-
Km12
Km12- Km44+940
Km44+940 - Km56+854,72
Tổng cộng 1.1 Tường chắn âm
Tường chắn âm m 7.480 - 7.480
- Tường chắn âm, cao H=1m m 195 195
- Tường chắn âm, cao H=2m m 1.220 1.220
- Tường chắn âm, cao H=3m m 1.770 1.770
- Tường chắn âm, cao H=4m m 1.475 1.475
- Tường chắn âm, cao H=5m m 1.135 1.135
- Tường chắn âm, cao H=6m m 805 805
- Tường chắn âm BTCT, cao H=7m m 495 495
- Tường chắn âm BTCT, cao H=8m m 145 145
- Tường chắn âm BTCT, cao H=9m m 130 130
- Tường chắn âm BTCT, cao
H=10m m 110 110
Tứ nón vị trí 224 224
- Tường chắn âm, cao H=1m vị trí 15 15
- Tường chắn âm, cao H=2m vị trí 118 118
- Tường chắn âm, cao H=3m vị trí 52 52
- Tường chắn âm, cao H=4m vị trí 15 15
- Tường chắn âm, cao H=5m vị trí 12 12
- Tường chắn âm, cao H=6m vị trí 7 7
- Tường chắn âm BTCT, cao H=7m vị trí 3 3
- Tường chắn âm BTCT, cao H=9m vị trí 2 2
1.2 Tường chắn dương
Tường chắn dương m 575 8.325 - 8.900
TT Hạng mục Đơn vị
Khối lượng Km0-
Km12
Km12- Km44+940
Km44+940 - Km56+854,72
Tổng cộng
- Tường chắn dương, cao H=6m m 535 7.765 8.300
- Tường chắn dương, cao H=0-6m m 40 560 600
2 GIA CỐ LỀ -
- Gia cố lề giáp rãnh dọc hở m 11.612 43.522 11.955 67.089
- Gia cố lề giáp rãnh dọc kín BTCT m 120 - 4.791 4.911
- Gia cố lề các đoạn gia cố taluy m 486 246 1.569 2.301
3 GIA CỐ MÁI TALUY -
Diện tích gia cố m2 2.248 14.378 14.894 31.521
- Tấm kín BTCT tấm 14.048 89.865 93.090 197.003
- Chân khay m 486 246 1.569 2.301
- Lỗ thoát nước lỗ 652 4.167 4.317 9.136
(Nguồn: Thuyết minh bảng tổng hợp chi phí xây dựng - bước BCNCKT)
b. Giảm thiểu đến tác động đến dòng chảy thủy văn tại các sông có trụ cầu dưới dòng chảy
- Thực hiện thi công các cầu vượt sông, suối theo đúng khẩu độ thiết kế được cơ quan thẩm định phê duyệt.
- Thiết kế, thi công hệ thống thoát nước đồng bộ trên toàn tuyến để đảm bảo khả năng thoát nước; độ cao nền đường, thuỷ văn cầu, cống đã được tính toán, xem xét đến các kịch bản biến đổi khí hậu.
3.2.2.6. Biện pháp giảm thiểu tác động rủi ro, sự cố giai đoạn vận hành a. Phòng ngừa sự cố sụt lún công trình
a1. Mô tả biện pháp giảm thiểu
Để ngăn ngừa sự cố lún đất có các biện pháp như:
- Thăm dò địa chất: Thực hiện để có các biện pháp công trình phù hợp;
- Quan trắc lún: Trong quá trình thi công sẽ thực hiện giám sát lún đất để kịp thời phát hiện và xử lý trường hợp sụt lún (nếu xảy ra).
a2. Vị trí và thời gian áp dụng
- Vị trí thực hiện: Hai bờ sông và các vị trí thi công trên nền đất yếu;
- Thời gian áp dụng: trong quá trình thi công Dự án.