Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 114 - 117)

2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án

Tuyến đường nằm trong địa phận tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam.

a) Vị trí địa lý tỉnh Lai Châu:

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450km về phía Đông Nam; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Lai Châu có diện tích tự nhiên 9.068,78 km2 với 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng.

b) Vị trí địa lý tỉnh Lào Cai:

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296km theo đường sắt và 345km theo đường bộ.

Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với 203 km đường biên giới, có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

b. Đặc điểm địa hình khu vực dự án

Dự án được triển khai xây dựng trên địa phận của 02 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, đây là hai tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình tương đối phức tạp, từ thấp đến trung bình.

Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà. Sông suối có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, thung lũng, khe, hẻm…

Chênh cao địa hình lớn, cao độ mặt địa hình thay đổi mạnh, chia thành nhiều bậc Thành tạo lên bề mặt địa hình là các lớp trầm tích, các macma phun trào: cát kết, bột kết, cuội kết, đá phiến sét, đá vôi, ryolit, ryodacit, spilit và các sản phẩm phong hóa của chúng.

2.1.1.2. Điều kiện địa chất

Khu vực hầm nằm trong phạm vi tờ bản đồ địa chất Kim Bình – Lào Cai (F-48- VIII & F-48-XIV) có 4 hệ thống đứt gãy chính phát triển theo các phương Tây Bắc – Đông Nam, á kinh tuyến, á vĩ tuyến, và Đông Bắc –Tây Nam. Ở đây chỉ mô tả các đứt gãy chủ yếu là Sông Hồng, Vạn Yên - Nậm Xe, Phong Thổ - Vạn Yên, Sông Đà, Sơn La, Điện Biên - Lai Châu, Mè Giảng - Nà Hư.

Tờ Kim Bình - Lào Cai nằm trong miền kiến tạo Tây Bắc Việt Nam, được giới hạn bởi hai hệ thống đứt gãy Sông Chảy (ở phía Đông Bắc) và Sông Mã (phía Tây Nam), phía Tây tiếp giáp với các đới Mường Tè và Phu Si Lung qua hệ thống đứt gãy Lai Châu - Điện Biên.

Hệ thống á vĩ tuyến: chỉ có các đứt gãy nhỏ phá hủy cấu trúc nội đới, đáng kể là đứt gãy Bản Mứn - Phong Thổ kéo dài được vài chục kilomet, đứt gãy Bát Xát, đứt gãy Bắc Chung Hô.

Hệ thống á kinh tuyến: gồm hai đứt gãy chính gần song song với nhau, kéo dài theo phương kinh tuyến từ Điện Biên qua thị xã Lai Châu, dọc theo Nậm Na đến biên giới Việt-Trung giữa hai đứt gãy là địa hào hẹp lấp đầy trầm tích Trias thuộc hệ tầng Lai Châu (T2-3 lc).

Hình 9 – Vị trí hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên trên bản đồ địa chất Phía Đông-Nam có đứt gãy theo tài liệu của tờ Mường Tè đứt gãy cắm nghiêng về Đông Bắc 70o. Dọc đứt gãy có các thân xâm nhập phức hệ Điện Biên Phủ.

Do đó tại vị trí hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên sẽ không nằm trong đới đứt gãy; địa chất thuộc tầng phức hệ Yê Yên Sun, đá Granit phong hóa CIII và CIV cùng với Granosyenit Á Kiềm.

Hình 10 – Hình ảnh về địa chất trên tuyến 2.1.1.3. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khí hậu tỉnh Lai Châu mang tính chất gió mùa. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC.

Khí hậu Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Đặc điểm khí hậu Lào Cai và Lai Châu là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt đó là mùa đông lạnh và khô nhất của Việt Nam, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.

- Nhiệt độ:

+ Về cơ bản vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ năm vào khoảng 80000C, số giờ nắng 1400 - 1600 giờ, bức xạ tổng cộng năm 110-120kcal/cm2, nhiệt độ trung bình năm 200C - 230C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc.

+ Nhưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 290C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống -2.80C. Chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa: mùa đông đến sớm hơn các nơi khác ở miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5 - 6 tháng.

+ Mùa đông lạnh nhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc với khoảng 22 lần Front lạnh tràn sang trong năm. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1-30C, nhiều ngày nhiệt độ <100C. Mùa đông còn có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn, sương muối…

+ Đặc biệt trong những năm gần đây, có thời điểm nhiệt độ hạ thấp < 00C nên có tuyết rơi trên vùng núi cao Sa Pa và đỉnh núi Phan Xi Păng.

+ Mùa hạ ngắn hơn các nơi khác, có nền nhiệt độ ôn hoà và mát mẻ hơn. Nhiệt độ có sự phân hoá theo độ cao địa hình, ở vùng núi cao Sa Pa quanh năm không có mùa nóng.

+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày.

Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 – 3 ngày. Ở những vùng có độ cao trên 1.000m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm vào khoảng 81- 82%, độ ẩm không thay đổi nhiều theo các tháng trong năm.

+ Thời kỳ độ ẩm cao bắt đầu từ cuối mùa đông đến hết mùa mưa kéo dài từ tháng II đến tháng IX, với độ ẩm trung bình tháng dao động từ 82.3 – 85.5%.

+ Tiếp đến là thời kỳ có độ ẩm thấp hơn kéo dài từ tháng X đến tháng I năm sau, độ ẩm trung bình tháng vào khoảng 77.3 – 81.3%.

- Mưa: Lượng mưa bình quân tỉnh Lai Châu năm từ 2.500-2.700 mm. Một số nơi có khí hậu ôn đới như Cao nguyên Sìn Hồ, các xã vùng cao biên giới huyện Mường Tè, Phong Thổ, các xã gắn với dãy Hoàng Liên Sơn.

Lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.

2.1.1.5. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án

- Nước thải phát sinh của dự án trong giai đoạn thi công, chủ yếu phát sinh từ hoạt động rửa xe, vệ sinh phương tiện máy móc thi công,... Tuy nhiên, loại nước thải này sau khi xử lý lắng cặn và tách dầu sẽ được tuần hoàn tái sử dụng. Dự án cam kết không xả nước thải sinh hoạt và nước thải thi công sau xử lý ra môi trường.

- Nước mưa chảy tràn được thoát theo các rãnh thoát nước mưa, hứng dòng chảy qua hố ga lắng lọc sơ bộ trước khi chảy vào mương đất trong khu vực.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)