3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn dự án đi vào vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.1. Tác động đến môi trường do nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
a1. Hoạt động phát sinh bụi và khí thải
Giai đoạn vận hành, bụi và khí thải (SO2, NO2, CO và HC) phát sinh do:
- Hoạt động đốt nhiên liệu của động cơ xe làm phát sinh bụi và các khí thải;
- Vận hành dòng xe trên đường làm phát sinh bụi cuốn.
- Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, đột xuất.
a2. Đánh giá tác động
a2.1. Ô nhiễm không khí bởi bụi phát sinh từ hoạt động của dòng xe và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
(i) Bụi và khí thải phát sinh từ động cơ xe
Nguồn phát sinh bụi, khí thải trong giai đoạn này chủ yếu là do các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy,...) chạy trên tuyến đường này phát thải vào môi trường, tính chất các khí phát thải tương tự như giai đoạn thi công xây dựng tuyến đường nhưng về nồng độ và tải lượng nhỏ hơn, tác động tới môi trường cũng ít hơn. Bụi phát tán vào không khí được hạn chế đáng kể do khi dự án hoàn thành, mặt đường được rải nhựa và được quét dọn, vệ sinh hàng ngày nên lượng bụi cuốn theo các phương tiện tham gia giao thông không đáng kể.
- Dự báo lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến như sau:
Bảng 3.45. Dự báo lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến
TT Loại xe Lưu lượng thiết kế
(xe/ngày đêm)
1 Xe con 1.000
2 Xe máy 1.500
3 Xe tải trung 500
(Nguồn: Hồ sơ dự án) - Hệ số ô nhiễm không khí của một số loại xe như sau:
Bảng 3.46. Hệ số ô nhiễm không khí của các loại xe TT Các loại xe Đơn vị (U) SO2
(kg/U)
NOx
(kg/U)
CO (kg/U)
VOC (kg/U)
1 Xe con 1000km 0,17 2,20 60,00 5,9
2 Xe máy 1000km 0,023 0,197 5,819 0,291
3 Xe tải trung 1000km 0,47 1,02 2,57 2,07
(Nguồn: WHO)
Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm và lưu lượng xe dự kiến, thì tải lượng thải của các khí gây ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này được tính toán sơ bộ như sau:
Bảng 3.47. Tải lượng thải của các chất ô nhiễm không khí phát sinh trên tuyến
Các trường hợp SO2
(kg/ngày)
NOx (kg/ngày)
CO (kg/ngày)
VOC (kg/ngày)
Tổng tải lượng thải của xe con 0,17 2,20 60,00 5,9
Tổng tải lượng thải của xe máy 0,058 0,493 14,55 0,73
Tổng tải lượng thải của tải trung 0,47 1,02 2,57 2,07
Tổng cộng 0,698 3,713 77,12 8,7
=> Tác động môi trường: Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tuyến đường (đoạn từ Km12+300-Km41+000, đi qua vùng núi, không có dân cư sinh sống 2 bên tuyến); Đoạn từ Km0-Km12+300 và đoạn từ Km41-cuối tuyến đi qua vùng dân cư thưa thớt nên tác động không đáng kế.
Mức độ tác động: NHỎ
(ii) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình
Lượng bụi phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, bảo trì công trình giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô sửa chữa, bảo dưỡng, độ ẩm, điều kiện thời tiết,…
Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng thường tạo nên tình trạng ô nhiễm bụi vượt GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT khoảng 1 ÷ 3 lần ở khoảng cách khoảng 30 ÷ 40m xuôi theo chiều gió cách vị trí thi công nếu không có các biện pháp giảm thiểu.
Kinh nghiệm giám sát thi công cũng cho thấy môi trường không khí cách khu vực thi công sửa chữa, bảo dưỡng công trình giao thông từ 25÷30m sẽ bị ô nhiễm bởi bụi (và thường >2 lần GHCP theo QCVN 05:2013/BTNMT) ở mức không nghiêm trọng. Thời gian ô nhiễm ngắn.
- Thời gian tác động: gián đoạn, 1-2 năm/1 lần, mỗi lần khoảng 5-7 ngày.
- Mức độ tác động: TRUNG BÌNH
- Phạm vi tác động: chủ yếu khu vực tuyến đường theo chiều dài tuyến.
b. Nước thải sinh hoạt
Tại các vị trí cần bảo dưỡng, duy tu sẽ có khoảng 5-7 cán bộ công nhân tham gia thi công theo ca làm việc, không ở lại công trường. Hoạt động của cán bộ công nhân viên bảo trì, duy tu công trình không phát sinh nước thải.
c. Tác động do nước mưa chảy tràn
Clark và đồng nghiệp khi nghiên cứu đặc tính hoá học của lớp đất bẩn trên mặt đường đã cho thấy: hàm lượng KLN trong lớp đất bẩn trên mặt đường phát hiện được phụ thuộc vào phương thức giao thông và tỷ lệ thuận với mật độ giao thông. Bảng 3.48. trình bày kết quả nghiên cứu về hàm lượng hoá chất trong lớp đất bẩn trên mặt đường.
Bảng 3.48. Đặc điểm hoá học của lớp đất bẩn trên mặt đường
TT Thông số Hàm lượng (mg/ kg) TT Thông số Hàm lượng (mg/ kg)
1 pH 6,7 7,6 7 Cr 2 35
2 Grease 5 73 8 Cu 24 310
3 Clo 0,1 4 9 Fe 24 65
4 NO3
- 3 386 10 Pb 19 553
5 SO4
2- 34 2.700 11 Ni 2 73
6 Cd 1,3 (trung bình) 12 Zn 90 577
Nguồn: Clark và đồng nghiệp, Đặc tính hoá học của lớp đất bẩn trên mặt đường, 2000, Tạp chí CIWEM.
Nước mưa chảy qua tuyến đường sẽ mang theo các chất bẩn ô nhiễm trên mặt đường xuống thủy vực, đặc biệt khi mưa lớn dễ xảy ra sạt lở tại các điểm trên tuyến.
Nước mưa chảy tràn phát sinh với lưu lượng khoảng 0,02 m3/s. Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát.
c2. Đánh giá
Các kết quả tính toán và thực tế tại môi trường đã cho thấy: Lượng chất bẩn trên mặt đường được tích tụ do thời tiết khô ráo sẽ đạt đến cân bằng sau 10 ngày. Sau 10 ngày, tốc độ lắng đọng tương tự như tốc độ di chuyển gây ra bởi sự nhiễu loạn của không khí. Sự cân bằng được duy trì cho tới khi xuất hiện hiện tượng “quét sạch”.
Hiện tượng này được xác định là gió thổi với vận tốc lớn hoặc mưa lớn. Lượng mưa này làm sạch rất nhanh chất bẩn trên mặt đường. Sau 20 30 phút, nồng độ chất bẩn trong nước chảy tràn, khi đó là không đáng kể.
- Thời gian tác động: vào mỗi mùa mưa (T8-T10) hàng năm.
- Mức độ tác động: TRUNG BÌNH
d. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt - Hoạt động bảo trì, duy tu công trình phát sinh chất thải rắn như bê tông, nhựa đường bám dính, cọc tiêu hỏng,... khối lượng phát sinh khoảng 3-5 m3/đợt bảo dưỡng.
Các loại chất thải này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, cản trở giao thông trên tuyến.
- Hoạt động của cán bộ công nhân viên bảo trì, duy tu công trình không phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (cán bộ công nhân viên tham gia bảo dưỡng, sửa chữa không ở lại trong phạm vi Dự án nên không phát sinh CTR sinh hoạt).
e. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các lọai bóng đèn chiếu sáng trên tuyến sẽ phát sinh CTNH với khối lượng khoảng 3 – 5 kg/đợt bảo dưỡng.
Thành phần chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng và nếu không được thu gom, đưa đi xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cản trở giao thông trên tuyến.