3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động không liên quan đến chất thải
Thực hiện theo Nghị quyết số 92/2023/QH15 ngày 20/6/2023 của Quốc hội về chủ trương đầu tư, Dự án được phân chia thành 02 dự án thành phần, bao gồm: Dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư và Dự án thành phần xây lắp. Trong phạm vi báo cáo ĐTM này vẫn đánh giá sơ bộ các tác động liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trong giai đoạn chuẩn bị dự án để thống nhất kinh phí toàn bộ dự án, sau khi báo cáo ĐTM được duyệt, thông tin về giải phóng mặt bằng và biện pháp giảm thiểu tác động sẽ được chuyển giao cho địa phương thực hiện.
a. Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm dụng và chuyển mục đích sử dụng đất rừng
Theo khoản 3 Điều 2, Nghị quyết số 92/2023/QH15 ngày 20/6/2023 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Lai Châu - kết nối tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận thì Quốc hội đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng và chuyển mục đích sử dụng đất rừng khoảng 75,58 ha (đất rừng, rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 27,07 ha; đất rừng, rừng đặc dụng khoảng 32,88 ha và đất rừng, rừng sản xuất khoảng 15,63 ha) để thực hiện Dự án.
(1) Công tác phối hợp:
Nhằm bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học đối với diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát cấp thiết đặt ra khi dự án triển khai thực hiện, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, phối hợp chính quyền địa phương với đơn vị chức năng, ban quản lý Khu bảo tồn; ban quản lý rừng cùng chung tay bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Bên cạnh công tác thi công, công tác giám sát đi kèm với quy định chặt chẽ, cụ thể các hình thức kỷ luật đối với lực lượng công nhân thi công có hành vi vi phạm đến rừng, chặt hạ cây cối… tại rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
(2) Công tác tuân thủ các quy định pháp luật:
Tuân thủ các quy định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp trước khi triển khai thi công các hạng mục công trình của Dự án; nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của Thông tư số 25/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá và thỏa thuận phương án tận thu tài nguyên rừng trong phạm vi của Dự án.
(3) Công tác trồng rừng thay thế
Thực hiện biện pháp trồng rừng thay thế theo quy định tại điều 21 của Luật Lâm nghiệp năm 2017.
(4) Các biện pháp khác:
- Thực hiện các hoạt động trong phạm vi ranh giới GPMB đã cắm mốc.
- Hạn chế bố trí công trường tạm thi công dọc đoạn tuyến đi qua đất rừng.
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, săn bắt động vật hoang dã dọc tuyến thi công.
- Xây dựng Phương án, Kế hoạch Phòng chống, ứng phó sự cố cháy rừng.
b. Thực hiện phương án khai thác, tận thu gỗ, lâm sản và di chuyển cây Xác định rõ ràng diện tích chiếm đất vĩnh viễn bố trí các hạng mục công trình dự án và diện tích chiếm đất tạm thời bố trí công trường thi công, bãi tập kết nguyên vật liệu, lán trại,...
+ Không triển khai các hoạt động nằm ngoài diện tích đất của dự án đã xác định.
+ Chủ dự án sẽ thống nhất với Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương bằng văn bản, bản đồ chỉ giới và các mốc giải phóng mặt bằng về việc xác định phạm vi chiếm đất trước khi tiến hành các hoạt động chuẩn bị mặt bằng và thi công các hạng mục công trình dự án. Trong đó khẳng định trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan:
- Lập và thực hiện phương án chặt hạ, khai thác, tận thu gỗ, lâm sản:
+ Phương án thực hiện tuân thủ theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Khi triển khai phát quang thảm thực vật, chặt hạ cây cối trong phạm vi dự án theo phương án được duyệt, chủ dự án tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tránh làm đổ các loài cây khác ở khu vực lân cận, không chặt đốn các cây nằm trong danh mục các cây nghiêm cấm chặt phá. Cụ thể:
+ Chặt hạ đúng những cây có dấu búa bài chặt, cây bài thải. Chiều cao gốc chặt cao nhất (tính từ mặt đất) tối đa không vượt quá 1 lần đường kính trên mặt cắt của gốc cây còn lại. Trường hợp gốc có bạnh vè được phép chặt trên bạnh vè.
+ Khi hoàn thành khai thác, chủ đầu tư báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra đánh giá tại thực địa.
+ Toàn bộ cành ngọn được băm dập thu gom sang khu vực bãi thải quy định của từng gói thầu, xử lý cây chống chày, cây đổ gãy trong quá trình khai thác như quy định trong vệ sinh rừng sau khai thác. Phần gốc, rễ cây sau khi đào lên cũng được thu gom
sang khu vực bãi thải để tự phân hủy.
+ Đối với thân cây gỗ có D>10cm sẽ bàn giao cho Sở NN&PTNT; Ban Quản lý VQG Hoàng Liên tận thu theo đúng quy định.
* Di chuyển cây quý hiếm (nếu có):
Trong trường hợp thực hiện giải phóng mặt bằng trên diện tích đất rừng, nếu phát hiện có cây quý hiếm nằm trong sách Đỏ, Chủ dự án sẽ báo cáo cơ quan quản lý về lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên) thực hiện di chuyển cây quý hiếm đó sang vị trí khác và chịu toàn bộ chi phí thực hiện.
c. Giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất sản xuất
* Mô tả biện pháp giảm thiểu:
Mục đích là giảm thiểu những tổn thất về thu nhập đối với các hộ gia đình bị thu hồi vĩnh viễn đất canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp các biện pháp sau sẽ thực thi:
- Đền bù: đền bù đất và hoa màu theo đơn giá vào thời điểm kiểm đếm chi tiết.
- Hỗ trợ: thực hiện các biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và hỗ trỡ đào tạo nghề đề xuất trong Phương án bồi dưỡng hỗ trợ và tái định cư.
*Đối tượng và thời gian thực hiện:
- Đối tượng áp dụng: các hộ dân bị chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp.
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước khi Dự án đi vào thi công.
d. Giảm thiểu các tác động do chiếm dụng cây cối, hoa màu
* Mô tả biện pháp giảm thiểu:
Với mục đích giảm thiểu thiệt hại do chiếm dụng cây cối, hoa màu, các biện pháp sau sẽ được áp dụng:
- Đối với cây trồng hàng năm: giá trị được tính theo giá thị trường.
- Đói với cây lâu năm: nếu cây trồng đang ở thời kỳ mới bắt đầu thu hoạch thì đền bù toàn bộ chi phí giống, công chăm sóc, cải tạo đất,…đến thời điểm thu hồi. Nếu đang ở thời kỳ thu hoạch thì đền bù theo giá trị còn lại của cây.
*Đối tượng và thời gian thực hiện:
- Đối tượng áp dụng: các khu vườn, cây cối bị chiếm dụng dọc tuyến của dự án.
- Thời gian thực hiện: hoàn thánh trước khi dự án đi vào thi công.
đ. Giảm thiểu tác động do chiếm dụng cơ sở hạ tầng
- Mô tả biện pháp giảm thiểu: với mục đích là ngăn ngừa tác động không đáng có gây xáo trộn các hoạt động kinh tế xã hội do chiếm dụng cơ sở hạ tầng (chiếm dụng nguồn điện, các mương tưới), Dự án cam kết thực hiện đúng các nội dung thiết kế bao gồm:
+ Thực hiện cải mương: tại các vị trí mà đoạn tuyến cắt qua trước khi tiến hành thi công; hoàn thành việc cải tạo kênh, mương trước mùa gieo cấy; sử dụng khung vây (tường chắn nước) xung quanh vị trí thi công móng trụ cầu bằng phương pháp đào hở để ngăn nước mưa và thủy triều chảy trực tiếp vào bên trong vị trí xây dựng móng trụ;
thi công hoàn thành các hạng mục đắp đất nền trước mùa mưa; thường xuyên kiểm tra, khơi thông các dòng chảy, thông tắc các cống rãnh thoát nước xung quanh công trường thi công đảm bảo không để nước đọng, gây ngập úng.
+ Thực hiện đúng quy trình thiết kế: việc di dời các hệ thống cơ sở hạ tầng (mương tưới) sẽ được thực hiện và hoàn thành trước khi thực hiện thi công các hạng mục công trình của Dự án. Trong thời gian xây mới các cơ sở hạ tầng, các công trình cũ vẫn được sử dụng để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng của người dân. Sau khi xây dựng xong các công trình mới, sẽ được chuyển từ các công trình cũ sang công trình mới. Sau đó các công trình cũ sẽ được phá dỡ để bàn giao mặt bằng cho Dự án thi công xây dựng. Riêng đối với hệ thống thoát nước, cống sẽ được thi công tại mương cũ. Sau khi đã hoàn tất cống, chuyển dòng nước về vị trí kênh ban đầu và hoàn nguyên vùng đất làm mương tạm.
+ Cung cấp đầy đủ kinh phí: Dự án đảm bảo cung cấp đầy đủ kinh phí cho hoạt động GPMB.
+ Đối tượng và thời gian thực hiện:
+ Đối tượng áp dụng: các công trình VKT trong phạm vi Dự án.
+ Thời gian thực hiện: hoàn thành trước khi Dự án đi vào thi công.
e. Giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất tạm thời để bố trí công trường, bãi thải
Mô tả biện pháp giảm thiểu:
Mục đích là bồi hoàn những thiệt hại do chiếm dụng tạm thời để bố trí các công trường thi công, áp dụng biện pháp :
- Đền bù, thỏa thuận và cam kết: chủ Dự án thỏa thuận tiền thuê đất đối với chủ sở hữu đất theo hợp đồng, đồng thời thống nhất các cam kết việc làm sạch, hoàn nguyên hoặc cải tạo phục vụ mục đích khác.
- Hoàn nguyên: khi không còn sử dụng, các khu đất mượn tạm sẽ được làm sạch và cải tạo, phục hồi theo cam kết ban đầu trước khi giao cho chủ sở hữu.
Đối tượng và thời gian thực hiện:
- Đối tượng áp dụng: các chủ sở hữu đất.
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước khi Dự án đi vào thi công.
Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu và tác động tàn dư
Chiếm dụng đất thổ cư, đất nông nghiệp, lâm nghiệp kéo theo đó là di dời và tái định cư thường để lại những bức xúc lâu dài trong xã hội, mặc dù việc thu hồi đất này phục vụ cho lợi ích quốc gia và việc đền bù được thực hiện theo Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã có sự đồng ý của người bị ảnh hưởng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu họ đồng ý đền bù GPMB và TĐC thực hiện tốt các nội dung sau, những mâu thuẫn của xã hội sẽ được giải tỏa nhiều:
- Tuyên dương sâu rộng về chính sách phát triển kinh tế và chính sách đền bù của Nhà nước tới các hộ gia đình bị ảnh hưởng cũng như nghĩa vụ và quyền lợi của họ.
- Công khai về mức giá đền bù đối với từng chi tiết của từng loại tài sản bị ảnh hưởng; công khai chính xác khối lượng đền bù của từng hộ dân.
- Có chính sách hỗ trợ gia đình khó khăn và gia đình chính sách.
- Tường minh các thông tin vể dự án, tiến độ thi công đồi với địa phương và các hộ bị ảnh hưởng, chính sách và phương án đền bù hỗ trợ, tái định cư.
- Tạo cơ chế để người bị ảnh hưởng dân chủ trong đề xuất nguyện vọng đền bù hỗ trợ cũng như cơ chế khiếu nại, phản hồi.
- Dự án đảm bảo đủ và kịp thời ngân sách cho công tác GPMB và TĐC.
Việc hoàn nguyên các khu đất là những cam kết đền bù của chủ Dự án. Kinh nghiệm cho thấy, việc làm sạch, vệ sinh các khu đất mượn là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên việc hoàn nguyên có thể không cần thực hiện mà có thể thống nhất với chủ sở hữu, chính quyền địa phương về việc phục hồi, cải tạo đất phục vụ cho các mục đích sử dụng khác thường làm thỏa mản nguyện vọng của chủ sở hữu hơn.
Các biện pháp giảm thiểu tác động do lấn chiếm hạ tầng kĩ thuật là những cam kết của dự án, phù hợp với quy trình thi công, không bị gián đoạn các hoạt động sản xuất, sinh hoạt; kinh phí cho công tác này đã được lập và tính trong tổng mức đầu tư của Dự án.
3.1.2.4.2. Giảm thiểu tác động đến tiếng ồn, độ rung
a. Đối với hoạt động phát sinh ồn, rung trong thi công của Dự án (1). Quy định chung
Mục đích là đưa ra các nội dung bắt buộc áp dụng đối với hoạt động thi công nhằm tuân thủ các yêu cầu có tính pháp lý về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng; đồng thời đưa ra nội dung thực hiện bảo đảm có hiệu quả giảm ồn mà không cần tốn thêm các chi phí.
- Yêu cầu về quy chuẩn áp dụng: giới hạn 70dBA và 55dBA vào ban ngày của QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ ồn là tiêu chí áp dụng đối với an toàn về mức ồn tác động phát sinh từ các hoạt động của Dự án trong giai đoạn thi công.
- Tuân thủ các quy định về tổ chức thi công:
+ Bố trí các máy móc phương tiện phát sinh ồn ở một vị trí có khoảng cách phù hợp sao cho tiếng ồn lan truyền đến khu dân cư không lớn hơn 70dBA và đến trường học, các khu vực đặc biệt khác... không lớn hơn 55dBA. Mức ồn suy giảm này được tính nhanh theo nguyên tắc cứ tăng đôi khoảng cách, mức ồn giảm 3dBA.
+ Tất cả các thiết bị và máy móc ngoài hiện trường sẽ được kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần về mức ồn và thực hiện những sửa chữa và điều chỉnh cần thiết để đảm bảo về độ an toàn và không gây mức ồn vượt mức tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Uỷ ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31 – 12 – 1971;
+ Các lái xe được giáo dục tốt để có hành vi đúng như tắt máy khi không cần thiết và tránh những hành động gây ồn không đáng có như nhấn còi hơi khi không cần thiết trong khi điều khiển phương tiện.
+ Thông thường các thiết bị cố định như máy phát điện để cách xa khu dân cư, trường hợp không để cách xa được thì máy phát được để trong thùng kín để giảm âm (khuyến nghị thùng kín được xây bằng gạch).
(2) Đối với hoạt động phát sinh ồn trong thi công phần tuyến, các hạng mục công trình của Dự án
* Mô tả biện pháp giảm thiểu
- Tuân thủ các quy định nêu trong quy định chung.
- Kiểm soát mức ồn nguồn: Bao gồm:
+ Hạn chế thi công ban đêm từ 22h đến 6h sáng.
+ Vào ban ngày khi thi công sẽ tắt các máy móc không cần thiết để tránh mức ồn tích lũy;
+ Kiến nghị nhà thầu thi công hạn chế hoạt động đồng thời nhiều máy móc, thiết bị thi công để giảm mức ồn tích lũy.
- Hạn chế vận chuyển vào ban đêm: Hạn chế vận chuyển phế thải và vật liệu vào ban đêm, từ 22h đến 6h sáng.
- Trang bị mũ giảm âm cho công nhân khi điều hành trạm trộn bê tông.
* Vị trí và thời gian thực hiện - Vị trí thực hiện:
+ Khu vực thi công.
+ Đoạn tuyến qua phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
- Thời gian thực hiện: 48 tháng thi công.
(3) Đối với tiếng ồn từ khoan, nổ mìn phá đá - Mô tả biện pháp giảm thiểu:
+ Đối với máy khoan yêu cầu nhà thầu sử dụng các loại máy khoan có màng cách âm, đối với các búa chèn sử dụng màng rắn bằng cao su hoặc bằng gia.
+ Với công nhân làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, sẽ sắp xếp và tổ chức thời gian làm việc một cách hợp lý, giảm thời gian có mặt của công nhân ở nơi có mức ồn cao. Trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.
+ Nạp thuốc nổ và bua vào lỗ mìn đúng kỹ thuật, việc nạp thuốc nổ và bua không đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng phụt lỗ mìn, không những giảm hiệu quả nổ mìn mà còn tạo ra tiếng ồn rất lớn.
- Điều khiển nổ bãi mìn bằng phương pháp nổ vi sai điện, đây là phương pháp tiên tiến, giảm đá văng, giảm sóng địa chấn và sóng va đập không khí... mà còn giảm sự phát thải bụi và tiếng ồn. Thực hiện nổ vi sai điện (nổ theo chuỗi đã định trước), mỗi liều cách nhau từ 8 đến 50 mili/giây...
+ Phương pháp nổ mìn phải thực hiện đúng như trình với các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
+ Dùng loại thuốc nổ có tốc độ nổ nhỏ, giảm tối thiểu lượng thuốc nổ của mỗi liều nổ.