a. Đối với thu gom và xử lý nước thải
*Đối với thu gom, xử lý nước thải trong giai đoạn thi công:
- Lắp đặt tại mỗi công trường thi công 02 nhà vệ sinh di động để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ (03 lần/tuần) hút, vận chuyển đưa đi xử lý theo quy định.
+ Quy trình thực hiện: Nước thải sinh hoạt → nhà vệ sinh lưu động → đơn vị chức năng bơm hút, vận chuyển, xử lý.
+ Thông số kỹ thuật của nhà vệ sinh di động như sau: Rộng x Sâu x Cao = 900 x 1300 x 2500 (mm); Bể chứa chất thải 3000lít; Bể nước sạch 400lít. Vật liệu:
Composite nguyên khối.
- Xây dựng tại công trường thi công hệ thống cầu rửa xe kích thước L x B x H = (4,75 x 2,25 x 0,4) m và 01 bể lắng cấu tạo 04 ngăn với tổng dung tích khoảng 9 m3 để lắng đất, cát và xử lý váng dầu trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung, trong đó: bể gom có kích thước (dài x rộng x cao)= 1x1x1,5 (m), bể tách dầu mỡ có kích thước 1x1x1,5 (m), bể lắng cặn kích thước 1x1x1,5 (m), bể chứa nước sau xử lý kích thước 1,5x1,5x2,0 (m). Nước thải sau khi tách dầu mỡ, lắng cặn được chuyển về bể chứa để tái sử dụng lại; váng dầu được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với chất thải nguy hại khác của Dự án theo quy định; đất, cát, cặn tại bể lắng được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với chất thải rắn khác của Dự án theo quy định.
+ Quy trình: Nước thải từ hoạt động vệ sinh phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công → bể gom→ tách dầu → lắng cặn → bể chứa → tuần hoàn tái sử dụng.
- Thi công hệ thống rãnh thu gom nước mưa hình thang kích thước (miệng rãnh x đáy x sâu) khoảng (0,8 x 0,4 x 0,4) m và hệ thống hố lắng kích thước LxBxH khoảng
(1,0 x 1,0 x 1,0) m/hố với khoảng cách khoảng 100 m/hố lắng xung quanh công trường thi công và dọc 2 bên ranh giới tuyến thi công để thu gom và lắng lọc nước mưa chảy tràn; thường xuyên nạo vét các rãnh thoát nước và hố ga, đảm bảo lưu thông dòng chảy, không gây ngập úng cục bộ; bùn đất tại rãnh thoát nước được thu gom cùng đất, đá thải của Dự án.
+ Quy trình xử lý: Nước mưa chảy tràn → hệ thống rãnh thu gom nước mưa vào hố lắng → lắng cặn → môi trường.
* Đối với thu gom, xử lý nước thải trong giai đoạn vận hành: Không có.
b. Đối với xử lý bụi, khí thải
* Đối với xử lý bụi, khí thải trong giai đoạn thi công:
- Sử dụng các phương tiện, máy móc được đăng kiểm; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải,...; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; phun nước tưới ẩm thường xuyên vào những ngày không mưa với tần suất tối thiếu 02 lần/ngày tại những đoạn tuyến qua khu dân cư;
thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận;
lắp đặt hệ thống vệ sinh phương tiện vận chuyển tại mỗi công trường thi công, đảm bảo tất cả các xe được rửa sạch bùn đất trước khi ra khỏi công trường; lắp đặt các túi lọc bụi tại các silo xi măng tại trạm trộn bê tông xi măng; sử dụng máy hút bụi trực tiếp để hút bụi, vệ sinh mặt đường tại các đoạn tuyến qua khu dân cư trước khi thảm nhựa; lắp dựng hàng rào tôn xung quanh vị trí thi công gần các khu dân cư, trường học dọc tuyến thi công; đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên, đảm bảo môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án luôn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng theo quy định đối với hoạt động khoan, nổ mìn; sử dụng thiết bị khoan thủy lực nhằm thu gom bụi phát sinh ngay khi khoan; áp dụng phương pháp nổ mìn hiện đại, thân thiện với môi trường và tuân thủ kỹ thuật nổ mìn an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành; thông báo lịch nổ mìn trước cho chính quyền địa phương; đơn vị quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên; cán bộ, công nhân làm việc tại công trình, người dân xung quanh Dự án trước giờ nổ mìn; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho các cán bộ, công nhân làm việc trực tiếp tại Dự án.
*Đối với xử lý bụi, khí thải trong giai đoạn vận hành:
Định kỳ thu gom chướng ngại vật, vệ sinh mặt đường trên tuyến đường; sử dụng máy hút bụi trực tiếp để hút bụi, vệ sinh mặt đường trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng mặt đường.
5.4.2. Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại a. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn:
* Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn trong giai đoạn thi công:
- Bố trí tại mỗi công trường thi công khoảng 05 thùng rác chuyên dụng có nắp đậy, dung tích khoảng 240 lít/thùng, đảm bảo thu gom toàn bộ CTR sinh hoạt phát
sinh từ hoạt động của Dự án; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, xử lý theo quy định.
- Thu gom toàn bộ khối lượng chất thải thực bì, cây cỏ, xà bần,…, phát sinh từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
- Đất, đá từ hoạt động đào đắp, thi công các hạng mục được thu gom, tập kết tại các bãi lưu giữ để tái sử dụng theo quy định.
+ Lượng đất, đá không thích hợp (không có khả năng tái sử dụng) phát sinh từ hoạt động thi công các hạng mục công trình được vận chuyển, lưu giữ tại các bãi chứa đã thỏa thuận với địa phương. Chủ dự án cam kết sẽ làm việc với các địa phương để vận chuyển khối lượng đất này về các bãi chứa theo đúng quy định.
- Chất thải rắn xây dựng như bao xi măng, sắt thép vụn,..., sẽ được thu gom về khu lán trại và định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
* Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn trong giai đoạn vận hành:
Thu gom toàn bộ CTR thông thường phát sinh từ hoạt động vận hành, bảo trì các công trình và hệ thống an toàn giao thông trên tuyến về vị trí thích hợp, không cản trở giao thông; chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định ngay sau khi có phát sinh.
b. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải nguy hại
* Công trình, biện pháp thu gom, xử lý CTNH trong giai đoạn thi công:
- Bố trí tại mỗi công trường thi công 05 thùng chứa chuyên dụng có nắp đậy, dung tích khoảng 100-200 lít/thùng có gắn mã phân định CTNH theo quy định để thu gom, lưu chứa tất cả các loại CTNH phát sinh, bảo đảm lưu chứa an toàn, không tràn đổ, có gắn biển hiệu cảnh báo theo quy định và định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
* Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành:
Thu gom toàn bộ CTNH phát sinh vào thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy, có gắn mã phân định CTNH theo quy định, đảm bảo lưu chứa an toàn, không tràn đổ;
chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng định khi có phát sinh.
5.4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn
a. Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung trong giai đoạn thi công:
- Lắp dựng hàng rào bằng tôn xung quanh khu vực thi công gần các khu dân cư, trường học; không thi công vào thời gian từ 22h - 6h; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; đền bù mọi thiệt hại nếu hoạt động thi công gây hư hại đến công trình, đảm bảo môi trường xung quanh khu vực Dự án luôn ở mức độ cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- Công tác khoan, nổ mìn được Chủ dự án hợp đồng với đơn vị dịch vụ có đủ chức năng theo quy định. Trước khi nổ mìn, đơn vị thi công lập hộ chiếu nổ mìn, các phương pháp thi công khoan, nổ mìn phải thực hiện đúng theo hộ chiếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn lao động.
- Trong hoạt động khoan tạo lỗ mìn, sử dụng thiết bị khoan thủy lực nhằm thu gom bụi phát sinh ngay khi khoan; ưu tiên sử dụng loại thuốc nổ thân thiện với môi trường như AĐ-1, Anfo, nhũ tương hoặc các loại thuốc nổ có tính năng tương tự. Áp dụng phương pháp nổ mìn om, hiện đại, thân thiện với môi trường và tuân thủ kỹ thuật nổ mìn an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung trong giai đoạn vận hành Thực hiện kiểm soát tải trọng đối với các phương tiện lưu thông trên tuyến, bảo đảm các phương tiện lưu thông trên tuyến đều đúng tải trọng cho phép; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền lắp đặt các biển báo hạn chế tốc độ tại các vị trí qua khu dân cư phù hợp với quy định.
5.4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
a. Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chuyển đổi rừng:
Tuân thủ các quy định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp trước khi triển khai thi công các hạng mục công trình của Dự án; nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của Thông tư số 25/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá và thỏa thuận phương án tận thu tài nguyên rừng trong phạm vi của Dự án; thực hiện các yêu cầu phòng chống cháy rừng theo quy định.
Diện tích rừng cần chuyển đổi khoảng 17,42 ha (diện tích rừng tự nhiên khoảng 5,07 ha; rừng đặc dụng khoảng 8,75 ha; diện tích rừng sản xuất khoảng 3,6 ha). Căn cứ theo khoản 1, Điều 21, Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
tổng diện tích dự kiến trồng rừng thay thế là: 13,82 ha rừng tự nhiên x 3 = 41,46 ha.
b. Công trình, biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực tới Vườn Quốc gia Hoàng Liên:
- Không lắp đặt công trường thi công trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Km6+167-Km6+617), chỉ lắp đặt lán trại tạm tại các vị trí trong phạm vi ranh giới GPMB của Dự án.
- Tuân thủ các quy hoạch, phương án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý toàn bộ chất thải, nước thải phát sinh bởi Dự án.
- Bố trí các cầu cạn trên tuyến để động vật di chuyển dễ dàng, gồm: phía tỉnh Lai Châu gồm: (1) cầu số 1, lý trình Km0+632,27, vượt suối dài 53,2 m; (2) cầu số 2, lý trình Km0+842,99, vượt suối dài 125,4 m; (3) cầu số 3, lý trình Km1+513,64, vượt suối cạn, dài 146,1 m; (4) cầu số 4, lý trình Km1+802,98, vượt suối cạn, dài 80,6 m;
(5) cầu số 5, lý trình Km2+39,99, vượt suối cạn, dài 109,6 m; (6) cầu số 6, lý trình Km3+360,75, vượt suối cạn, dài 293,4 m; Phía tỉnh Lào Cai gồm: (7) cầu số 7, lý trình Km6+432,8, vượt suối cạn, dài 40,2m; (8) cầu số 8, lý trình Km6+549,27, vượt suối cạn, dài 87,7 m; (9) cầu số 9, lý trình Km6+797,865, vượt suối cạn, dài 321,15 m;
(10) cầu số 10, lý trình Km7+241,09, vượt suối cạn, dài 178,4 m.
- Bố trí lưới chống đá văng lên bề mặt và sườn mặt thoáng khu vực chuẩn bị nổ mìn. Lưới sử dụng là lưới B40, đặt 2 lớp, mắt lưới được đặt so le. Lưới được giữ ổn định bằng hệ thống dây cáp và tăng đơ xiết cáp.
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự đối với đội ngũ cán bộ và công nhân viên tham gia thi công, vận hành Dự án; giám sát chặt chẽ lực lượng thi công xây dựng, đảm bảo chỉ dọn dẹp thực bì trong phạm vi ranh giới dự án, không chặt cây rừng, không làm ảnh hưởng tới cây rừng ngoài phạm vi GPMB của dự án; cán bộ và công nhân nhân tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm giữ gìn cảnh quan, môi trường hệ sinh thái và phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chặt phá cây rừng, săn bắt động vật hoang dã, xâm hại cảnh quan, hệ sinh thái trong VQG Hoàng Liên; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ hệ sinh thái và các loài động, thực vật và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
c. Biện pháp giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái dọc tuyến
Giám sát, đảm bảo công tác thi công được triển khai trong ranh giới, phạm vi cho phép; tăng cường kiểm soát không để công nhân san gạt đất xuống khu vực đất canh tác của dân dọc tuyến và đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên; bố trí cống thoát nước qua đường với kích thước phù hợp theo thỏa thuận với địa phương để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước theo đúng yêu cầu; bảo đảm mọi hoạt động của Dự án không gây ảnh hưởng tới hoạt động lấy nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế dân sinh khác của người dân khu vực Dự án; thực hiện hoàn nguyên môi trường và thanh thải khu vực Dự án ngay sau khi kết thúc thi công.
d. Giảm thiểu tác động do chấn động
- Xây dựng hộ chiếu nổ mìn lộ thiên và công tác quản lý VLN theo quy định.
- Lập kế hoạch nổ tránh gây những chuỗi nổ liên tục kéo dài tại một khu vực gây xáo trộn điều kiện sống của thú, chim.
- Không nổ mìn vào ban đêm và các thời điểm nhạy cảm (chiều tối, sáng sớm) để
tránh tiếng ồn sẽ gây tác động đến các loài thú, chim.
- Nổ mìn theo phương pháp bóc từ trên xuống, không nổ mìn theo phương pháp đánh sập từ chân taluy, việc đánh sập sẽ làm cho khối núi đổ sập gây rung động và có tiếng ồn rất lớn.
- Áp dụng phương pháp nổ mìn om trong lỗ khoan nhỏ, phương pháp này phá đá hiệu quả hơn và giảm độ ồn hơn so với phương pháp nổ mìn áp vách taluy.
5.4.5. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
a. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn thi công - Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố ngập úng: Thường xuyên kiểm tra, khơi thông các dòng chảy, thông tắc các cống rãnh thoát nước xung quanh công trường thi công đảm bảo không để nước đọng, gây ngập úng.
- Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động: Xây dựng các phương án ứng phó đối với các sự cố, tai nạn lao động; tập huấn cho công nhân về thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn lao động; trang bị bảo hộ lao động; tăng cường phổ biến và hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động kỹ năng phòng, tránh, ứng phó sự cố tai nạn lao động; không tập kết vật tư, vật liệu, thiết bị, làm lán trại gần bờ sông, suối và trong ranh giới Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố sạt lở: Bố trí các công trình phòng hộ như tường chắn ta luy âm, tường chắn taluy dương; gia cố mái ta luy; các công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng được thực hiện đồng bộ tại các vị trí thi công qua núi cao, vượt sông suối; định kỳ thực hiện giám sát xói lở trong suốt quá trình thi công các công trình cầu vượt sông, suối cạn và đoạn tuyến thi công qua khu vực núi đá nhằm phát hiện và xử lý kịp thời. Trường hợp xảy ra sạt lở hoặc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng và các công trình liên quan khác phải dừng mọi hoạt động có liên quan và phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan khắc phục tình hình và đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu: Tuân thủ phương án bảo đảm an toàn đường thủy nội địa trong thi công công trình; sử dụng phương tiện tham gia thi công có đủ năng lực ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; thỏa thuận với đơn vị có chức năng ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn trước khi thi công công trình để phối hợp khi xảy ra sự cố tràn dầu.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ: Ban hành quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn.
Xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, trình cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, chấp thuận theo quy định trước khi thi công và tổ chức thực hiện theo phương án được phê duyệt.
- Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố thi công nổ mìn phá đá: Đảm bảo khoảng cách an toàn trong quá trình nổ mìn thi công tại các đoạn tuyến có khoan, nổ mìn để phá đá; tuân thủ đúng theo phương án thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công