Hoạt động xã hội của người lao động ở khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 36 - 41)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ

2.2. Hoạt động xã hội của người lao động ở khu công nghiệp

2.2.1.1. Khái niệm người lao động ở khu công nghiệp

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Trong đó người lao động trực tiếp (người công nhân trực tiếp tham gia sản xuất). Người lao động gián tiếp (người sử dụng lao động: nhà lãnh đạo, quản lý, những người làm việc tại các phòng ban của một đơn vị, không trực tiếp sản xuất). [1].

Như vậy, người lao động là những người tham gia vào một hợp đồng mà theo đó họ phải thực hiện một công việc nhất định, được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết để làm việc và nhận được một số tiền nhất định theo hợp đồng quy định. Từ đó chúng tôi đưa ra khái niệm người lao động trong khu công nghiệp như sau:

Người lao động ở các khu công nghiệp là những người đã đủ điều kiện về mặt pháp lý để có thể tham gia làm việc trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp bao gồm những người quản lý, người làm công tác văn phòng và công nhân trực tiếp sản uất tại các phân ưởng.

2.2.1.2. Một số đặc điểm của người lao động ở các khu công nghiệp

Xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp, thủ công là chủ yếu nên trình độ học vấn của đa số người lao động làm việc ở một số khu công nghiệp hiện nay là những người lao động trẻ, trình độ học vấn nghề nghiệp thấp. Tính đến 2013 có 70,2 % tổng số công nhân có trình độ trung học phổ thông, 26,8 có trình độ trung học cơ sở 3,1 có trình độ tiểu học [39]. Tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo chiếm 8,8 %, công nhân được đào tạo tại doanh nghiệp chiếm 48,0 , công nhân có trình độ trung cấp chiếm 17,9 , công nhân có trình độ cao đẳng chiếm 6,6 , trình độ đại học chiếm 17,4 %.

Người lao động làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chịu nhiều căng thẳng, áp lực gấp gần 2 lần so với các công ty, doanh nghiệp của Nhà nước (44,9%; 25%). Ở ngành nghề đòi hỏi độ khéo léo, chính xác, làm việc mang tính dây truyền công nghiệp sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử, phụ tùng xe máy, ô tô...

người lao động gặp tình trạng này nhiều hơn (45,9 ). Bên cạnh bị quản lý về việc làm vượt thời gian làm thêm ngày, thêm giờ, người lao động tại khu công nghiệp còn cho rằng việc quản lý chặt thời gian làm việc còn thể hiện ở việc đánh vào tiền lương, tiền thưởng, không được phép nghỉ ốm nếu không có xác nhận của y tế. [32]. Vì vậy người lao động dường như không có thời gian để tái tạo sức lao động. Hiện tượng

“vắt cạn sức lao động”. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn do công việc không có khả năng thăng tiến (32,8%), công việc bị ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn) (29,3%) [32]

Về tiền lương và thu nhập luôn là vấn đề được công nhân quan tâm có 46,9 % công nhân bức xúc về tiền lương, thu nhập; 6,9% bức xúc về việc làm không ổn định; 17,6 % bức xúc về nhà ở; 11,1 % bức xúc về nhà giữ trẻ; 11,8 % bức xúc về trường học cho con; 10,4 % bức xúc về thời gian nghỉ ngơi; 3,9 bức xúc về điều kiện lao động không an toàn; 12,2 % bức xúc môi trường làm việc ô nhiễm; 6,6 % bức xúc trang bị bảo hộ lao động thiếu; 15,2 % bức xúc không có khu vui chơi giải trí; 1,6 % bức xúc không được tham gia bảo hiểm xã hội; 3,2 % bức xúc không được đào tạo bồi dưỡng. [38]. Từ bức tranh chung về đặc điểm của người lao động ở khu công nghiệp cho thấy đây là một vấn đề cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa của các cấp, đặc biệt là những người quản lý các Doanh nghiệp cần tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để người lao động yên tâm lao động và cống hiến cho tập thể và cho cộng đồng.

2.2.1.3. Một số nét tâm lý xã hội đặc trưng của người lao động ở các khu công nghiệp Cần cù, chịu khó trong lao động:

Cần cù, chịu khó chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Đối với người lao động ở các khu công nghiệp đa số có nguồn gốc từ lao động nông nghiệp hoặc sống trong khu vực nông thôn, tính chất lao động nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, nặng nhọc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên đã tạo ra đức tính cần cù, chịu khó. Khi chuyển sang lao động công

nghiệp sự cần cù chịu khó vẫn được phát huy như một phẩm chất quan trọng. Biểu hiện cụ thể như khi được giao nhiệm vụ họ là những người có ý thức chấp hành, làm việc theo hướng dẫn của người quản lý.[15]. Điều này được thể hiện rất rõ trong hoạt động lao động của họ, không những trong hoạt động lao động mà còn được thể hiện trong khi tham gia các hoạt động xã hội.

Truyền thống yêu nước thương nòi: Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân trong quá trình lao động sản xuất, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đoàn kết giúp quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo bầu không khí thoải mái, vui tươi, phấn khởi giúp người lao động yên tâm công tác, hài lòng với môi trường làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. [30]

Sống có nghĩa tình, thủy chung: một trong những thế mạnh của công nhân lao động hiện nay là có niềm tin, sáng tạo trong lao động, sống có trách nhiệm với gia đình, người thân. Đối với công nhân, đi làm không chỉ đơn giản là tạo thu nhập để nuôi sống bản thân, mà còn để phụ giúp cho gia đình, người thân trang trải cuộc sống. Cho nên một phần không nhỏ trong thu nhập hàng tháng của người lao động được tích cóp để gửi về cho gia đình, người thân. Ngoài ra, phẩm chất đáng quý của công nhân còn thể hiện ở việc sống có trách nhiệm với doanh nghiệp; sống có trách nhiệm với xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số những mặt tiêu cực của một bộ phận công nhân do định hướng giá trị còn lệch lạc có suy nghĩ vị kỷ, thực dụng, thiếu trách nhiệm, nhiều công nhân còn quan niệm có tiền là có tất cả, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể [30]

Ngoài ra còn bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng, thói quen của nền sản xuất tiểu nông manh mún, thiếu tính toán, hiệu quả kinh tế, lãng phí...; tác phong công nghiệp chưa trở thành phổ biến, nên tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu...; khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc... còn rất hạn chế, đặc biệt là những rào cản về văn hóa ngôn ngữ khi có yếu tố lao động nước ngoài hoặc làm việc ở nước ngoài. Do đó phẩm chất nghề nghiệp này của người lao động còn yếu, cần phải mất nhiều thời gian và kiên trì mới có thể xây dựng được. [15]

2.2.2. Hoạt động xã hội của người lao động ở khu công nghiệp 2.2.2.1. Khái niệm hoạt động xã hội

Theo nghĩa rộng: Hoạt động xã hội (phong trào vận động xã hội ) bao gồm những nỗ lực để thúc đẩy, cản trở hoặc điều khiển các thay đổi về xã hội, chính trị, kinh tế, hoặc môi trường. [117]

Theo tác giả Phạm Mạnh Hà: Hoạt động xã hội là hoạt động có ý thức, có chủ đích, thể hiện tính tích cực xã hội của các cá nhân khi tham gia vào các công việc chung của cộng đồng. Hoạt động xã hội thể hiện tính tích cực cao độ của cá nhân biểu hiện ở tính chủ động, tính tự giác, quyết đoán, tính nhận thức, tính ý chí khi vượt qua những khó khăn để thực hiện đến cùng hoạt động nhằm mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội. [15]

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng: Hoạt động xã hội là hoạt động có ý thức, có tính tự giác được thực hiện trong mối quan hệ với người khác, cùng với người khác nhằm mang lại những lợi ích cho bản thân và cho người khác 2.2.2.2. Phân loại hoạt động xã hội xã hội

- Căn cứ vào mục đích của hoạt động xã hội có thể chia thành: Hoạt động mang lại những giá trị, lợi ích cho bản thân chủ thể và hoạt động mang lại giá trị, lợi ích cho người khác, cho cộng đồng

- Căn cứ vào tính chủ thể có thể chia thành hai nhóm: Hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội. Hoạt động cá nhân là những hành động của cá nhân thực hiện trong quá trình tương tác với môi trường nhằm thoả mãn các nhu cầu mang tính cá nhân.

Hoạt động xã hội là hoạt động có mục đích đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

- Căn cứ vào tính chất của hoạt động xã hội: Hoạt động xã hội chính thức và hoạt động xã hội không chính thức. Hoạt động chính thức là những hoạt động được các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức xã hội hoặc địa phương đứng ra tổ chức theo kế hoạch, theo quy định của pháp luật. Những hoạt động này được các cơ quan quản lý cho phép và hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội. Hoạt động không chính thức là hoạt động được các cá nhân hoặc nhóm người có cùng tâm nguyện, chí hướng làm việc thiện tự đứng ra tổ chức, kêu gọi mọi người cùng tham gia một cách tự phát, tự nguyện của các thành viên.

- Căn cứ vào đối tượng tác động có thể chia ra thành một số dạng hoạt động xã hội chủ yếu sau:

Hoạt động chính trị, kinh tế, hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện, hoạt động tương trợ, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động phong trào thi đua, hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động

Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu một số hoạt động hướng đến tập thể như hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động tương trợ lẫn nhau, hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, hoạt động sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, hoạt động sự kiện tại doanh nghiệp, hoạt động hỗ trợ vật chất cho NLĐ, hoạt động bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp, hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình, hoạt động khuyến học, hoạt động chia sẻ nhân ái với đồng nghiệp. Một số hoạt động hướng tới cộng đồng như hoạt động từ thiện, hoạt động tình nguyện- bảo vệ môi trường cộng đồng, hoạt động hiến máu nhân đạo, hoạt động thăm hỏi những người có hoàn cảnh khó khăn, người có công.

2.2.2.3. Đặc trưng hoạt động xã hội tại các khu công nghiệp

Nội dung hoạt động xã hội: Doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xã hội theo các chủ đề với các nội dung nhằm phát huy truyền thống dân tộc, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, giáo dục phát huy quyền và trách nhiệm công dân, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục tư tưởng Hồ Chí minh, giáo dục ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Qua các nội dung trên cán bộ công đoàn tổ chức các hoạt động xã hội có nhiệm vụ phải căn cứ vào chủ đề, lựa chọn nội dung hoạt động chính và các nội dung giáo dục cần tích hợp để tổ chức hoạt động cho người lao động.

Lợi ích hoạt động xã hội: Nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động về ý nghĩa, lợi ích mang lại cho người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội, giúp người lao động chuyển hóa một cách tự nguyện, tự giác, tích cực biến yêu cầu của doanh nghiệp, của tổ chức công đoàn thành của tập thể người lao động và của cá nhân người lao động. Thông qua hoạt động xã hội có thể giúp người lao động sống một cách vui vẻ, thoải mái, an toàn, khỏe mạnh, đoàn kết, sống có trách nhiệm, có

tình yêu thương, sự sẻ chia với mọi người, có khả năng thích ứng với những biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Kết quả của hoạt động phản ánh thông qua sự trưởng thành của nhân cách người lao động và bằng các hoạt động thực tiễn. Tham gia các hoạt động xã hội người lao động khẳng định được những phẩm chất, năng lực của bản thân và cao hơn là củng cố và khẳng định các giá trị đúng đắn của xã hội. Bởi vì mỗi một loại hoạt động đều tạo ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định. Sự thành công phụ thuộc phần lớn vai trò của người tổ chức, do đó người lãnh đạo công ty cần phải quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, năng lực điều khiển hoạt động cho cán bộ phụ trách các hoạt động này.

Sự nỗ lực của ý chí thực hiện mục tiêu: Ngoài thời gian lao động sản xuất người lao động có quyền lợi và trách nhiệm tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên do tính chất của công việc cũng như hoàn cảnh sống của người lao động trong các khu công nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn vất vả. Vì vậy khi tham gia các hoạt động xã hội đòi hỏi người lao động cần có sự nỗ lực cao của ý chí để có thể vượt qua những khó khăn thách thức đó.

Sự chủ động của người lao động: Đối với môi trường sống và trong khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động sự chủ động sẽ giúp người lao động ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn, trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình với trách nhiệm của một công dân của đất nước, một thành viên trong một tổ chức, từ đó họ sẽ khắc phục được những khó khăn để tham gia các hoạt động xã hội.

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)