Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH TÍCH CỰC
1.3. Nghiên cứu về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động
1.3.1. Hướng nghiên cứu về tầm quan trọng của tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của cá nhân và nhóm
Tác giả Knoke, D., & Thompson, R. (1997) trong bài viết “Xu hướng thành viên hiệp hội tự nguyện và cuộc sống gia đình” công bố kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích điển hình, mô tả khuynh hướng tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có xu hướng tham gia hoạt động tình nguyện để phát triển tính tích cực hoạt động cộng đồng thì cần để họ tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế hoạch hoạt động của gia đình. Bên cạnh đó, gia đình cần tạo điều kiện cho họ có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình. Tác giả cũng đưa ra một số những ảnh hưởng và rào cản khi thanh niên muốn tham gia hoạt động tình nguyện, từ đó có những phương án giải quyết những rào cản nhằm đưa họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động tình nguyện. [78]. Tác giả Ayalon thì cho rằng tình nguyện có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong ngay cả sau khi điều chỉnh độ tuổi, giới tính, giáo dục, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất cơ bản, mức độ hoạt động và tham gia xã hội. Những người tình nguyện trong 10 đến 14 năm có nguy cơ tử giảm tử vong so với những người không tình nguyện.
Ngoài ra, những người tình nguyện tư nhân, không phải là thành viên của một tổ chức chính thức, cũng có nguy cơ tử vong giảm so với những người không tình nguyện [54]. Tác giả Hanks, M., & Eckland, B. K. (1998) cho rằng có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự tích cực tham gia hoạt động tình nguyện của người lớn tuổi có liên quan đến quá trình xã hội hóa của họ ở lứa tuổi thanh niên. Kết quả hoạt động lao động cũng như thành tích học tập của họ tăng cao khi có sự tham gia tích cực hoạt động xã hội ở nhà trường [71].Tác giả Idler, E. L., & Kasl, S. V. (1999)
nghiên cứu về sự khác biệt giữa những người dân tham gia và không tham gia hoạt động tình nguyện. Kết quả cho thấy, để có được sự tham gia hoạt động tình nguyện tích cực của người dân thì nhà tổ chức phải liên kết họ với nhau để tham gia các hoạt động phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phải quan tâm đến hoàn cảnh khác nhau của họ .[74]. Hayghe, H. V. (2001) trong một nghiên cứu “Sự tham gia tình nguyện và cam kết về thời gian của người Mỹ lớn tuổi” nhận ra rằng, tính tích cực tham gia hoạt động tình nguyện của người Mỹ lớn tuổi có liên quan đến sự cam kết của họ. Sự cam kết làm việc vì lợi ích cộng đồng khiến họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tình nguyện.[72] . Krause, N, Herzog, E. R., & Baker, E. (2002) đã chỉ ra rằng, tham gia hoạt động tình nguyện giúp phát triển kĩ năng hợp tác, tạo ra sự bình đẳng, hài hoà trong sự phát triển của phụ nữ. Hoạt động xã hội ở phụ nữ giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân với cá nhân trong nhóm, giữa cá nhân với nhóm trong hoạt động lao động.
[76]. Tác giả Morrow-Howell, N., Hinterlong, J., Rozario, P. A., & Tang, F. (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động tình nguyện đối với hạnh phúc của người lớn tuổi. Kết quả cho thấy những người lớn tuổi tham gia nhiều giờ tình nguyện thì mức độ hạnh phúc cao hơn.[82].
Theo tác giả Young, F. W., & Glasgow, N. (2008) với nghiên cứu về “Sự tham gia xã hội và sức khỏe” tích cực tham gia hoạt động tình nguyện bao gồm nhiều “phương pháp tiếp cận và chiến lược” nhằm cải thiện sức khỏe tâm lý ở các mức độ khác nhau. Mục tiêu của một số cá nhân tham gia hoạt động xã hội, tình nguyện là nhằm: tăng cường sức khỏe, hoặc sử dụng một cách hiệu quả hơn các kỹ năng, khả năng và các nguồn lực; tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ; định hướng các giá trị, thái độ, động cơ và điều kiện để hỗ trợ phát triển cộng đồng. Theo tác giả, tham gia hoạt động tình nguyện giúp nâng cao kiến thức về con người;
Nâng cao kỹ năng làm việc trong những điều kiện làm việc khác nhau (năng lực làm việc nhóm, năng lực thích ứng ).[102].Tác giả Dulin, P. L., Gavala, J., Stephens, C., Kostick, M., & McDonald, J. (2012) cho thấy số lượng hoạt động tình nguyện mỗi tuần là yếu tố dự báo duy nhất về mức độ hạnh phúc của người cao tuổi. [66]. Turcotte. M và Gaudet.S khi so sánh mức độ tham gia hoạt động xã hội của hai
nhóm người lao động : làm việc toàn thời gian và làm việc bán thời gian cho thấy sự tham gia xã hội của người lao động làm việc toàn thời gian tham gia ít hơn so với người làm việc bán thời gian và thất nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng khẳng định rằng những người có nhiều thời gian rảnh rỗi không nhất thiết phải là những người tham gia nhiều nhất. [97]
Ngoài ra một số tác giả khác đã chỉ ra vai trò của việc tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động tình nguyện, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giải trí...có liên quan chặt chẽ tới sự hài lòng của cuộc sống. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc tham gia các hoạt động trên thực sự có lợi cho người lớn tuổi như cải thiện sức khoẻ tốt hơn [82.] tăng sự hài lòng trong cuộc sống [Van Willigen, 2000], giảm tử vong [Musick, Herzog, & House, 1999, Shmotkin, Blumstein, &
Modan, 2003], mức độ hài lòng cao hơn [Jirovec & Hyduk, 1998], mức độ phụ thuộc chức năng và triệu chứng trầm cảm thấp hơn [82]. Trong đó, tần suất tham gia các hoạt động càng lớn thì sự hài lòng trong cuộc sống càng cao [Lemon, Bengtson và Peterson,(1972)] [99.]. Tác giả Zhen Zhang, Jianxin Zhang (2014) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động xã hội đối với chất lượng cuộc sống.
Thứ nhất, sự tham gia xã hội cung cấp lợi ích tình cảm thông qua sự tương tác hoặc giao tiếp với người khác và tăng cường hỗ trợ xã hội của một người (Berkman và cộng sự 2000, Ferlander 2007). Thứ hai, chỉ ra vai trò của các hoạt động xã hội, chẳng hạn như dịch vụ cộng đồng và các hành vi tình nguyện, bản sắc và giá trị bản thân (Borgonovi 2008; Thoits and Hewitt 2001). Thứ ba, sự tham gia làm cho một cá nhân phản ứng nhanh hơn với ảnh hưởng xã hội (nghĩa là các quy tắc xã hội và áp lực của bạn bè), điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến sức khoẻ của một người (Fowler và Christakis 2008). Cuối cùng, tham gia vào các hoạt động xã hội có thể tăng tần số và số lần giải trí ngoài trời, tập thể dục của người cao tuổi và tăng cường gián tiếp đến sức khoẻ thể chất và tâm lý của họ (Pinquart và Soèrensen 2000).
Nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như sức khỏe thể chất, thu nhập, điều kiện kinh tế xã hội. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách làm thế nào để có biện pháp làm tăng hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người về hưu. [104].