Đánh giá chung về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 78 - 83)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá chung về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội được tổng hợp thành một bức tranh tổng thể như sau:

Bảng 4.1. Kết quả thống kê tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ và các mặt biểu hiện tính tích cực

Các mặt biểu hiện ĐTB ĐLC Mức

Tính tích cực chung 3,06 0,46 Trung bình

Nhận thức 2,99 0,40 Trung bình

Sẵn sàng chủ động 2,94 0,49 Trung bình

Hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó 3,25 0,50 Trung bình

Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy nhìn chung tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội chỉ đạt ở mức “trung bình” (ĐTB = 3,06; ĐLC = 0,46). Trong đó mặt nhận thức (ĐTB = 2,99; ĐLC = 0.40). Sự sẵn sàng chủ động (ĐTB = 2,94; ĐLC = 0,49), Hành động kiên trì, nỗ lực (ĐTB = 3,25; ĐLC = 0,50).

Giữa các nhóm người lao động xét theo các tiêu chí giới tính, loại hình doanh nghiệp, tuổi đời, trình độ học vấn và vị trí làm việc kết quả cho thấy: Nhóm lao động nam (ĐTB = 3.10; ĐLC = 0,23), lao động nữ (3,04; ĐLC = 0,20), t(548) = 3,13. Để xem xét giá trị trung bình của các nhóm người lao động nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa không hay sự tăng giảm về mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở hai nhóm này khác nhau chỉ là sự ngẫu nhiên, chúng tôi đã sử dụng phép so sánh T-test. Kết quả cho thấy có P = 0.002 < 0.05. Như vậy có thể kết luận là giữa 2 nhóm nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với thực tế nữ giới trong xã hội hiện nay ngoài công việc chính ở công ty họ còn

phải gánh vác công việc của gia đình “tề gia nội trợ”. Qua thực tế phỏng vấn chị Đ.T.H công ty TNHH Chính xác Việt Nam chia sẻ: “Ngoài thời gian làm việc ở công ty ra mình lại mau chóng về nhà chợ búa, cơm nước cho gia đình. Không giống như các ông nam giới, ngoài thời gian làm việc các ông ấy thoải mái hơn chị em phụ nữ chúng mình”. Chị M.A công ty TNHH Panasonic cũng chia sẻ: hết thời gian làm việc là tôi về phòng trọ ngay, các hoạt động thể thao công ty có tổ chức nhưng do công việc nên tôi rất khó để tham gia được”.

So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động thuộc Doanh nghiệp Nhà nước và người lao động thuộc Doanh nghiệp FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người lao động thuộc doanh nghiệp FDI (ĐTB = 3,01; ĐLC = 0,12; DNNN (ĐTB = 3,11; ĐLC = 0,15) t(548) = -5.212; p = 0.000, điều này có thể lý giải như sau: Mặc dù loại hình tổ chức như nhau, mỗi doanh nghiệp đều có những quy chế, nội quy ban hành, đều tuân theo các quy định cơ bản của luật lao động, luật công đoàn, quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các doanh nghiệp, đều tuân theo các hướng dẫn chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước nên người lao động dù đang làm việc trong doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp Nhà nước thì cũng phải tuân thủ một số những quy định cơ bản khi đảm nhiệm vai trò của mình. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào chủ trương cũng như sự quan tâm tới các hoạt động này của từng doanh nghiệp khác nhau nên phong trào tham gia của các doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu kinh tế là quan trọng hàng đầu. Theo các báo cáo của công đoàn các cấp cho thấy thực tế quá trình triển khai các phong trào thi đua ở các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước vẫn còn gặp không ít khó khăn, không ít doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa quan tâm nhiều đến sự phối hợp với công đoàn tổ chức các hoạt động xã hội nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc người lao động tham gia các hoạt động xã hội.

So sánh giữa độ tuổi của người lao động cho thấy: Nhóm tuổi từ 18-27, (ĐTB = 3,09; ĐLC = 0,22) cao hơn so với nhóm tuổi từ 28-37(ĐTB = 3,01; ĐLC =

0,20); p = 0.00. Như vậy, nhóm thanh niên trẻ sự tích cực cao hơn, điều này phù hợp với thực tiễn giống như câu nói “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với sức trẻ và thời gian thuận lợi nên sự tích cực của họ cao hơn so với nhóm tuổi 28-37. Có thể đây là độ tuổi kết hôn, lập gia đình nên họ cần nhiều thời gian dành cho gia đình hơn là việc ngoài xã hội nên sự tích cực thấp hơn so với nhóm 18-27. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy nhóm tuổi từ 36-46 (ĐTB = 3,15; ĐLC

= 0,21) cao nhất, như vậy mức độ tích cực mang tính bền vững khi tham gia các hoạt động xã hội theo tuổi đời có liên quan đến sự ổn định về công việc về cuộc sống. Khi họ thực sự hiểu rõ về công việc và có sự thích ứng với nghề nghiệp ở mức cao nên mọi khó khăn họ đều vượt qua, mặt khác đây cũng là giai đoạn họ đang cần phấn đấu, cống hiến để khẳng định vị trí của mình trong tập thể và trong xã hội, có thể đó là lí do khiến họ tham gia tích cực hơn.

Ngoài ra khi so sánh nhóm người lao động ở vị trí khác nhau cũng có sự khác nhau. Kết quả cho thấy, các nhóm người lao động có vị trí làm việc khác nhau xét trên tổng thể tính tích cực có P = 0,00 < 0.05. Điều này khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cụ thể:

Nhóm người lao động làm việc ở vị trí công nhân (ĐTB = 2.99; ĐLC = 0,19), tiếp đến nhóm nhân viên phòng ban (ĐTB = 3.11; ĐLC = 0.16), nhóm cán bộ, quản lý (ĐTB = 3.28; ĐLC = 0,24). Như vậy, nhóm công nhân lao động sự tích cực ở mức thấp hơn so với nhóm làm việc ở vị trí phòng ban và lãnh đạo quản lý.

Chúng ta đều biết rằng vị trí làm việc liên quan đến trình độ học vấn. Thực tiễn cho thấy đời sống của công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn vất vả về điều kiện làm việc, tiền lương thấp không đủ bảo đảm đời sống vật chất và tái sản xuất sức lao động, nhiều công nhân các khu công nghiệp còn phải sống tạm bợ, chật chội trong các phòng trọ, không bảo đảm các tiện nghi tối thiểu. Bên cạnh đó, áp lực của công việc và làm thêm giờ, nhiều công nhân cả tháng trời không biết đến ti-vi, sách, báo. Với thực tế này thì công nhân khó nghĩ tới hưởng thụ văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần, không ít công nhân có thái độ thụ động, ít quan tâm đến các vấn đề chung của xã hội, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân trước mắt mà không

hiểu được mối quan hệ đồng thuận, cùng phát triển giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, dễ bị kích động, không ít công nhân ngoài thời gian lao động họ dễ bị rủ rê, lôi kéo tham gia tệ nạn xã hội.

Ngược lại, những người lãnh đạo, quản lý và nhân viên phòng ban được hưởng những chế độ đãi ngộ, chế độ phụ cấp cao hơn, thời gian thuận lợi hơn so với người lao động trực tiếp sản xuất. Hơn nữa họ là những người điều hành, “đầu tàu”

trong các hoạt động của doanh nghiệp nếu họ không gương mẫu, đi đầu trong các phong trào trên thì khó để người lao động noi gương.

Từ bức tranh chung cho thấy sự phong phú, đa dạng ở các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, điều này có thể lý giải ở hai góc độ sau:

Thứ nhất, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động là sự tích cực đa mặt biểu hiện (gồm sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó). Vì vậy, một người lao động có thể tích cực ở mặt này nhưng ở mặt khác lại chưa tích cực. Ví dụ, một người lao động có thể có sự nhận thức ở mức độ cao về sự cần thiết, lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội nhưng lại thấp ở mặt hành động nỗ lực.

Thứ hai, sự đa dạng trong sự tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động xuất phát từ đối tượng tham gia. Một người lao động tích cực tham gia có thể thay đổi qua các độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau, vị trí khác nhau khi làm việc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên bình diện chung tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động được nghiên cứu chỉ đạt mức “trung bình”. Để làm rõ hơn tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tác giả luận án đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện của tính tích cực. Tuy nhiên để tìm hiểu các mặt biểu hiện trên trước hết ta cần tìm hiểu mối tương quan giữa các mặt biểu hiện này, kết quả thu được như sau:

Mối tương quan giữa tính tích cực chung với các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

Biểu đồ 4.1. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ

Ghi chú: r * khi p < 0,05; r** khi p < 0,01

Hệ số tương quan nhị biến Pearson r giữa từng cặp biến số được xem xét trong nghiên cứu này có mối quan hệ qua lại tương đối chặt chẽ và khăng khít. Mỗi khía cạnh đều có mối tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê với các mặt khác và dường như các mối quan hệ này tạo nên một cấu trúc khá chặt chẽ. Điều này được thể hiện ở hệ số tương quan tương đối mạnh và có ý nghĩa về mặt thống kê ở hầu hết các mặt biểu hiện của tính tích cực.

Mối tương quan chặt chẽ giữa từng cặp của các mặt biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội: (Tính tích cực chung- nhận thức về ý nghĩa )= 0.67 , p < 0,01; r (tính tích cực chung - sự sẵn sàng chủ động) = 0.765, p < 0,01, r (tính tích cực chung - hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó) = 0.773,p < 0,01, r (sự sẵn sàng chủ động- nhận thức về ý nghĩa) = 0.363, p < 0,01, (sẵn sàng chủ động- hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó) = 0,51; p < 0,01, r (hành động kiên trì, nỗ lực vượt

r=.363**

r=.765

**

Tính tích cực tham gia

HĐXH

Sự nhận thức

Sự sẵn sàng chủ động

Hành động kiên trì, nỗ

lực

.r=670**

r=.514*

*

r=.293*

*

khó- nhận thức) = 0.293, p < 0,01. Cho thấy giữa tính tích cực chung với mặt nhận thức, tính tích cực chung với sự sẵn sàng chủ động, giữa tính tích cực chung với hành động kiên trì, nỗ lực có mối tương quan thuận và mạnh. Điều đó có nghĩa là sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó thì cũng thấy tính tích cực chung là cao và ngược lại khi không có sự sẵn sàng chủ động và hành động nỗ lực vượt khó thì cũng không có tính tích cực cao. Điều này thể hiện rất rõ khi người lao động nhận thức được sâu sắc ý nghĩa việc tham gia các hoạt động xã hội, từ đó sẽ sẵn sàng chủ động tham gia các hoạt động. Ngược lại khi người lao động không nhận thức rõ ý nghĩa lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội cho tập thể và cộng đồng thì họ sẽ thụ động, thờ ơ và tham gia cho có phong trào mà thôi. Hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó và mặt sẵn sàng chủ động không tham gia chặt chẽ với mặt nhận thức hay nói cách khác dù có nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động xã hội thì vẫn có thể không hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để tham gia, không có sự sẵn sàng chủ động “biết thế nhưng không làm thế”. Điều này cũng có thể có nhiều lý do khác nhau có thể do điều kiện khách quan như điều kiện làm việc, cách thức tổ chức, cách quản lý ...

Từ bảng trên, có thể rút ra một số nhận xét sau: Các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó đều có mối quan hệ mạnh mẽ thuận chiều với nhau tạo thành một tổng thể tính tích cực. Kết quả kiểm định tương quan Pearson cho thấy r có giá trị từ (0.293 đến 0.773) (p < 0.01), thể hiện giá trị tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê và mối tương quan khá mạnh.

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)