Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc
4.2.2. Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện ở sự sẵn sàng chủ động
Đối với người lao động thể hiện sự sẵn sàng, chủ động khi tham gia các hoạt động xã hội là người luôn khắc phục những khó khăn khi tham gia, không ỉ lại vào người khác, vì vậy khi tham gia các hoạt động xã hội họ không thụ động trước những hoạt động của tập thể mà họ chủ động bắt tay vào tham gia các hoạt động một cách tự giác.
Kết quả khảo sát về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở mặt sẵn sàng, chủ động được miêu tả rõ hơn ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.5. Sự sẵn sàng chủ động tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ
Các biểu hiện
Mức độ biểu hiện ở sự sẵn sàng chủ động khi tham gia hoạt động xã hội đối với
người lao động (%)
ĐTB ĐLC
Hoàn toàn không
đồng ý
Đồng ý một phần
Đồng ý
Khá đồng
ý
Rất đồng
ý
Ngoài thời gian sản xuất tôi luôn sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý để tham gia.
2,32 0,48 0,4 67,6 31,5 0,5 0
Tôi luôn trích ra một khoản tiền chi tiêu để tham gia các hoạt động từ thiện, ủng hộ bạn bè, những người gặp hoàn cảnh khó khăn
2,37 0,49 0 63,1 36,4 0,5 0
Khi được giao nhiệm vụ, tôi nhận nhiệm vụ mà không né tránh
3,35 0,49 0 0,2 64,4 35,1 0,4
Tôi luôn tìm hiểu trước cách
thức để tham gia 3,39 0,50 0 0,7 58,9 40,4 0
Tôi thuyết phục để mọi người hiểu về lợi ích của HĐXH và khuyến khích mọi người cùng tham gia
3,25 0,49 0 2,7 69,3 28,0 0
ĐTB chung 2,94 0,49
Các kết quả thu được bảng 4.5 cho thấy, nhìn chung ĐTB chung của toàn thang đo “sự sẵn sàng chủ động khi tham gia” (ĐTB = 2,94; ĐLC = 0,49) đạt ở mức “trung bình”.
Sự sẵn sàng chủ động được biểu hiện ở chỗ tìm hiểu trước cách thức để tham gia (ĐTB = 3,39; ĐLC = 0,50). Trong đó 4 người, chiếm 0,7% trả lời ở mức
“đồng ý một phần”, có 234 người, chiếm 58,9% trả lời ở mức “đồng ý”, 222 người, chiếm 40,4% trả lời ở mức “khá đồng ý” và không có ý kiến nào trả lời ở mức “rất không đồng ý”. Qua phỏng vấn sâu để tìm hiểu thêm về sự sẵn sàng chủ động của người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội cho thấy hầu hết chưa sẵn sàng chủ động khi tham gia. Điển hình qua chia sẻ của chị L.T.H 28 tuổi làm việc công ty TNHH Đỉnh Vàng chia sẻ: “Em thấy bản thân em cũng như mọi người ung quanh em ai cũng thế cứ phát động thì tham gia nhưng bảo để tìm hiểu trước thì chắc là không, chỉ có những người điều hành, phụ trách công việc này thì họ sẽ phải tìm hiểu trước thôi”. Tuy nhiên cũng có ý kiến chia sẻ rằng:
“Em có tìm hiểu trước cách thức khi tham gia một số hoạt động, em nhớ có lần công đoàn tổ chức chơi trò chơi kéo co, thực ra chỉ để vui vẻ với nhau thôi nhưng mình cũng muốn đội mình thắng chứ, vậy là em lên mạng tìm hiểu trước cách thức kéo như thế nào để hướng dẫn cho đội của mình và kết quả đội của em thắng đó, cũng vui ra trò đấy chị ạ”. Khi được giao nhiệm vụ tôi nhận nhiệm vụ mà không né tránh (ĐTB = 3,35; ĐLC = 0,49). Như vậy, hầu hết người lao động đều trả lời ở mức “đồng ý” mức “trung bình”. Điều này cho thấy người lao động đều thể hiện trách nhiệm của mình trước hoạt động chung của tập thể và cộng đồng, họ không thoái thác, trốn tránh trách nhiệm của mình. Điều này được thể hiện qua phỏng vấn sâu một số người lao động đã cho biết họ đều chủ động tham gia, không chây ì, khi tổ chức phát động, họ luôn chủ động. Điển hình như chị L.T.T.H công ty TNHH chính xác Việt Nam chia sẻ: “Mình là người nghiêm túc trong mọi công việc, mình không thích để ai nhắc nhở, bất kỳ làm việc gì mình thường uyên đến trước, thấy việc là làm thôi”, nhưng để thuyết phục mọi người cùng tham gia chỉ đạt (ĐTB = 3,25; ĐLC = 0,49). Trong đó có 381 người, chiếm 69,3 % trả lời ở mức “Đồng ý” và 154 người, chiếm 28 % trả lời ở mức “khá đồng ý”, 15 người,
chiếm 2,7% trả lời ở mức “đồng ý một phần” và không có ý kiến nào trả lời ở mức
“rất đồng ý”. Tiếp theo là luôn trích ra một khoản tiền chi tiêu để tham gia các hoạt động từ thiện, ủng hộ bạn bè chỉ đạt (ĐTB = 2,37; ĐLC = 0,49) đạt ở mức
“thấp”. Trong đó có tới 347 người, chiếm 63,1 % trả lời ở mức “đồng ý một phần”, có 200 người, chiếm 36,4 % trả lời ở mức “đồng ý” và chỉ có 3 người, chiếm 0,5 % trả lời ở mức “khá đồng ý”. Chúng ta đều biết nhiều công nhân lao động hiện nay đang có mức thu nhập trung bình hàng tháng được xếp vào loại thấp và rất thấp nên việc chủ động sắp xếp chi tiêu để trích ra một khoản tiền dành cho các hoạt động này đều là việc rất khó khăn. Qua chia sẻ của L.T.T công ty TNHH Đỉnh Vàng : “Em có nghe mọi người nói chuyện nên chia các khoản thu nhập hàng tháng của mình ra làm 5 phần. Trong đó có khoản dành riêng cho việc để giúp đỡ người khác, đó là việc cần thiết nhưng em thấy thật là khó vì bản thân như gia đình em mỗi tháng cả hai vợ chồng chỉ dành cho chi tiêu sinh hoạt của gia đình và học hành cho con cái mà thấy còn chật vật nhiều lúc vẫn thiếu nên việc dành các khoản này để tham gia thì đối với em chưa bao giờ làm được đâu ạ.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng “Thực ra mọi người chưa hiểu hết ý nghĩa của việc mình trích tiền ra để làm từ thiện hàng tháng nên thấy nó khó khăn, bản thân gia đình em đã làm điều đó từ khi em hiểu sâu sắc về việc làm từ thiện cũng giống như trước kia Bác Hồ đã từng kêu gọi “lập hũ gạo cứu đói”, mình có ít thì dành ít nhưng luôn phải có ý thức để làm điều đó thì sẽ làm được thôi”, sự chủ động sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý để tham gia chỉ đạt (ĐTB = 2,32; ĐLC = 0,48) mức
“thấp”. Trong đó có 3 người, chiếm 0,5 % trả lời ở mức “rất đồng ý”, có tới 372 người, chiếm 67,6 % trả lời ở mức “đồng ý một phần”, có 173 người, chiếm 31,5
% trả lời ở mức “đồng ý” và 3 người, chiếm 0,5 % trả lời ở mức “khá đồng ý”.
Như vậy, hầu hết người lao động đều chưa sẵn sàng cho việc tham gia các hoạt động. Có lẽ đây là việc khó để người lao động sắp xếp một cách hợp lý, do tính chất của công việc người lao động thường phải làm ca kíp, tăng ca, tăng giờ và công việc của gia đình cộng với sự nhiệt huyết, sẵn sàng vì lợi ích cho người khác chưa đủ mạnh thì đây là một việc hết sức khó khăn, vì vậy mệnh đề này đạt chỉ đạt mức “thấp”.