Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tổ chức nghiên cứu
3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện qua giai đoạn khảo sát thử và khảo sát chính thức.
- Nội dung của khảo sát thử:
3.2.2.1. Mục đích
- Xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi của đề tài, trên cơ sở đó, chỉnh sửa các biến chưa đạt yêu cầu để hoàn thiện bảng hỏi.
- Chỉnh sửa các phiếu phỏng vấn sâu, trước khi khảo sát chính thức.
3.2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn
- Xây dựng công cụ nghiên cứu: bảng hỏi, phỏng vấn sâu - Điều tra thử và phân tích độ tin cậy của thang đo.
- Điều tra thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
- Phân tích kết quả điều tra thực trạng mức độ biểu hiện đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
3.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn là điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình, thực nghiệm tác động và thống kê toán học. Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm một số giai đoạn chính gồm 4 bước như sau: bước: 1 - Thiết kế bảng hỏi; 2 - Điều tra thử; 3 - Điều tra chính thức; 4 - Xử lý kết quả.
3.2.2.4. Quy trình nghiên cứu thực tiễn
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi và mẫu biên bản quan sát
Thăm dò tìm hiểu các biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Mục đích: Nghiên cứu tìm ra các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: 60 khách thể gồm 50 người lao động (Công ty TNHH Apatit Lào Cai) và 10 chuyên gia (6 cán bộ Công đoàn và 4 chuyên gia tâm lý).
- Nội dung nghiên cứu: Khai thác thông tin để tìm hiểu những biểu hiện của tính tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Tiến hành: Lấy ý kiến chuyên gia và quan sát trực tiếp những biểu hiện tính tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp. Từ các nguồn thông tin trên, biểu hiện tính tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp được lựa chọn và tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia để chính xác hóa và làm tiêu chí đánh giá.
Thiết kế bảng hỏi về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Mục đích: Hình thành nội dung khảo sát cho bảng hỏi tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: 20 khách thể gồm cán bộ quản lý, cán bộ Công đoàn (đang trực tiếp quản lý tại 6 Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp) và chuyên gia tâm lý.
- Nội dung nghiên cứu: Khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau làm cơ sở để thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp. Tiến hành thiết kế bảng hỏi; Số lượng câu hỏi trong bảng hỏi; tổng hợp các kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn, người lao động và chuyên gia tâm lý về biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp và sử dụng một bảng hỏi nước ngoài đã được ứng dụng trong nghiên cứu tính tích cực tham gia hoạt động xã hội và các yếu tố ảnh hưởng; xây dựng nội dung bảng hỏi để tiến hành khảo sát. Sau khi xây dựng bảng hỏi, nghiên cứu thực hiện bước xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 2: Điều tra thử
- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu.
- Khách thể nghiên cứu:100 khách thể (50 người lao động công ty TNHH Đỉnh Vàng và 50 người lao động Công ty TNHH Chính xác Việt Nam)
- Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thử bằng bảng hỏi và tính độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra.
- Xử lý số liệu: Số liệu thu được sau điều tra thử được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 22.0. Ở đây chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach trong từng thang đo. Phân tích nhân tố để xác định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các nhân tố trong từng thang đo.
Phần 1: Nghiên cứu về thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, gồm các câu hỏi:
Nội dung 1: - Nghiên cứu nhận thức về sự cần thiết, lợi ích của hoạt động xã hội,. Gồm câu hỏi số 2, tổng cộng 17 item (c2.1 đến 2.17), câu hỏi số 3, tổng cộng 7 item (c3.1 đến 3.7).
Nội dung 2: - Nghiên cứu về tính sẵn sàng chủ động của người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội gồm câu hỏi số 6 tổng cộng 7 item (6.1, 6.2, 6.3,6.4,6.5,6.6,6.7).
Nội dung 3: - Nghiên cứu về hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động gồm), câu hỏi số 1 có 17 item (c1.1 đến 1.17). Câu hỏi số 6, tổng cộng có 2 item(c6.6 đến 6.10). Thang đo được phát triển dựa từ thang đo “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng (Pancer, Pratt, Hunsberger & Alisat, 2007). Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội và khảo sát thực tiễn luận án xây dựng bảng hỏi điều tra tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động tại khu công nghiệp.
Nội dung 4: - Nghiên cứu về kết quả tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội gồm: hài lòng và hiệu quả của việc tham gia gồm câu hỏi số 6 có 2 item (c6.16, 6.17 và hành động dự định trong tương lai câu hỏi số 6, tổng cộng có 2 item (c6.18, 6.19).
Phần 2: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động
Phần này gồm 4 câu hỏi (câu 7,8,9,10). Các câu hỏi này tổng cộng gồm 62 item, cụ thể như sau:
* Tác động của yếu tố thuộc về cá nhân
+ Tác động của tính trách nhiệm bao gồm câu hỏi số 6 có 5 item (c6.10,6.11,6.12,6.13,6.14)
+ Tác động của động cơ tham gia bao gồm câu hỏi số 4 có 4 item (c4.1,4.1,4.3,4.4)
+ Tác động của yếu tố (sự quan tâm làm việc thiện cho tập thể, cộng đồng), gồm câu hỏi số 9 gồm 6 item (c9.1 đến 9.6). Thang đo này đã dựa trên thang đo về sự quan tâm thấu cảm của tác giả (Batson, 1998; Eisenberg, Hofer, Sulik, & Liew, 2014; Piliavin & Charng, 1990 đã dựa theo thang điểm của Davis (1983), là một thước đo của sự quan tâm thấu cảm (sự thông cảm của bạn dành cho những người đang gặp khó khăn). Điểm số càng cao, sự quan tâm thấu cảm của bạn càng lớn. Để thuận tiện cho người tham gia nghiên cứu đọc và trả lời, tác giả nghiên cứu đã hiệu chỉnh thang đo không sử dụng các câu phủ định mà viết thành câu khẳng định để làm rõ nghĩa của các item hơn (chi tiết xem Phụ lục 1.1).
+ Tác động của yếu tố “Nhu cầu giao tiếp của người lao động” gồm câu 33 câu trắc nghiệm (c10.1 đến 10.33). Thang đo này được thừa kế từ thang đo trắc nghiệm về nhu cầu giao tiếp P.O của trường Đại học sư phạm Lê Nin - Mascơva.
Ban đầu thang đo trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp gồm 33 biến quan sát. Thang đo được sử dụng sau khi điều chỉnh từ giai đoạn điều tra thử còn lại 20 biến quan sát với 3 tiểu thang đo là sự thiện chí trong giao tiếp, sự thiết lập mối quan hệ thân ái, thích sống giữa mọi người (Chi tiết xem Phụ lục 1.1).
* Tác động của yếu tố thuộc về tổ chức
+ Tác động của “Cách thức tổ chức”, gồm 4 item (c8.1 đến 8.4) + Tác động của “Cách quản lý”, gồm 14 item (c7.1 đến 7.14)
+ Tác động của “ chính sách doanh nghiêp”, gồm 4 item (c8.4 đến 8.7) + Tác động của “ Điều kiện làm việc” gồm 3 item (câu 8.7,8.8, 8.9))
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha khảo sát thử
Nhóm biến Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Các mặt biểu hiện
Sự nhận thức ý nghĩa hoạt động hướng đến tập thể
12 0,89
Sự nhận thức ý nghĩa hoạt động hướng đến cộng đồng
5 0,87
Nhận thức lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội
7 0,91
Sự sẵn sàng, chủ động 5 0,79
Hành động kiên trì 17 0,93
Hành động nỗ lực vượt khó 4 0,83
Kết quả
Kết quả 5 0,86
Yếu tố chủ quan
Tính trách nhiệm 5 0,78
Sự quan tâm làm việc thiện 6 0,82
Nhu cầu giao tiếp 6 0,90
Động cơ tham gia 4 0,84
Yếu tố khách quan
Chính sách DN 4 0,74
Cách thức tổ chức 4 0,93
Cách quản lý 15 0,91
Điều kiện làm việc 3 0,76
Kết quả phân tích độ tin cậy đa số các thang đo trong bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao có hệ số Alpha Cronbach từ 0.74 trở lên, sự chỉnh sửa là không đáng kể. Trên thực tế chúng tôi đã chỉnh sửa một số mệnh đề để thể hiện rõ hơn nội dung định hỏi. Đó là những mệnh đề khi hỏi thử người trả lời thấy khó hiểu đề nghị giải thích thêm. Sau khi chỉnh sửa, trong khảo sát chính thức, người trả lời không gặp những khó khăn trong việc hiểu các câu hỏi này. Như vậy độ tin cậy của từng phần trong bảng hỏi đã đảm bảo điều kiện cho phép chúng tôi sử dụng chúng trong điều tra chính thức. Kết quả trên cho thấy có tất cả 12 thang đo được sử dụng trong luận án và được khảo sát ngẫu nhiên trên 100 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn và người lao động tại 06 doanh nghiệp một số tỉnh phía Bắc. Sau khi tiến hành điều tra thử, kết quả cho thấy có 4 thang đo cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, các thang đo còn lại không có sự điều chỉnh nào.
Sau khi kiểm tra độ tin cậy cần xác định độ hiệu lực thông qua thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn dữ liệu từ nhiều biến quan sát thành ít nhân tố hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu kết quả cụ thể bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA)
Nhóm biến Hệ số
KMO Sig Phương
sai trích
Số nhân tố Nhận thức về sự cần thiết... .920 0,00 62.679 2
Nhận thức lợi ích .879 0,00 65.328 1
Sự sẵn sàng, chủ động .698 0,00 66.454 1
Hành động kiên trì .921 0,00 77.983 1
Hành động nỗ lực vượt khó .758 0,00 77.572 2
Kết quả .705 0.00 64.608 1
Tính trách nhiệm .710 0,00 60.088 1
Sự quan tâm làm việc thiện .771 0,00 73.172 2
Nhu cầu giao tiếp .874 0,00 69.167 1
Động cơ tham gia .771 0,00 72.232 1
Chính sách DN .656 0,00 54.253 1
Cách thức tổ chức .749 0,00 67.131 1
Cách quản lý .783 0,00 77.983 1
Điều kiện làm việc .686 0,00 76.461 1
Phân tích nhân tố nhằm xem xét liệu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động và ảnh hưởng đến các mặt biểu hiện của tính tích cực có thể nhóm lại thành các nhóm như dự kiến ban đầu với hệ số KMO trong khoảng từ 0.5 - 1, kiểm định Bartlett có p-value < 0.05. Do đó có thể khẳng định đây là phép đo có độ hiệu lực tốt, những số liệu mà nó cung cấp rất đáng tin cậy. Kết quả này cho phép chúng tôi sử dụng nội dung này vào điều tra chính thức.
Bước 3: Điều tra chính thức
Mục đích: Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc; Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.
Trong giai đoạn này, nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, phỏng vấn sâu và nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình, phương pháp thực nghiệm tác động.
Cách tiến hành:
- Đối với người lao động tiến hành điều tra bằng bảng hỏi: Mỗi khách thể trả lời độc lập một phiếu điều tra về biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Trước khi trả lời, các khách thể được hướng dẫn để hiểu về mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu; các điều tra viên được tập huấn kỹ về bảng hỏi trước khi điều tra. Các điều tra viên cũng được lưu ý tránh đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc những câu hỏi có thể gây ra phản ứng tiêu cực ở khách thể.
Bước 4: Xử lý kết quả
Mục đích: Xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra, bảng hỏi. Phân tích các kết quả xử lý để nhận biết được toàn bộ thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
Nội dung: Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.