Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
3.1.1. Khái quát chung địa bàn nghiên cứu
Để tìm hiểu tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại khu công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc.Tác giả luận án tiến hành lựa chọn địa điểm khảo sát với tiêu chí đặc trưng khu vực địa lý, vùng kinh tế. Các KCN được thành lập trên 60 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng. Để đảm đảm bảo tính thuận tiện tác giả đã lựa chọn 06 tỉnh có KCN trọng điểm ở các tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Lào Cai.
Lào Cai là một tỉnh là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam với đặc điểm địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Nền kinh tế của tỉnh Lào Cai có nông-lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch chiếm ưu thế. Về mặt văn hóa xã hội, Lào Cai là nơi hội tụ 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá. Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (Trước đây là Mỏ Apatit Lào Cai) được thành lập từ năm 1955.
Hơn 60 năm hoạt động, Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ, Ngành, UBND tỉnh Lào Cai tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen và Giấy khen các loại.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Ðông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Ðây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.
- Công ty than Dương Huy: Chi nhánh tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Than Dương Huy - TKV.
- Địa chỉ: Phường Cẩm Thạch - Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Công ty TNHH Đỉnh Vàng, tiền thân của Tập đoàn Đỉnh Vàng, được thành lập năm 1995 tại Hải Phòng. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, gia công giầy da và các sản phẩm từ da theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài với mục đích xuất khẩu.
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu.
Vĩnh Phúc là 1 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Là một trong những tỉnh thành luôn có đóng góp ngân sách lớn nhất ở miền Bắc sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Chính xác Việt Nam 1(tên viết tắt: VPIC1) được thành lập vào ngày 15/12/2001 theo giấy phép đầu tư số: 15/GP-VP của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Trụ sở tại KCN Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Công ty thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về kinh doanh tài chính, có tư cách pháp nhân.
Lĩnh vực hoạt động: Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất trong lĩnh vực cơ khí - công nghiêp chính xác. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất các loại sản phẩm phụ tùng ô tô, xe gắn máy, vỏ các loại của máy tính, máy in, ổn áp, một số thiết bị máy nông nghiệp - các loại sản phẩm trang bị cho bệnh viện bằng kim loại như: bàn ghế, giá đỡ, tủ sắt, giường bệnh, bồn rửa tay, khay inox...
Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều Doanh nghiệp thu hút nhiều nguồn nhân lực. Công ty Panasonic Việt Nam (PV) là công ty 100 % vốn nước ngoài đầu tiên giữ vai trò công ty chủ quản tại Việt Nam. Tính đến tháng 7 năm 2013, nhóm các
công ty Panasonic tại Việt Nam có 7 thành viên, trong số đó có năm công ty sản xuất gồm - Panasonic Industrial Devices Vietnam (PIDVN), Panasonic System Networks Vietnam (PSNV), Panasonic Appliances Vietnam (PAPVN), Panasonic AVC Networks Vietnam và Panasonic Eco Solutions Vietnam (PESVN), và Trung tâm nghiên cứu phát triển Panasonic Việt Nam (PRDCV). Nhóm các công ty có tổng số nhân lực trên 8,000 người. Tại Việt Nam, Panasonic là một trong những doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã hội giáo dục và môi trường.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
Hưng Yên có điều kiện địa lý thuận lợi, có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01 . Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ.... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.
Công ty Cổ phần Lilama 18 - nguyên là Công ty Lắp máy và Xây dựng số 18, là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Quá trình thành lập và phát triển như sau:
- Quyết định số 66/BXD-TCCB, ngày 06/4/1977của Bộ Xây dựng thành lập Xí nghiệp Lắp máy số 8.
- Quyết định số 98/BXD-TCCB, ngày 21/01/1982 của Bộ xây dựng đổi tên Xí nghiệp Lắp máy số 8 thành Xí nghiệp Liên hợp Lắp máy số 18.
- Quyết định số 005/BXD-TCLĐ, ngày 27/01/1993 của Bộ xây dựng V/v thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Liên hợp Lắp máy số 18.
- Quyết định số 05/BXD-TCLĐ của Bộ xây dựng V/v đổi tên doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Liên hợp Lắp máy số 18 thành Công ty Lắp máy và Xây dựng số 18.
- Quyết định số 1450/QĐ-BXD, ngày 24/10/2006 của Bộ Xây dựng V/v phê duyệt phương án cổ phần hoá chuyển Công ty Lắp máy và Xây dựng số 18 thành Công ty Cổ phần Lilama 18.
- Quyết định số 1673/QĐ-BXD, ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ Xây dựng V/v chuyển Công ty Lắp máy và Xây dựng số 18 thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam thành Công ty cổ phần.
3.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và tính đại diện trong chọn mẫu nghiên cứu tác giả luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Bảng 3.1. Mô tả về khách thể nghiên cứu là NLĐ trong các khu công nghiệp
Tiêu chí Số
lƣợng
Tỷ lệ
Tỉnh Tên Doanh nghiệp %
Lào Cai Công ty TNHH Apatit Lào Cai 100 18,0
Quảng Ninh Công ty than Dương Huy 90 16,4
Hà Nội Công ty TNHH Panasonic 90 16,4
Vĩnh Phúc Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 90 16,4
Hải Phòng Công ty TNHH Đỉnh Vàng 90 16,4
Hưng Yên Công ty cổ phần LiLaMa18 90 16,4
Trình độ
Tiểu học, THCS 126 22,9
Phổ thông 191 34,7
Trung cấp, cao đẳng 142 25,8
Đại học, sau đại học 91 16,5
Độ tuổi 18-27 268 48,7
28-37 126 22,9
38-46 116 21,1
trên 47 40 7,3
Số năm làm việc tại DN
1-3 năm 85 15,5
4-6 năm 205 37,3
7-9 năm 115 20,9
Trên 10 năm 145 26,4
Tiêu chí Số lƣợng
Tỷ lệ
Tỉnh Tên Doanh nghiệp %
Nơi cư trú hiện tại Nông thôn 272 49,5
Thành phố 79 14,4
Thị xã 90 16,4
Vùng cao 109 19,8
Giới tính Nam 300 54,5
Nữ 250 45,5
Thu nhập
4-6 triệu 243 44,2
7-9 triệu 173 31,5
Trên 10 triệu 134 24,4
Công việc chính trong doanh nghiệp
Công nhân 322 58,5
Nhân viên các phòng ban 141 25,6
Lãnh đạo, quản lý 87 15,8
Tình trạng hôn nhân
Chưa có vợ/chồng 187 34,0
Có vợ/chồng, sống với bạn đời 363 66,0 Tình trạng nhà ở
hiện tại
Ỏ trọ, ở thuê, ở nhờ 113 20,5
Ở nhà của mình 296 53,8
Ở chung cư dành cho người lao động
của khu công nghiệp 141 25,6
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 6 Doanh nghiệp ở các khu công nghiệp được tiến hành điều tra có 03 Doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước tại 03 tỉnh đó là tỉnh Lào Cai và Quảng Ninh, Hưng Yên, có 03 Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài (DN FDI) đó là tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó có 02 Doanh nghiệp chuyên khai thác mỏ; 01 Doanh nghiệp chuyên sản xuất giày da, 01 Doanh nghiệp sản xuất thiết bị gia dụng tủ lạnh và máy giặt, 01 Doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện xe máy, 01 Doanh nghiệp gia công lắp đặt thiết bị cơ khí, dầu khí các công trình.
Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu.
Về trình độ học vấn: Trong tổng số 550 người lao động được hỏi có tới 191 người, chiếm 34,7 có trình độ phổ thông, 126 người, chiếm 22,9 có trình độ
tiểu học và trung học cơ sở, 142 người, chiếm 25,8 có trình độ trung cấp và cao đẳng và chỉ có 91 người, chiếm 16,5 có trình độ đại học và sau đại học.
Về độ tuổi người lao động: Đa số độ tuổi từ trên 18-27 tuổi có tới 268 người chiếm tỷ lệ 48,7 %, tiếp đến là độ tuổi từ 28-37 tuổi, có 126 người, chiếm 22,9 % và trên 38-46 tuổi có 116 người chiếm 21,1 %. Tuy nhiên ở độ tuổi trên 47 tuổi chỉ có 40 người, chiếm 7,3 %.
Về vị trí làm việc: Có 322 người chiếm 58,5 người được hỏi đang lao động trực tiếp, nhân viên phòng ban chỉ có 87 người, chiếm 15,8 , lãnh đạo, quản lý (từ tổ trưởng trở lên có 87 người, chiếm 15,8 , 550 người, chiếm 100 lao động có hợp đồng dài hạn. Như vậy, với những thông tin cụ thể về người lao động như đã nêu đủ đảm bảo tính đại diện cho đông đảo người lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
Về mức thu nhập: Từ 4-6 triệu có 243 người chiếm 44,2 %, từ 7-9 triệu có 173 người, chiếm 31,5 % và trên 10 triệu có 134 người chiếm 24,4 . Như vậy, đa số người lao động có mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/ 1 tháng mức.
Về tình trạng hôn nhân: Hầu hết người lao động đã kết hôn hoặc sống với bạn đời, có tới 363 người, chiêm 66 , chưa có vợ, chồng có 187 người, chiếm 34 %
Về tình trạng nhà ở hiện tại có 296 người, chiếm 53,8 đang ở nhà của mình, có 133 người chiếm 20,5 đang ở trọ và có 141 người, chiếm 25,6 đang ở nhà cho người lao động ở khu công nghiệp